Ý Nghĩa Chỉ Số PH Nước Tiểu Là Gì? | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. pH nước tiểu bình thường là bao nhiêu?
Nước tiểu là một chất lỏng được bài xuất bởi thận, qua các quá trình tái hấp thu các chất ở các ống lượn sẽ được tích trữ tại bàng quang. Khi lượng nước tiểu đạt ngưỡng nhất định trong bàng quang sẽ gây cảm giác muốn tiểu và sau đó được bài tiết ra ngoài thông qua đường niệu đạo.
Thành phần nước tiểu gồm nước, muối và các chất hòa tan. Chỉ số pH nước tiểu phản ánh sự cân bằng của các chất này.
- Bình thường ở người khỏe mạnh pH nước tiểu trong khoảng 5.5 - 7.5, giá trị trung bình khoảng 6.0.
- Nếu chỉ số pH dưới 5.5 là nước tiểu có tính acid và pH trên 7.5 là nước tiểu có tính kiềm.
Các giá trị này có thể khác nhau tùy theo hệ thống máy móc của mỗi phòng xét nghiệm.
Hình 1: Giá trị pH được thể hiện trên que thử nước tiểu
- Đánh giá chỉ số pH nước tiểu acid hay kiềm phụ thuộc vào nồng độ ion H+ trong nước tiểu. Duy trì cân bằng pH nước tiểu cũng là duy trì pH trong cơ thể.
2. Nguyên nhân làm thay đổi chỉ số pH nước tiểu trong cơ thể
Có nhiều nguyên nhân sẽ làm thay đổi pH nước tiểu, khiến cho pH nước tiểu có tính acid hoặc có tính kiềm.
- pH nước tiểu acid gặp trong các trường hợp:
-
Tiêu chảy, nôn nhiều.
-
Nhịn đói lâu ngày, thiếu chất trầm trọng.
-
Suy thận cấp .
-
Biến chứng của tiểu đường: nhiễm ketoacidosis.
-
Bệnh nhân hen nặng hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do ứ CO2.
-
Do chế độ ăn: một số thức ăn khi ăn nhiều làm pH acid là: cá, thực phẩm giàu đạm, lúa mì, thực phẩm có nhiều đường.
-
Nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận mạn, viêm bàng quang,…
Hình 2: Giá trị pH trong nước tiểu dùng để khảo sát nguy cơ mắc sỏi thận
- pH nước tiểu có tính kiềm gặp trong các trường hợp sau:
-
Sỏi thận, suy thận mạn, rối loạn chức năng thận.
-
Nhiễm trùng đường tiết niệu.
-
Nôn nhiều làm thay đổi nồng độ các ion trong máu ảnh hưởng đến giá trị pH này.
-
Chế độ ăn: một số thực phẩm có tính kiềm là: rau, các loại trái cây, hạt khô.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm pH nước tiểu?
Kết quả xét nghiệm nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như sau:
- Lấy nước tiểu vào ống chứa sai cách. Cần thực hiện các thao tác sau để có thể đảm bảo được mẫu nước tiểu đạt chất lượng:
+ Làm sạch bộ phận sinh dục ngoài trước khi lấy.
+ Lấy nước tiểu giữa dòng (bỏ phần đầu và phần cuối chỉ lấy phần nước tiểu giữa).
+ Sử dụng lọ sạch, vô trùng để đựng nước tiểu và lấy đủ thể tích khoảng 30 - 60 ml.
- Sử dụng một số thuốc có thể làm sai lệch kết quả như: Acetazolamide, sodium bicarbonate.
- Mẫu nước tiểu sau khi lấy để quá lâu làm tăng pH do 1 số vi khuẩn bị phân hủy ure tạo thành NH3.
4. Một số biện pháp giúp duy trì pH nước tiểu
- Uống đủ nước. Mỗi ngày nên uống từ 1.5 - 2 lít nước.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây mỗi ngày: rau xanh cung cấp nhiều loại vitamin cho cơ thể và giúp trung hòa acid trong cơ thể. Các bạn nên ăn một số loại rau xanh như:
+ Cải bó xôi: chất diệp lục trong loại rau này giúp kiềm hóa cơ thể.
