Ý Nghĩa Các Loại đèn Tín Hiệu Giao Thông đường Bộ Mới Nhất - Kovar

Hiện nay khi tham gia đi lại trên đường, đèn tín hiệu giao thông đóng một phần khá quan trọng cho người tham gia giao thông trong việc di chuyển hay điều khiển phương tiện một cách đúng luật nhất. Tuy nhiên vẫn khá nhiều người mới chỉ biết đến các loại đèn tín hiệu phổ biến nhất như đèn xanh, đỏ, vàng vì vậy hôm nay Kovar xin phép được gửi tới quý độc giả những thông tin cụ thể hơn về các loại đèn tín hiệu giao thông mới nhất.

Đèn tín hiệu giao thông đường bộ
Đèn tín hiệu giao thông đường bộ

Menu

  • Đèn tín hiệu giao thông là gì?
  • Các loại đèn tín hiệu giao thông phổ biến hiện nay
  • Ý nghĩa của các loại đèn tín hiệu giao thông
    • Đèn tín hiệu giao thông chính ba màu xanh, vàng, đỏ:
    • Đèn tín hiệu giao thông phụ 
      • Đèn tín hiệu phụ hình mũi tên:
      • Đèn tín hiệu giao thông các hình người
    • Đèn tín hiệu giao thông hai màu đối với người đi bộ:
    • Đèn tín hiệu giao thông xanh đỏ không nhấp nháy để điều khiển giao thông ở khu vực đường sắt, phà, cầu:
    • Dạng đèn 2 hộp được trên ở từng làn đường riêng biệt
  • Thứ tự chấp hành khi tham gia giao thông

Đèn tín hiệu giao thông là gì?

Như các bạn đã biết, đèn tín hiệu giao thông hay còn được gọi với một cái tên thông thường rất phổ biến đó là “Đèn giao thông”, ” Đèn điều khiển giao thông”, “Đèn xanh đèn đỏ”. Đèn tín hiệu giao thông được coi là một thiết bị dùng để điều khiển giao thông trên các cung đường đặc biệt trong những giao lộ có lượng phương tiện giao thông lớn từ nhiều phía như ngã ba, ngã tư, ngã năm. Đèn tín hiệu giao thông giúp các phương tiện đi đúng quy định đảm bảo sự an toàn cho mọi người đồng thời giảm thiểu sự ách tắc giao thông đặc biệt ở các đoạn đường trong những thành phố lớn.

 Mọi người thường dễ dàng bắt gặp đèn tín hiệu giao thông ở các tâm giao lộ hoặc vè hè các đoạn đường giao nhau với ngã ba hay ngã tư. Cơ chế hoạt động của đèn tín hiệu giao thông được cài tự động hoặc có sự tham gia điều khiển từ cảnh sát giao thông.

Các loại đèn tín hiệu giao thông phổ biến hiện nay

Các loại đèn giao thông hiện nay
Các loại đèn giao thông hiện nay

Để nắm rõ hơn về đèn tín hiệu giao thông, Kovar xin phép liệt kê và chỉ ra các loại đèn tín hiệu giao thông phổ biến hiện nay

  • Đèn tín hiệu giao thông chính ba màu xanh, vàng, đỏ
  • Đèn tín hiệu phụ hình mũi tên
  • Tín hiệu đèn hai màu điều khiển giao thông đối với người đi bộ
  • Dạng tín hiệu xanh đỏ không nhấp nháy để điều khiển giao thông ở khu vực đường sát, phà, cầu
  • Loại đèn đỏ nhấp nháy hai bên thường gặp ở những nơi giao nhau với đường sắt
  • Dạng đèn 2 hộp được trên ở từng làn đường riêng biệt

Ý nghĩa của các loại đèn tín hiệu giao thông

Đèn tín hiệu giao thông chính ba màu xanh, vàng, đỏ:

Đèn tín hiệu giao thông 3 màu xanh - vàng - đỏ
Đèn tín hiệu giao thông 3 màu xanh – vàng – đỏ
  • Tín hiệu đèn xanh: biểu hiện sự cho phép các phương tiện được quyền di chuyển bình thường trên đoạn đường đang đi
  • Tín hiệu đèn vàng: hiểu một cách dễ hiểu là đèn vàng nằm giữa đèn xanh và đèn đỏ, nghĩa là đèn vàng báo hiệu sự luân chuyển tín hiệu của đèn từ sanh sang đỏ, giúp cảnh báo người tham gia giao thông trên đường phải giảm tốc độ và dừng lại trước vạch kẻ đường “Dừng lại” theo quy định. Đặc biệt trong trường hợp, người tham gia giao thông đang di chuyển quá vạch sơn mà đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu vàng thì phải chủ động nhanh chóng vượt qua giao lộ để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác. Ngoài ra với trường hợp đoạn đường đó không có vạch sơn vạch dừng xe thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
  • Tín hiệu vàng nhấp nháy: Trường hợp đèn tín hiệu vàng nhấp nháy, người điều khiển giao thông vẫn được phép đi tiếp nhưng cần chú ý và thận trọng quan sát nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện theo quy định
  • Tín hiệu đèn đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi như trên.

