ý Nghĩa Của Các Chỉ Số Men Gan: Alt, Ast, Ggt, Alp
Có thể bạn quan tâm
1. Chỉ số men gan là gì?
Chỉ số men gan tăng cao là một dấu hiệu cho thấy gan đang hoạt động không bình thường. Chỉ số men gan được xác định bằng nồng độ ALT, AST, GGT, ALP trong máu.
Enzym là các protein được tìm thấy trong cơ thể có vai trò làm tăng tốc độ phản ứng hóa học nhất định. Men gan là các loại enzym thực hiện chức năng này. Chúng tham gia vào quá trình sản xuất mật, các chất đông máu, phân hủy thức ăn, đào thải độc tố và chống lại nhiễm trùng. Khi gan bị tổn thương hoặc rối loạn chức năng, nó sẽ giải phóng các enzym vào máu, phổ biến nhất là ALT và AST.
Có 4 loại men gan thường gặp là:
- Alanine transaminase (ALT). Cơ thể sử dụng ALT để chuyển hóa protein thành năng lượng cho tế bào gan. ALT được tìm thấy chủ yếu trong gan, do đó nó khá đặc hiệu cho tổn thương gan.
- Aspartate transaminase (AST). AST là một loại enzym giúp chuyển hóa các axit amin, được tìm thấy trong một số bộ phận của cơ thể, bao gồm tim, gan và cơ. AST thường được đo cùng với ALT để kiểm tra các vấn đề về gan.
- Gamma-glutamyl transferase (GGT). GGT là một loại enzym được tìm thấy trong nhiều mô, đáng chú ý nhất là ở gan. Mức độ cao của men GGT có thể chỉ ra tổn thương gan, ống mật, thận hoặc tụy.
- Alkaline phosphatase (ALP). ALP là một loại enzym được tìm thấy trong gan, đường mật và xương. Trong tầm soát men gan, ALP ít được sử dụng hơn và thường kết hợp với một số xét nghiệm khác. Mức ALP cao có thể chỉ ra tình trạng viêm gan, tắc ống mật hoặc bệnh xương.
Các chỉ số men gan có thể được kết hợp với một số xét nghiệm khác như đo nồng độ albumin và bilirubin trong máu để đánh giá chức năng gan.
Chỉ số men gan tăng cao là dấu hiệu gan bị tổn thương
2. Vai trò của xét nghiệm các chỉ số men gan?
Xét nghiệm men gan được sử dụng để:
- Tầm soát chức năng gan.
- Hỗ trợ chẩn đoán bệnh gan.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh gan.
- Kiểm tra mức độ tổn thương gan.
- Theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến gan.
Các chỉ số men gan có ý nghĩa quan trọng trong tầm soát và chẩn đoán bệnh lý gan, chỉ số càng cao thì mức độ tổn thương gan càng lớn. Trong đó, giá trị men gan bình thường là:
- Chỉ số ALT: 20-40 UI/L
- Chỉ số AST: 20-40 UI/L
- Chỉ số GGT: 20-40 UI/L
- Chỉ số ALP: 30-110 UI/L
Giá trị tham chiếu có thể khác nhau tùy theo độ tuổi, giới tính hoặc tùy vào phương pháp phân tích ở mỗi cơ sở y tế khác nhau.
Chỉ số men gan tăng có thể do bệnh lý gan mật hoặc một số tình trạng khác như:
- Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, gan nhiễm mỡ không do rượu.
- Viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, viêm gan do rượu hoặc viêm gan tự miễn.
- Xơ gan.
- Viêm xơ đường mật.
- Xơ gan ứ mật nguyên phát.
- Ung thư gan.
- Hemochromatosis (bệnh ứ sắt, thừa sắt).
- Rối loạn lipid máu (mỡ máu), thừa cân béo phì, đái tháo đường, huyết áp cao.
- Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết).
- Bệnh Celiac.
- Viêm đa cơ.
- Rối loạn tuyến giáp.
- Bệnh Wilson…
Nếu một trong các chỉ số men gan bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm các cận lâm sàng khác để xác định nguyên nhân và đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Trong một số trường hợp, chỉ số men gan tăng nhưng không phải do bệnh lý. Ví dụ sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm mỡ máu (statin), thuốc giảm đau (acetaminophen) cũng có thể làm tăng men gan. Ngược lại, một số trường hợp gan tổn thương nhưng chỉ số men gan vẫn bình thường như bệnh gan ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo định kỳ hoặc bệnh nhân có hội chứng ure huyết.
3. Cách thực hiện xét nghiệm men gan
Xét nghiệm men gan bằng cách lấy máu. Nhân viên y tế sẽ sử dụng một ống tiêm nhỏ lấy máu từ tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay. Mẫu máu sẽ được sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Kết quả sẽ có sau vài giờ kể từ khi lấy máu.
Đây là một xét nghiệm thông thường và an toàn. Khi lấy máu, bạn có thể cảm thấy đau nhẹ hoặc cảm giác châm chích. Vị trí lấy máu có thể bị chảy một ít máu hoặc có vết bầm. Các biến chứng như nhiễm trùng, chảy nhiều máu, ngất xỉu hiếm khi xảy ra.
4. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm men gan?
Xét nghiệm men gan để đánh giá tổn thương gan
Vì đây là một xét nghiệm đơn giản và an toàn, xét nghiệm chỉ số men gan thường được đưa vào chương trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm men gan khi có một số triệu chứng có thể liên quan đến bệnh lý gan mật dưới đây:
- Mệt mỏi, thiếu năng lượng;
- Giảm cân không thể giải thích;
- Vàng da hoặc vàng mắt;
- Cổ trướng (tình trạng bụng trương lên do tích tụ dịch trong ổ bụng);
- Nước tiểu sẫm màu hoặc phân nhạt màu;
- Buồn nôn, nôn mửa;
- Thường xuyên tiêu chảy;
- Đau bụng;
- Da xuất hiện vết bầm tím không phải do va chạm hoặc dễ chảy máu.
Các tổn thương gan cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh tiến triển thành xơ gan, suy gan và thậm chí là ung thư gan. Những đối tượng cần lưu ý chỉ số men gan là người đang bị bệnh gan mật, người uống nhiều rượu bia, có tiền sử gia đình bị bệnh gan, người có bệnh nền huyết áp cao, đái tháo đường, mỡ máu, tim mạch…
Từ khóa » Chỉ Số Gamma Gt Thấp
-
Xét Nghiệm GGT (gamma-glutamyl Transferase)
-
Men Gan Thấp Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Chỉ Số Gamma GT Trong Xét Nghiệm Máu | Vinmec
-
Ý Nghĩa Của Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hoá GGT - Vinmec
-
Chỉ Số Xét Nghiệm GGT Khi Nào đáng Lo Ngại? - Medlatec
-
Men Gan Thấp Có Nguy Hiểm Không? - Hewel
-
Chỉ Số GGT Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm? Khi Nào Cần Xét Nghiệm
-
Chỉ Số Gamma GT Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm? - Dược Bình Đông
-
Xét Nghiệm GGT
-
Xét Nghiệm Gamma-Glutamyl Transferase (GGT)
-
Top 15 Chỉ Số Gamma Gt Thấp
-
Xét Nghiệm Chỉ Số Men Gan Cho Biết điều Gì Trong Cơ Thể Bạn?
-
Chỉ Số Men Gan Cao Là Gì? Làm Sao điều Trị Về Bình Thường
-
Cập Nhật đánh Giá Xét Nghiệm Sinh Hóa Gan