Ý Nghĩa Cây Hoa Cúc Vàng Ngày Tết Không Phải Ai Cũng Biết
Có thể bạn quan tâm
Mục Lục
- 1 Thông tin về hoa cúc vàng
- 2 Đặc điểm của cúc hoa vàng
- 3 10+ Các kiểu cắm hoa cúc vàng để bàn thờ
- 4 Ý nghĩa hoa cúc vàng
- 4.1 Tượng trưng cho sự trường thọ, trường tồn
- 4.2 Mang lại nhiều may mắn, tài lộc
- 4.3 Thể hiện sự giàu sang và quyền quý
- 4.4 Gắn liền với lòng hiếu thảo cha mẹ
- 5 Tác dụng của hoa cúc vàng nhỏ trong đời sống
- 6 Cách trồng cây hoa cúc vàng
- 6.1 Công tác chuẩn bị đối với trồng trong chậu
- 6.2 Kỹ thuật trồng
- 7 Cách chăm sóc cây cúc hoa vàng
Thông tin về hoa cúc vàng
Cây hoa cúc vàng là loài hoa có tên tiếng anh là Chrysanthemum. Thuộc họ Cúc, chi Chrysanthemem. Hoa có nguồn gốc từ Đông Á, đặc trưng là từ Trung Quốc. Hoa cúc là loài hoa thường được trồng phổ biến vào các dịp lễ hay Tết tại Việt Nam mang nhiều ý nghĩa và biểu tượng sâu sắc.
Hoa cúc vàng ở nước ta được lai tạo ra rất nhiều dạng, nhưng đều có đặc điểm chung là thân cây cao, cành cứng, bông to, nhiều cánh hoa và nhiều màu sắc rực rỡ như: cúc tím, cúc vàng, cúc cam, cúc đỏ sẫm, cúc đỏ hồng, cúc xanh,… Giống hoa cúc vàng ở Khánh Hoà loại hoa có nhiều cánh và mỗi cành cho một bông hoa.
Đặc điểm của cúc hoa vàng
- Thân: Cúc vàng là loài cây thân thảo nhỏ, có nhiều đốt giòn dễ gãy, cây có dạng đứng hoặc bò, thân cây có ống tiết nhựa mủ màu trắng, mạch có bản ngăn đơn.
- Lá: Lá cây mọc so le nhau, lá hình đơn không có lá kèm, bản lá xẻ thùy lông chim. Lá cây có màu xanh đậm, mặt dưới phiến lá có lớp lông tơ mỏng, mặt trên nhẵn, thường một cây sẽ có từ 30 – 50 lá trong chu kỳ sinh trưởng.
- Hoa: Hoa thường mọc trên đỉnh thân, có 2 dạng hoa là đơn tính và lưỡng tính. Hoa đơn tính thì chỉ có nhị đực hoặc nhuỵ cái. Còn hoa lưỡng tính thì có cả nhị và nhuỵ trên cùng một bông hoa. Một cuống hoa có thể phân nhánh mọc ra nhiều bông hoa, hoa có màu vằng đặc trưng của hoa cúc. Bông hoa thường có đường kính từ 3 – 10cm tuỳ loại.
- Quả: Cây hoa cúc có hạt nhỏ, có phôi, không có nội nhũ.
10+ Các kiểu cắm hoa cúc vàng để bàn thờ
Hoa cúc thường được cắm để bàn thờ, để bàn hoặc trang trí thành giỏ để tặng cho người thân. Dưới đây là một vài cách cắm lẵng hoa cúc vàng mà bạn có thể tham khảo:
Ý nghĩa hoa cúc vàng
Tượng trưng cho sự trường thọ, trường tồn
Hoa cúc vàng được xem là loài hoa biểu trưng cho sự trường thọ, trường tồn. Bắt nguồn từ sự tích ở Trung Quốc. Kể rằng, khi Vua nghe nói về một loại thảo dược mọc trên đảo Long Phi giúp trường sinh trường thọ. Vua đã phái 24 chàng trai đi tìm, vượt qua bao nhiêu gian khổ, cuối cùng họ cũng đã tìm được.
Lạ thay, trên đảo hoang này chỉ có duy nhất loài hoa màu vàng này sinh sống được, nở những bông hoa tươi thắm. Kể từ đó, cúc hoa vàng còn được xem là tượng trưng cho sự trường sinh trong cuộc sống.
Hình ảnh hoa cúc vàng
Mang lại nhiều may mắn, tài lộc
Cúc vàng còn mang ý nghĩa phong thủy đem đến cho sự may mắn, tài lộc giúp xua đuổi tà ma đem lại những phúc khí cho gia đình bạn. Đặc biệt, vào mỗi dịp lễ Tết, trưng bày một chậu cây cúc vàng trước nhà giống như một vé tài lộc giúp đem đến sự may mắn, xua đuổi ma tà và cầu mong sự tốt đẹp cho một năm mới.
Thể hiện sự giàu sang và quyền quý
Cúc vàng được xem là biểu tượng cho Đế vương, sự cao sang dành cho quý tộc. Nó đại diện cho sức mạnh, quyền quý và sự giàu sang. Vì thế hoa cúc vàng thường được trồng trong nhà vào những ngày Tết, vào những ngày đầu năm với mong muốn có được sự giàu sang.
Ngoài ra, với màu vàng đặc trưng, đây được xem là màu của sự quyền lực, cao sang trong các văn hóa phương Đông trong các trang phục Vua chúa.
Gắn liền với lòng hiếu thảo cha mẹ
Hình ảnh hoa cúc vàng gắn liền với sự tích của hoa, gắn liền với sự hiếu thảo của người con dành cho mẹ khi vượt qua mọi gian nan, khó khăn để chữa bệnh cho mẹ. Chính vì thế, hoa cúc vàng được xem là biểu tượng cho sự hiếu thảo dành cho cha mẹ, cầu mong cha mẹ luôn được sức khoẻ.
