Ý Nghĩa Chụp MSCT Trong Chẩn đoán Hình ảnh

1. Lịch sử phát triển chụp MSCT

Chụp cắt lớp vi tính phát hiện đầu tiên vào năm 1972 do nhà vật lý người Anh Godfrey Hounsfield và bác sĩ Allan Cormacku. Thời điểm từ năm 1974 đến 1976 máy chụp cắt lớp đầu tiên được đưa vào ứng dụng lâm sàng. Thời gian đầu để chụp được một bộ phận cần rất nhiều thời gian có khi lên đến vài giờ.

Đề đáp ứng nhu cầu khám phát hiện bệnh các thế hệ máy chụp cắt lớp vi tính không ngừng cải tiến ngày một hiện đại từ máy một lát cắt đến các thế đa lát cắt như 2,4,6…128 lát cắt và cao hơn nữa.

Hình ảnh MSCT tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 

Hình ảnh MSCT tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Hiểu thế nào là chụp MSCT?

Chụp MSCT là tên viết tắt: Multislice Computer Tomography

Chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò (chụp MSCT) Được hiểu là trước đây chúng ta quay một vòng tia X thì chỉ có 1 hàng tiếp nhận tín hiệu, ngày nay khi tia X được phát ra sẽ có nhiều hàng để tiếp nhận dữ liệu, có 4 hàng thì gọi là chụp 4 lát cắt, có 64 hàng thì gọi là chụp MSCT 64 lát cắt, … Hiện tại, ở Việt Nam đã có chụp MSCT 128 lát cắt, một số nơi đã có nhiều hơn 128 lát cắt như máy chụp MSCT 256, máy chụp MSCT 512 lát cắt.

Để dễ hình dung, khi bước lên bàn chụp, bệnh nhân chỉ cần thấy quay 1 vòng khung máy là đủ 128 “nhát” thay vì phải quay đến 128 vòng phát tia X như trước đây! Như vậy thời gian chụp nhanh và số lát cắt nhiều giúp đem lại thông tin chẩn đoán tốt hơn, cũng như chi tiết cho bác sĩ chẩn đoán hình ảnh.

Hệ thống máy chụp MSCT tại Trung tâm chẩn đoán hình ảnh- MEDLATEC

Hệ thống máy chụp MSCT tại Trung tâm chẩn đoán hình ảnh- MEDLATEC

2. Tại sao lại nên chụp MSCT?

Chụp MSCT hay còn gọi chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò đại diện cho một trong những cuộc cách mạng công nghệ thú vị nhất trong hình ảnh và nó ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán nhiều bệnh lý ở các cơ quan khác nhau thay vì chụp cắt lớp thông thường nên chụp chụp MSCT giúp chẩn đoán sớm cũng như chính xác các bệnh hơn. Đặc biệt với các máy chụp MSCT từ 64 dãy trở lên có thể chẩn đoán được bệnh lý về mạch vành, một trong những bệnh lý gây tử vong cao. 

Hình ảnh chụp MSCT mạch vành  tại bệnh viện MEDLATEC 

Hình ảnh chụp MSCT mạch vành tại bệnh viện MEDLATEC

Hiện tại bệnh viện MEDLATEC đã đưa vào sử dụng máy chụp MSCT 128 Go.Top kết hợp với trí tuệ thông minh nhân tạo (AI) góp phần rất nhiều vào việc chẩn đoán bệnh sớm và chính xác cho bệnh nhân.

Các ưu điểm máy chụp MSCT tại MEDLATEC:

  • Thời gian chụp rất nhanh, độ phân giải thời gian tốt. Chụp thường chụp mất 3 - 5 phút và nhận kết quả sau khoảng 20 - 30 phút đồng hồ. Chụp CT thích hợp trong định hướng điều trị cho bệnh nhân cần cấp cứu hoặc đánh giá các bộ phận di động như gan, tim, ruột, phổi,…
  • Độ dày lát cắt rất mỏng, hình ảnh rõ nét, hình ảnh không bị chồng hình lên nhau và có độ phân giải hình ảnh mô mềm tốt hơn nhiều so với chụp X-quang thông thường.
  • Sử dụng trí tuệ thông minh nhân tạo (AI).
  • Sử dụng hai mức năng lượng nhằm giảm liều tia, giảm nhiễu kim loại...

3. Chụp MSCT giá có cao hay không

Chụp MSCT có thể được sử dụng để nghiên cứu tất cả các bộ phận của cơ thể từ đầu đến chân, chẳng hạn như ngực, bụng, xương chậu hoặc cánh tay hoặc chân. Máy chụp MSCT này cũng có thể chụp các cơ quan khác như sọ não, tim, gan, thận , xương và mạch máu. Với mỗi chỉ định chụp sẽ có một mức giá khác nhau, một số chỉ định thời gian chụp nhanh chỉ hết có vài trăm nghìn đến những chỉ định chuyên sâu hay những chỉ định có tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch giá sẽ cao hơn lên đến vài triệu cho một lần chụp. 

4. Chụp MSCT có lâu hay không?

Như đã đề cập về chụp MSCT thì mỗi lát chụp sẽ có rất nhiều ảnh nên để chụp một bộ phận như sọ não, phổi, thận... chỉ mất khoảng vài giây. Chỉ khi có các chỉ định của bác sĩ yêu cầu chụp MSCT có tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, do cần chuẩn bị các thủ tục tiêm thuốc thì có thể mất vài phút để chụp xong một bộ phận.

Thời gian trả kết quả chụp MSCT 

Kết quả chụp chụp MSCT  sẽ được trả sau khi chụp khoảng 20 - 30 phút tính từ khi kết thúc quá trình chụp. Trong trường hợp cần hội chẩn sẽ kéo dài lâu hơn, khi đó sẽ có thông báo cụ thể từng trường hợp.

Sau khi có kết quả, bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ trả lời những thắc mắc liên quan tới kết quả chụp của mình

5. Khi nào không chụp MSCT

Chụp MSCT do vẫn dùng tia X, nên sẽ có một lượng rất nhỏ hầu như không ảnh hưởng gì nên chúng ta cũng không cần quá lo lắng về vấn đền này. Tuy nhiên với các bà mẹ mang thai, nhất là các trường hợp mang thai trong 3 tháng đầu tiên khi có chỉ định thì hết sức chú ý với các chỉ định chụp MSCT, chỉ được chụp khi có sự tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa, nên cân nhắc các kỹ thuật thăm khám khác nếu cho phép.

Đối với một số chỉ đinh chụp MSCTcần phải dùng đến thuốc cản quang thì cần hết sức lưu ý tình trạng dị ứng thuốc và cần sàng lọc kỹ theo bảng kiểm.

6. Chụp MSCT ở đâu?

Bệnh viện MEDLATEC là cơ sở y tế trang bị máy chụp MSCT 128 dãy hiện đại của của hãng SIEMENS, máy có thể chụp được hầu hết các bộ phận từ đầu đến chân chẳng hạn như ngực, bụng, tiểu khung, xương cột sống, xương chậu hoặc cánh tay hoặc chân. Máy chụp MSCT này cũng có thể chụp các cơ quan khác như sọ não, tim, gan, thận và mạch máu. Ở một số trường hợp, thuốc cản quang được đưa vào tĩnh mạch để cho bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể quan sát dễ dàng hơn. Bên cạnh đó là độ ngũ chuyên gia, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và lâm sàng tận tâm, giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn có được kết quả khám chính xác và điều trị hiệu quả.

Để được tư vấn về dịch vụ, Quý khách hàng liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56.

Từ khóa » Msct Phổi