+ Ớt chuông: loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nó giúp tăng cường miễn dịch, kiềm hóa cơ thể, phòng ngừa một số bệnh như ung thư, tim mạch,…
+ Bơ: quả bơ có tác dụng trung hòa acid dạ dày ngoài ra nó còn làm giảm quá trình oxy hóa.
Hình 3: Thực phẩm có gây ảnh hưởng đến giá trị pH trong nước tiểu
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái lạc quan: khi cơ thể bạn thoải mái khỏe mạnh, quá trình chuyển hóa cũng sẽ tốt hơn, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Ngược lại khi bạn luôn lo lắng căng thẳng thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa, tạo ra các sản phẩm có hại cho cơ thể.
5. Nên đi khám sức khỏe ở đâu?
Một chỉ số xét nghiệm pH nước tiểu hay chỉ xét nghiệm riêng nước tiểu chưa thể khẳng định được bạn thật sự khỏe mạnh hay đang bị bệnh. Bạn nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu cùng với các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe khác như xét nghiệm sinh hóa: đánh giá chức năng gan thận, tiểu đường, mỡ máu,… và xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để biết được tình trạng sức khỏe một cách tổng quát nhất. Và nên chọn một địa chỉ uy tín để kiểm tra sức khỏe, một gợi ý về cơ sở khám bệnh tin cậy dành cho bạn là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bệnh viện có nhiều gói khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng nhóm khách hàng và mục đích khám bệnh. Gói khám sức khỏe giúp bạn phát hiện sớm tình trạng bệnh lý hay gặp hiện nay như: tiểu đường, cao huyết áp, bệnh về tuyến giáp, các loại ung thư,… Bệnh viện không lạm dụng chỉ định không cần thiết và không hiệu quả. Khi chọn bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bạn hoàn toàn yên tâm về chi phí khám chữa bệnh và chất lượng dịch vụ.
Hình 4: Đăng ký dịch vụ khám sức khỏe trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là lựa chọn sáng suốt
Với hơn 24 năm hình thành và phát triển, Bệnh viện đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác khám chữa bệnh với đội ngũ chuyên gia bác sĩ tay nghề cao; chi phí khám chữa bệnh hợp lý, được sử dụng hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại tiên tiến chất lượng phục vụ tốt, đội ngũ nhân viên chăm sóc tận tình và sau khi khám sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn chế độ chăm sóc sức khỏe miễn phí, kết quả nhận được nhanh chóng và chính xác. Gọi điện đặt lịch khám theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn biết thêm thông tin chi tiết.
Từ khóa » Nồng độ Ph Nước Tiểu Cao
-
Chỉ Số PH Bình Thường Của Nước Tiểu Là Bao Nhiêu? | Vinmec
-
Chỉ Số PH Trong Nước Tiểu Là Gì?
-
Ý Nghĩa Chỉ Số PH Trong Xét Nghiệm Nước Tiểu
-
PH Nước Tiểu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Độ PH Trong Nước Tiểu Bình Thường Là Bao Nhiêu? PH Cao Có Sao ...
-
Xét Nghiệm Nước Tiểu Và Những điều Quan Trọng Bạn Cần Biết
-
CHẨN ĐOÁN BỆNH QUA KẾT QUẢ PH CỦA NƯỚC TIỂU
-
Độ PH Trong Nước Có ý Nghĩa Gì? Nên Uống Nước Có độ PH Bao Nhiêu?
-
PH Nước Tiểu Của Em Là 8.5, Như Vậy Có Sao Không? - AloBacsi
-
Kiểm Tra Mức độ PH Nước Tiểu - Khai Dân Trí
-
Chỉ Số PH Trong Xét Nghiệm Nước Tiểu - Công Lý & Pháp Luật
-
Cách Kiểm Tra độ PH Trong Cơ Thể – Hướng Dẫn Cách Cân Bằng
-
PH Trong Nước Tiểu Cao Khi Mang Thai - Hỏi Đáp
-
PH Của Nước Tiểu Là Gì