Tác dụng của hoa cúc vàng nhỏ trong đời sống
Hoa cúc được sử dụng để điều trị đau thắt ngực, cao huyết áp, tiểu đường loại 2, sốt, cảm lạnh, nhức đầu, chóng mặt và sưng tấy. Kết hợp với các loại thảo mộc khác, hoa cúc cũng được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Hoa cúc còn được sử dụng làm trà giúp chữa được triệu chứng mất ngủ hiệu quả. Bạn có thể sử dụng trà hoa cúc hoặc sử dụng hoa cúc sấy khô và nấu cùng với đường phèn. Uống khoảng 2 lần trong ngày sẽ đem lại hiệu quả. Là một loại nước giải khát, hoa cúc rất phổ biến như một loại trà mùa hè ở miền nam Trung Quốc.
Cách trồng cây hoa cúc vàng
Công tác chuẩn bị đối với trồng trong chậu
- Lựa chọn loại chậu tuỳ theo sở thích của mỗi người, thông thường sẽ sử dụng chậu có kích thước 30 x 20 x 15cm (Cao x Đường kính miệng chậu x Đường kính đáy).
- Đất trồng phải đầy đủ dinh dưỡng, hệ vi sinh vật có lợi hỗ trợ cây trong suốt quá trình phát triển, giữ ẩm thoát nước tốt. Đặc biệt đất không được bị nấm và vi khuẩn. Có thể phối trộn đất theo tỷ lệ sau 20% đất sạch, 30% phân trùn quế, 20% trấu hun, 30% mụn dừa.
- Chọn cây giống có chiều cao phải đạt được từ 5 – 7cm, có từ 5 – 7 lá, thân có đường kính khoảng 0,2cm, chiều dài rễ từ 0,5 – 3cm và có nhiều hơn 4 rễ.
Kỹ thuật trồng
- Số cây/chậu tùy thuộc vào kích thước và kiểu dáng của chậu. Thông thường, đối với chậu có kích thước 30x20x15cm có thể trồng 5 cây/chậu.
- Cho đất trồng đã chuẩn bị vào chậu và cách miệng chậu 5cm. Sau đó, trồng các cây giống vào và phân bố đều xung quanh chậu để tán cây được đều.
- Nên trồng vào buổi chiều mát sau 16 giờ. Sau trồng cần tưới đẫm nước.
- Cuối cùng, xếp các chậu cách nhau 10 – 15cm tính từ mép chậu.
* Lưu ý:
- Không trồng cây quá sát vào thành chậu
- Nếu trồng hoa cúc vào tháng 11 thì trong 10 ngày sau cần bổ sung chiếu sáng liên tục, cứ chiếu sáng 4 tiếng mỗi ngày từ 22h đến 2h sáng hôm sau. Cứ 6m2 thì đặt 1 bóng đèn 75W và cao hơn so với ngọn cây từ 0,8 – 1m.
Cách chăm sóc cây cúc hoa vàng
- Nước: Để duy trì cây con sau khi trồng sinh trưởng tốt thì nên tưới nước 2 lần/ngày và sáng sơm và chiều mát. Sau khi cây lớn dần chỉ cần đảm bảo duy trì độ ẩm đất từ 65 – 70% là được. Có 2 phương án tưới nước cho cây là tưới mặt hoặc tưới rãnh.
- Đất: Đất cát có nhiều mùn, đất pha sét, đất đỏ bazan hoặc đất thịt nhẹ nhưng tất cả đều phải tơi xốp và thoát nước tốt, độ pH từ 6 – 6,5.
- Phân bón: Bón phân từ sau 15 – 30 ngày với loại phân NPK là tốt nhất. Đạm trong NPK có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển, kích thích phân cành, phân nhánh hoa. Phopho trong NPK có tác dụng giúp thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp, chóng ra hoa. Kali trong NPK giúp tăng cường khả năng chịu hạn, chịu rét cho cây.
- Cắt tỉa: Thực hiện việc cắt tỉa cây sau 15 – 20 ngày trồng định kỳ từ 2 – 3 lần để cây sinh nhiều nhánh nhỏ.
>>> Xem thêm: Cây Ngũ Gia Bì Có Mấy Loại ? Tác Dụng, Hợp Mệnh Gì, Tuổi Nào ?
Từ khóa » Bông Cúc Vàng
-
Đặc điểm, ý Nghĩa Và Những Công Dụng Hữu ích Của Hoa Cúc Vàng
-
Ý Nghĩa Hoa Cúc Vàng | Đặc điểm, Cách Trồng & Chăm Sóc đơn Giản
-
5 ý Nghĩa Của Hoa Cúc Vàng Trong Ngày Tết Truyền Thống Việt Nam
-
Ý Nghĩa Cây Hoa Cúc Vàng - Đặc điểm, Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc !
-
10 Cây Giống Cúc Vàng (bông To ) | Shopee Việt Nam
-
Cây Cúc Vàng
-
Hoa Cúc Vàng Đà Lạt • Sài Gòn Hoa 2022
-
Hoa Cúc: Những Lợi ích Chữa Bệnh Bất Ngờ - Hello Bacsi
-
Cúc Hoa Vàng – Lợi Khí Huyết, Giúp Trẻ Lâu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Hoa Cúc Vàng Có ý Nghĩa Gì? Thơ Và Hình ảnh Hoa Cúc Vàng đẹp
-
Các Loại Hoa Cúc Vàng Nhỏ đẹp Quen Thuộc Tại Việt Nam