Ý Nghĩa Của Các Chỉ Số Siêu âm Thai Thường Gặp [phần 2]: Túi Noãn ...
Trong phần 1, chúng ta đã cũng tìm hiểu về hai chỉ số thường được dùng để dự đoán tuổi thai trong giai đoạn sớm của thai kì. Ở phần 2 này, mình sẽ đề cập tới hai chỉ số tiếp theo cũng thường được đo trong những tuần thai đầu tiên, đó là kích thước túi noãn hoàng và tần số tim thai.
Túi noãn hoàng và kích thước của túi noãn hoàng
Túi noãn hoàng (Yolk sac, viết tắt là YS) là cấu trúc đầu tiên có thể được nhìn thấy bên trong túi thai trên siêu âm. Nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển của phôi thai, là nguồn cung cấp dinh dưỡng, nội tiết tố, là nơi tạo máu đầu tiên, và tham gia vào sự hình thành hệ tiêu hóa, hệ sinh dục của bào thai.
Túi noãn hoàng bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 5 và lớn dần đến cuối tuần thứ 10 của thai kì. Sau đó, túi noãn hoàng tiêu biến và thường sẽ không thấy được trên siêu âm ở giai đoạn 14-20 tuần.
Túi noãn hoàng là cấu trúc hữu ích để phân biệt túi thai là “thật” hay là “giả”. Đôi khi, có những ổ tụ dịch trong buồng tử cung có hình ảnh khá giống túi thai, tuy nhiên sự không hiện diện của túi noãn hoàng là dấu hiệu gợi ý đó có thể là một túi thai “giả”.
- Advertisement -Nếu đường kính túi ối trung bình trên 25mm mà không thấy sự hiện diện của túi noãn hoàng (và phôi thai) thì thường đó là dấu hiệu của một thai kì hỏng, thuật ngữ chuyên môn gọi đó là một “túi ối rỗng”.
Trong giai đoạn 5-10 tuần, đường kính túi noãn hoàng không vượt quá 6mm, với hình dáng tròn đều như một viên bi. Khi kích thước này lớn hơn 6mm, đó là dấu hiệu gợi ý của một thai kì hỏng (tuy nhiên không phải là dấu hiệu chẩn đoán chắc chắn). Bác sĩ siêu âm sẽ phải tìm thêm các dấu hiệu khác để quyết định xem liệu đây có phải là thai kì bất thường hay không.
Sự xuất hiện của nhiều túi noãn hoàng trong túi ối là chỉ dấu của một thai kì đa thai. Số lượng túi noãn hoàng tương đương với số lượng phôi thai sẽ phát triển. Ví dụ như 2 túi noãn hoàng là thai đôi, 3 túi noãn hoàng là thai sinh 3 …
Tần số tim thai
Nhịp tim thai, hay gọi “chuyên nghiệp” hơn một chút là tần số tim thai, viết tắt là FHR (fetal heart rate), là chỉ số đo được ngay từ tuần thứ 5-6 của thai kì, đồng thời với sự xuất hiện của phôi thai. Đây là số chu kì hoạt động của tim thai được ghi nhận trong vòng một phút.
Tần số tim thai là chỉ số quyết định để đánh giá thai nhi vẫn đang sống và phát triển. Mất tim thai đồng nghĩa với sảy thai hoặc thai lưu.
Tần số tim thai không hằng định mà thường xuyên biến đổi trong suốt thai kì. Ở tuần thai thứ 5-6, tần số tim thai trung bình vào khoảng 110 chu kì mỗi phút, sau đó tăng dần lên khoảng 170-180 chu kì mỗi phút ở tuần thai thứ 9-10. Tiếp đó, tần số tim thai lại giảm dần và duy trì ở mức ổn định từ 110-160 chu kì mỗi phút trong suốt những tuần tiếp theo cho đến khi sinh.
