Ý Nghĩa Chỉ Số PH Trong Xét Nghiệm Nước Tiểu

Nước tiểu bình thường ở người khỏe mạnh có tính axit nhẹ với độ pH nằm trong khoảng từ 4,8 - 8,5. Độ pH trung bình thường gặp là 5,8. Nếu độ pH = 4 nghĩa là nước tiểu đang có tính axit mạnh, pH = 9 nghĩa là nước tiểu có tính bazơ.

Độ axit của nước tiểu cao hay thấp là do nồng độ các axit tự do có trong nước tiểu. Thận có chức năng điều hòa cân bằng nước và các chất điện giải, trong đó có pH của nước tiểu. Vì thế, thông qua giá trị pH ta có thể kiểm tra được một số rối loạn hay các bệnh về thận. Ví dụ:

  • Độ pH=9 hoặc pH>9 có thể mắc bệnh viêm bàng quang, viêm bể thận
  • Độ pH thấp, nước tiểu có tính axit cao có thể mắc bệnh đái tháo đường...

Ngoài ra, các bệnh dạ dày cũng có thể phát hiện thông qua độ pH của nước tiểu. Chỉ số PH đánh giá tính acid hoặc kiềm của nước tiểu thông qua nồng độ ion H+ tự do trong nước tiểu, pH = 7,0 là giá trị trung tính của nước tiểu.

Ngoài ra, PH giúp đánh giá khả năng duy trì nồng độ ion H+ trong huyết tương và dịch ngoại bào của ống thận. Thận có thể duy trì cân bằng acid-base chủ yếu thông qua quá trình tái hấp thu muối và bài tiết ion H+, ion amoni của ống thận. Quá trình thận bài tiết nước tiểu tính acid hoặc tính kiềm là cơ chế quan trọng để duy trì sự cân

bằng pH của cơ thể.

Nước tiểu có tính acid ( pH<6) xảy ra trong những trường hợp sau:

  • Suy thận cấp toan chuyển hóa, tiểu đường nhiễm Ketone, tiêu chảy, nôn ói nhiều, hội chứng ure huyết cao (tổn thương thận cấp hoặc mạn tính), nhịn đói lâu ngày.

● Nhiễm khuẩn đường tiểu do E.Coli.

● Toan Hô hấp do ứ CO2: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen nặng.

● Giảm Kali máu: Ăn uống kém, hội chứng tiết ADH không thích hợp.

● Điều trị thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid tạo ra nước tiểu có tính acid.

● Chế độ ăn nhiều đạm và nhiều thịt sẽ làm acid hóa nước tiểu.

● Tiểu đạm: suy thận mạn, đái tháo đường, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén, thiếu nước.

● Tiểu ceton: đái tháo đường không điều trị tốt, ăn ít carbohydrate, nghiện rượu, thai bị suy dinh dưỡng.

● Tiểu máu: nhiễm khuẩn đường tiểu, sỏi thận, bướu bàng quang, bướu thận, viêm bàng quang, niệu đạo...

Nước tiểu có tính kiềm (pH>8), xảy ra trong những trường hợp sau:

● Nhiễm khuẩn đường tiểu do vi khuẩn Proteus và Pseudemonas gây phản ứng hủy urea.

● Kiềm chuyển hóa do nôn ói.

● Kiềm Hô hấp do tăng thông khí, thở nhanh.

● Vi trùng từ nhiễm trùng tiểu làm nước tiểu có tính kiềm.

● Ăn nhiều rau quả đặc biệt là cây họ đậu, cam, quýt làm kiềm hóa nước tiểu.

Từ khóa » độ Ph Bình Thường Của Nước Tiểu