Ý Nghĩa 'con Số Ma Quỷ' Trong Bức Tranh ở Bảo Tàng Mỹ - VnExpress

Du khách khi ghé thăm bảo tàng Rosenbach ở Philadelphia, Mỹ sẽ nhìn thấy một bức tranh mang tên The Number of the Beast is 666 (Con số của quái thú là 666). Đây là tác phẩm của họa sĩ người Anh, William Blake, nằm trong bộ sưu tập mang tên The Great Red Dragon Paintings được sáng tác từ năm 1805 đến 1810.

Theo News, 666 bị coi là con số ma quỷ theo quan điểm của phương Tây. Không ít khách tham quan thắc mắc tại sao con số này lại bị coi là một điều xui xẻo đến vậy.

Bức tranh của Rosenbach được trưng bày trong bảo tàng, mô tả hình dáng của con thú Khải huyền có 7 đầu. Ảnh: Wiki.

Bức tranh của William Blake được trưng bày trong bảo tàng, mô tả hình dáng của con thú Khải Huyền. Ảnh: Wiki.

Theo các bản chép tay của Tân Ước và bản dịch tiếng Anh của Kinh Thánh, số đại diện cho quái thú Khải Huyền là 666. Người phương Tây sợ số 666 vì với họ, đó là dấu ấn của quỷ Satan, là con số không hoàn hảo. Và số 6 trái ngược hoàn toàn với số 7, con số mang biểu tượng của Đức Chúa, của sự hoàn hảo. Do đó, con số này bị coi là vũ khí chống lại thượng đế.

Theo một truyền thuyết cổ xưa, nếu đem cộng ba số 6 lại với nhau, sẽ thành 18. Con số 18 này tượng trưng cho 18 trinh nữ được dâng lên trong những buổi lễ quỷ Satan. Những người mê tín thường cho rằng, nếu họ tìm đủ 18 trinh nữ và thực hiện việc tế lễ đúng cách thức, họ sẽ triệu hồi được quỷ Satan từ địa ngục trở về.

Bảo tàng  Rosennach nhận được nhiều đánh giá tích cực của du khách trên Trip Advisor. Beth_McD05, một du khách đến từ Newark, Delaware, Mỹ gọi nơi này là kho báu được giấu kín. Ảnh: HPC.

Bảo tàng Rosenbach nhận được nhiều đánh giá tích cực của du khách. Ảnh: HPC.

Mọi người thường tìm cách tránh con số này. Vợ chồng cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan năm 1989 khi chuyển đến nhà mới ở Bel-Air, Los Angeles có địa chỉ là 666 phố Cloud Road. Sau đó, họ đổi địa chỉ thành 668.

Năm 2003, tuyến đường sắt 666 ở New Mexico, Mỹ cũng được đổi thành tuyến đường số 491. Cũng năm này, con số ma quỷ một lần nữa được nhắc đến trong tác phẩm nổi tiếng của Dan Brown, Mật mã da Vinci, khi tác giả cho rằng Kim tự tháp được xây từ 666 tấm kính.

Bên trong bảo tàng. Ảnh: Philly.

Bên trong bảo tàng. Ảnh: Philly.

Nhiều người cũng tin rằng ngày 6/6/2006 sẽ là thời điểm tận thế. Tuy nhiên, ngày đó cũng giống như bao ngày bình thường khác, không có điều tồi tệ nào xảy ra và thế giới vẫn yên bình đến nay.

Bảo tàng Rosenbach nằm ở số 2008-2010 Delance Palace, Philadelphia, Mỹ. Công trình xây dựng từ thế kỷ 19, là nơi trưng bày các tác phẩm của nhà thơ, họa sĩ Philip Rosenbach và em trai ông. Ngoài ra, bảo tàng cũng thường xuyên trưng bày bộ sưu tập của các họa sĩ khác. Năm 2013, bảo tàng trở thành một chi nhánh của thư viện Free Library of Philadelphia Foundation, tuy nhiên nó vẫn hoạt động độc lập, riêng biệt với thư viện.

Du khách tới đây sẽ được tham gia vào một tour tham quan khắp bảo tàng và có hướng dẫn viên.

Giá vé vào cửa với người lớn là 10 USD (hơn 230.000 đồng), người cao tuổi (trên 65 tuổi) là 8 USD (gần 190.000 đồng), trẻ em và sinh viên: 5 USD (115.000 đồng) và miễn phí cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Bảo tàng đóng cửa vào ngày thứ 2 và mọi ngày nghỉ lễ của Mỹ, mở cửa từ trưa đến 20h các ngày trong tuần.

  • Lâu đài không ma nhưng nhiều người vẫn khiếp sợ ở Đức
  • Câu chuyện đằng sau những bức tranh bí ẩn trên bờ biển Anh

Anh Minh

Từ khóa » Số Của Ma Quỷ