Ý Nghĩa Câu Chuyện Sự Tích Cây Vú Sữa? Chuẩn Nhất - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi : Ý nghĩa câu chuyện sự tích cây vú sữa?
Lời giải :
Lòng hiếu thảo là phẩm chất cao đẹp của con người, là thước đo nhân phẩm và giá trị. Tình mẹ luôn thiêng liêng và cao cả, nhưng đồng thời cũng quá hiển nhiên và đơn giản dễ khiến người ta quên đi sự có mặt của nó.
Câu chuyện Sự tích cây vú sữa này cho ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Hãy đối xử tốt với cha mẹ khi họ còn sống đừng để đến khi ba mẹ mãi mãi ra đi rồi thì lúc này có hối hận cũng đã quá muộn.
Cha mẹ dù có những cách dạy con khác nhau nhưng tất cả đều mong những gì tốt đẹp nhất đến với con cái. Dù là xưa hay nay thì lòng hiếu thảo vẫn luôn được đặt lên đầu. Muốn cuộc sống hạnh phúc thì bạn cũng cần phải có một trái tim biết yêu thương và quan tâm người khác
Tình mẹ thật bao la và vĩ đãi, trong câu chuyện cho dù khi biến thành một cái cây, người mẹ vẫn luôn muốn chở che cho đứa con của mình. Câu chuyện ca ngợi sự hiếu thảo của người con, đồng thời cũng phê phán thái độ của người con trong câu chuyện. Khi mẹ còn sống người con đã đối xử tệ bạc với mẹ của mình và chỉ nhận ra điều đó khi đã quá muộn.
Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về câu chuyện sự tích cây vú sữa nhé !
Mục lục nội dung 1. Sự tích cây vú sữa - Truyện cổ tích thế tục Việt Nam 2. Bài học1. Sự tích cây vú sữa - Truyện cổ tích thế tục Việt Nam
Chuyện kể về cậu bé ham chơi bỏ nhà đi khiến cho mẹ buồn bã mất đi. Khi cậu trở về quanh sân nhà chỉ còn lại một cái cây với loại quả cho dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ. Sau đó được mọi người gọi là cây vú sữa.
Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi, không nghe lời mẹ. Một lần, bị mẹ mắng, cậu giận mẹ bỏ đi. Cậu la cà, dạo chơi khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không lo lắng biết cậu ở đâu nên rất buồn. Bà ngày ngày mẹ ngồi ở bậc cửa ngóng con trở về.
Thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu mất. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.
- Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bảo vệ mình, về với mẹ thôi.
Cậu vội tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu gọi mẹ:
– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu gục xuống, ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.
Kỳ lạ thay, cây xanh đó bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa be bé trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to mọng rơi vào tay cậu bé.
Cậu bé cắn một miếng thật to, câu thốt lên:
- Chát quá!
Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cậu thốt lên:
- Cứng quá!
Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẻ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.
Cây rung rinh cành lá, thì thào :
- Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.
Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ
Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây. Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về đứa con thân yêu.
Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình…
Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.
2. Bài học
Qua câu chuyện sự tích cây vú sữa này chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Đó cũng là ý nghĩa câu chuyện sự tích cây vú sữa muốn truyền đạt đến cho mọi người. Khi ba mẹ còn sống hãy có hiếu, đối xử tốt với ba mẹ. Đừng để đến khi ba mẹ mãi mãi ra đi rồi thì lúc này có hối hận cũng đã quá muộn.
Cho dù cha mẹ như nào thì cũng là mong những điều tốt đẹp nhất đến cho con cái. Dù thời xưa hay thời nay thì lòng hiếu thảo vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu như không có một trái tim yêu thương rộng lớn thì làm sao có được cuộc sống hạnh phúc.
Chữ hiếu chính là nền tảng đạo lý của con người, nếu người nào không hiếu thảo với cha mẹ thì ngoài xã hội cũng không phải là người tử tế. Hiếu với cha mẹ không chỉ giữ được lòng kính mến mà còn làm cha mẹ vui lòng.
Hiếu thảo là một nền tảng của sự yêu thương, cho dù thành công hay thất bại thì gia đình vẫn là nơi mà chúng ta có thể trở về trước những khó khăn trên đường đời. Hiếu thảo với cha mẹ là một trong những bài học quý báu cũng như ý nghĩa sự tích câu chuyện sự tích cây vú sữa muốn truyền đạt.Vậy chúng ta hãy yêu thương cha mẹ ngay còn có thể, không làm cha mẹ buồn để không phải hối hận khi họ đã ra đi mãi mãi…
Từ khóa » Kể Chuyện Bài Sự Tích Cây Vú Sữa
-
Kể Chuyện Lớp 2 "Sự Tích Cây Vú Sữa" ( Tuần 15, Sách Kết Nối Tri Thức ...
-
Kể Chuyện: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA | Tuần 15 Tiếng Việt Lớp 2
-
Giải Bài 27: Nói Và Nghe: Kể Chuyện Sự Tích Cây Vú Sữa SGK Tiếng ...
-
Kể Chuyện: Sự Tích Cây Vú Sữa Trang 97 SGK Tiếng Việt 2 Tập 1
-
Kể Chuyện Sự Tích Cây Vú Sữa Trang 118 Tiếng Việt Lớp 2 Tập 1
-
Sự Tích Cây Vú Sữa - Kho Tàng Truyện Cổ Tích Chọn Lọc
-
Bài 27: Nói Và Nghe Kể Chuyện Sự Tích Cây Vú Sữa SGK Tiếng Việt 2
-
Sự Tích Cây Vú Sữa - Truyện Cổ Tích Thế Tục Việt Nam
-
Giải Bài 27: Nói Và Nghe: Kể Chuyện Sự Tích Cây Vú Sữa SGK Tiếng ...
-
Kể Chuyện Sự Tích Cây Vú Sữa Trang 118 Tiếng Việt Lớp 2 Tập 1
-
Tập đọc: Sự Tích Cây Vú Sữa - MonKa.Vn
-
Bài Học Và ý Nghĩa Của Câu Chuyện Sự Tích Cây Vú Sữa - Sách Hay 24H
-
Tập đọc Lớp 2: Sự Tích Cây Vú Sữa
-
Bài Học Đạo Đức Qua Chuyện Kể - Sự Tích Cây Vú Sữa | Tiki