Ý Nghĩa Chỉ Số Baso (bạch Cầu ái Kiềm) Trong Xét Nghiệm Máu

Chỉ số Baso (bạch cầu ái kiềm) trong xét nghiệm máu thể hiện được một số tình trạng bệnh của cơ thể. Vậy cách đọc chỉ số Baso như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • Xét nghiệm EOS - bạch cầu ái toan là gì? Chỉ số EOS cao báo hiệu điều gì?
  • Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM năm 2019
  • Cao đẳng y tp hcm lấy bao nhiêu điểm

Baso (bạch cầu ái kiềm) là gì?

Basophil hay còn được gọi là bạch cầu ái kiềm, thuộc vào loại bạch cầu hạt ít gặp nhất với số lượng chỉ từ 0-100 tế bào/mm3 máu. Với kết cấu bao gồm hạt lớn, loại bạch cầu này thực hiện các chức năng ít được biết đến. Dưới kính hiển vi cùng với sự tiếp xúc của chất chỉ thị màu, Bạch cầu ái kiềm có thể nhận ra dễ dàng.

Chức năng của Basophil (bạch cầu ái kiềm)

Basophil là loại bạch cầu có thể tiết ra chất đông và các kháng thể chống lại tình trạng phản ứng quá mẫn cảm trong máu. Với vai trò trong hệ miễn dịch, bạch cầu ái kiềm ngay lập tức phản ứng khi phát hiện có những tác nhân lạ xâm chiếm vào cơ thể

Bao gồm thành phần histamine, Basophil còn có tác dụng làm giãn các mạch máu để hỗ trợ vận chuyển nhiều tế bào miễn dịch hơn tới những vị trí bị thương trên cơ thể.

Chức năng của bạch cầu ái kiềmChức năng của bạch cầu ái kiềm

Cách đọc chỉ số Baso (bạch cầu ái kiềm)

Tình trạng tăng hoặc giảm chỉ số Baso một cách bất thường trong xét nghiệm máu tổng quát có thể báo hiệu một số tình trạng bệnh mà cơ thể đang mắc phải từ đó có những phân tích và chẩn đoán chính xác.

Giá trị chỉ số Baso (bạch cầu ái kiềm) được xem là bình thường khi có kết quả từ 0 – 2.5% ( 0 – 0.2G/L).

Nếu chỉ số Baso tăng vượt mức trên, thì cơ thể bạn có nguy cơ lớn là đã mắc các tình trạng bệnh lý như sau:

  • Bệnh dị ứng
  • Bị nhiễm độc
  • Bệnh bạch cầu, bạch cầu kinh dòng hạt
  • Các phản ứng miễn dịch

Tại sao lại cần xét nghiệm Baso (bạch cầu ái kiềm)

Xét nghiệm Baso cũng như các chỉ số khác trong xét nghiệm máu được thực hiện trong nhiều trường hợp với nhiều mục đích khác nhau.

Để đánh giá tình trạng sức khỏe

Chỉ số Baso là một phần trong xét nghiệm công thức máu toàn bộ được thực hiện như một hình thức kiểm tra sức khỏe định kỳ với mục đích theo dõi và kiểm soát được tình trạng của cơ thể.

Để chẩn đoán bệnh lý

Trong trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện bất thường, sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm xác định chỉ số Baso (bạch cầu ái kiềm) như một phần của việc chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng bất thường. Xét nghiệm chỉ số Baso được chỉ định trong rất nhiều trường hợp chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm đường máu với mục đích phát hiện bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm mỡ máu đánh giá nguy cơ có thể mắc bệnh tim mạch như rối loạn cholesterol, triglyceride, HDL-C.
  • Xét nghiệm viêm gan các loại A, B, C, D, E trong chẩn đoán viêm gan.
  • Xét nghiệm HIV

Xét nghiệm máu cho kết quả với tính chính xác cao khi xét nghiệm các bệnh di truyền.

Tuy có thể phát hiện ra các bệnh lây qua đường tình dục như HIV, viêm gan B, nhưng khi chẩn đoán các bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà thì cần thực hiện thêm nhiều xét nghiệm khác.

Nhiều người cho rằng xét nghiệm máu có thể phát hiện được ung thư. Tuy nhiên đây chỉ là một xét nghiệm đơn giản và chỉ có tính chất hỗ trợ chẩn đoán các bệnh phức tạp khác. Xét nghiệm các chỉ số máu có tác dụng tìm ra các dấu hiệu sinh học ung thư có trong máu, nước tiểu hoặc mô của cơ thể. Tuy nhiên, những thông số này vẫn chưa đủ căn cứ để chẩn đoán ung thư đặc biệt là ở thời gian đầu.

THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

Xét nghiệm chỉ số Baso có thể giúp chẩn đoán 1 số bệnhXét nghiệm chỉ số Baso có thể giúp chẩn đoán 1 số bệnh

Để theo dõi tình trạng bệnh lý

Khi người bệnh đã được xác định mắc phải một số bệnh hoặc tình trạng có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu như bệnh bạch cầu hay thiếu máu. Bằng việc đọc kết quả xét nghiệm máu trong đó có chỉ số Baso, các bác sĩ có thể theo dõi, kiểm soát được sự tiến triển của bệnh.

Để theo dõi quá trình và hiệu điều trị

Khi điều trị bệnh, bác sĩ bắt buộc phải chỉ định dùng thuốc. Khi đó kết quả xét nghiệm chỉ số Baso sẽ góp phần giúp bác sĩ theo dõi số lượng tế bào máu để xác định được diễn biến cũng như hiệu quả điều trị.

Dựa vào sự thay đổi hàm lượng các chất trong máu tăng hay giảm quan nhiều lần xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định được tiến triển điều trị bệnh ở mức độ như thế nào, thuyên giảm được bao nhiêu, tình trạng đáp ứng thuốc và khả năng chữa khỏi. Điều này hỗ trợ cho việc điều chỉnh liều lượng thuốc cũng như phương pháp điều trị

Cách tiến hành xét nghiệm chỉ số Baso

Chuẩn bị

Nếu thực hiện xét nghiệm chỉ số Baso trong xét nghiệm công thức máu toàn bộ, bạn có thể không phải nhịn ăn trước khi tiến hành. Nhưng nếu mẫu máu của bạn được dùng cho các xét nghiệm khác như sinh hóa hoặc miễn dịch thì cần thiết phải nhịn ăn ít nhất là 8 tiếng. Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.

Quá trình thực hiện xét nghiệm

Bạn sẽ được nhân viên y tế lấy khoảng 2 ml máu bằng kim tiêm từ tĩnh mạch ở cánh tay, thường ở vị trí nếp gấp khuỷu tay. Các mẫu máu sau khi được lấy xong sẽ được chống đông và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Hiện nay, nhờ công nghệ hiện đại với ác máy đếm tự động, việc thực hiện công thức máu trở nên đơn giản hơn và có tính chính xác rất cao. Sau khi lấy máu, bạn hoàn toàn có thể trở lại hoạt động bình thường.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website: caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Từ khóa » Chức Năng Của Bạch Cầu ái Kiềm