Đèn tín hiệu giao thông phụ 

Đèn tín hiệu giao thông phụ

Đèn tín hiệu phụ hình mũi tên:

  • Nếu ở cột đèn tín hiệu giao thông chính được lắp đặt thêm tín hiệu đèn phụ hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện tham gia giao thông chỉ được phép di chuyển khi tín hiệu đèn phụ hình mũi tên bật sáng. Tín hiệu phụ hình mũi tên cho phép rẽ trái cũng đồng nghĩa với việc được phép quay đầu nếu không có báo hiệu biển báo cấm quay đầu khác
  • Trong trường hợp tín hiệu mũi tên màu xanh bật sáng cùng thời điểm mà tín hiệu đèn vàng hoặc đèn đỏ bật sáng thì người điều khiển phương tiện giao thông các loại được phép đi theo hướng của mũi tên nhưng phải nhường đường cho các loại phương tiện đến từ các hướng khác đang được ưu tiên đi.
  • Trong trường hợp tín hiệu mũi tên màu đỏ bật sáng cùng  với tín hiệu đèn chính màu xanh thì người điều khiển phương tiện không được đi theo hướng tín hiệu đèn mũi tên. Người tham gia giao thông cần phải chú ý để đi đúng làn đường chờ rẽ cho hướng đường bị cấm.
  • Nếu đèn phụ có hình của một loại phương tiện giao thông nào đó xanh thì chỉ loại phương tiện đó được phép đi.

Đèn tín hiệu giao thông các hình người

Như để thấy phổ biến nhất hiện nay là đèn tín hiệu giao thông các hình người đi bộ trên cột đèn tín hiệu, trường hợp hình người đi bộ sáng màu xanh thì đây chính là thời điểm người đi bộ được phép sang đường.

Đèn tín hiệu giao thông hai màu đối với người đi bộ:

Đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ có 2 màu là xanh và đỏ. Đèn sáng màu xanh luôn báo hiệu được phép đi và ngược lại đèn màu đỏ có ý nghĩa dừng lại. Với đèn tín hiệu giao thông hai màu xanh – đỏ sẽ kết hợp cùng các hình người với tư thế lần lượt tư thế đi – đứng biểu lộ hướng dẫn được phép đi và dừng lại. Dựa theo đèn tín hiệu này, người đi bộ qua đường và đi trong hàng đinh gắn trên mặt đường hoặc vạch sơn dành riêng cho người đi bộ qua đường. 

Đèn tín hiệu giao thông xanh đỏ không nhấp nháy để điều khiển giao thông ở khu vực đường sắt, phà, cầu:

 Loại đèn hai màu xanh và đỏ không nhấp nháy dùng để điều khiển giao thông ở những nơi giao nhau với đường sắt, bến phà, cầu cất, dải cho máy bay lên xuống ở độ cao không lớn…

Loại đèn đỏ hai bên thay nhau nhấp nháy nơi giao nhau với đường sắt, khi bật sáng thì mọi phương tiện phải ngừng lại và chỉ được đi khi đèn tắt. Ngoài ra để gây chú ý, ngoài đèn đỏ nhấp nháy còn trang bị thêm chuông điện hoặc tiếng nói nhắc nhở có tàu hỏa.

  • Đèn xanh sáng: cho phép các phương tiện giao thông được phép đi.
  • Đèn đỏ sáng: mọi phương tiện giao thông phải dừng lại.

Đặc biệt ở đây đèn tín hiệu giao thông sẽ không bật được đỏ và xanh cùng lúc.

Dạng đèn 2 hộp được trên ở từng làn đường riêng biệt

Nhằm điều khiển từng loại phương tiện riêng biệt tham gia giao thông trên từng làm đường riêng và có thể áp dụng đèn tín hiệu 2 hộp treo trên từng làn đường:

  • Tín hiệu đèn xanh: cho phép chạy ở làn đường được mũi tên chỉ.
  • Tín hiệu đèn đỏ: cấm chạy ở làn đường được mũi tên chỉ.
  • Trong trường hợp cả hai tín hiệu đèn đều tắt: Cấm tất cả các loại phương tiện đi vào làn đường trên nếu làn đường được đánh dấu bằng vạch 1.9:

P/S: Vạch 1.9 có kí hiệu 2 hai vạch liên tiếp đứt khúc song song màu trắng nhằm quy định ranh giới làn xe dự trữ đề tang làn cho chiều xe có lưu lượng giao thông lớn. Làn đường này có thể thay đổi hướng xe bằng tín hiệu đèn xanh đỏ.

Thứ tự chấp hành khi tham gia giao thông

Theo thông tư 06/2016/TT-BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, người tham gia giao thông cần thực hiện theo các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/11/2016.

Thứ tự chấp hành khi tham gia giao thông
Thứ tự chấp hành khi tham gia giao thông

Theo đó, khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

– Hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông 

– Hiệu lệnh của biển báo hiệu

– Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Như vậy sau hiệu lệnh của người điển khiển giao thông thì người tham gia giao thông luôn phải tuân thủ hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Do đó, đèn tín hiệu giao thông đóng một vai trò rất quan trọng đối với mọi người trong khi tham gia giao thông. Cuối cùng Kovar cũng hi vọng các tài xế luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định khi tham gia giao thông để đảm bảo sự an toàn cho tất cả mọi người !!!

post

Từ khóa » đèn Tín Hiệu Giao Thông Màu Vàng