Một câu hỏi mình rất thường nhận được từ các mẹ bầu, đó là liệu dùng tần số tim thai có thể dự đoán được giới tính thai nhi hay không? Nhiều mẹ bầu cho rằng tim thai trong giai đoạn đầu tăng cao thì em bé sẽ là con gái, và ngược lại, khi tim thai thấp hơn mức trung bình sẽ là con trai. Thực tế thì luận điểm này không chính xác và chưa được kiểm chứng bởi bất kì nghiên cứu khoa học nào. Hãy nhớ rằng, cũng giống như ở người trưởng thành, tim thai thường xuyên biến đổi về tần số do nhiều nguyên nhân, trung bình là khoảng 5-25 nhịp mỗi phút ở tình trạng thai bình thường, và việc lấy một trị số có độ biến thiên khá nhiều tùy vào thời điểm để đánh giá giới tính là điều rất phi lý. Do đó, lời khuyên của mình là các mẹ không nên tin vào thông tin này.
Trong thực tế lâm sàng, nhịp tim thai nhanh vượt quá 180 chu kì mỗi phút, hoặc thấp dưới 110 chu kì mỗi phút đều nên được theo dõi cẩn thận. Sự biến đổi nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm đều có thể là những biểu hiện của việc thai nhi đang nhận không đủ oxy, hoặc do các bất thường về nhịp tim bẩm sinh, thậm chí là những bất thường trong cấu trúc của quả tim. Ngoài nhịp nhanh hay nhịp chậm, nhịp tim thai không đều cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo đáng lưu ý về bất thường của trái tim thai nhi.
Một ứng dụng khác của chỉ số nhịp tim thai mà có lẽ các mẹ bầu ít biết đó là để tầm soát bệnh lý di truyền của thai. Các nghiên cứu đã cho thấy, những thai mắc hội chứng Patau, một hội chứng di truyền trong đó bộ nhiễm sắc thể của thai nhi có 3 NST số 13, hay còn gọi là trisomy 13, và những thai nhi mắc hội chứng Turner, chỉ có 1 NST X, trong cả 2 hội chứng này, nhịp tim thai thường là nhịp nhanh ở những tuần thai từ 11-13. Ngược lại, với những thai nhi mắc Trisomy 18, hay còn gọi là hội chứng Edward, nhịp tim thai trong giai đoạn này lại có xu hướng chậm hơn bình thường.
♥ Đọc thêm: Xét nghiệm Double test và Triple test, kiến thức từ A đến Z
Cùng theo dõi tiếp phần 3 của loạt bài này ở đây.
Tài liệu tham khảo:
- Yolk sac – Radiopaedia
What is the “normal” fetal heart rate?
The 11–13+6 weeks scan – The Fetal Medicine Centre
Từ khóa » Chỉ Số Fhr Là Gì
-
Các Chỉ Số Thai Nhi Và Những điều Mẹ Cần Biết
-
Ý Nghĩa Của Các Chỉ Số Thai Nhi Trong Siêu âm
-
Top 14 Chỉ Số Fhr Là Gì
-
Các Chỉ Số Trong Kết Quả Siêu âm Thai | Vinmec
-
Cực Dễ Cách đọc Kết Quả Siêu âm Thai - Eva
-
Hướng Dẫn Mẹ Cách đọc Kết Quả Siêu âm Thai Chi Tiết - MarryBaby
-
Hướng Dẫn Các Thuật Ngữ Và Ký Hiệu Trong Siêu âm Thai
-
Kí Hiệu Về Các Chỉ Số Siêu âm Thai Và Chỉ Số Siêu âm Thai
-
FHR Là Gì? -định Nghĩa FHR | Viết Tắt Finder
-
Hướng Dẫn đọc Kết Quả Siêu âm Thai
-
Mách Mẹ Cách đọc Chỉ Số Siêu âm Thai Cực Chuẩn
-
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE THAI NHI
-
Fl Là Gì ? Ac Trong Siêu Âm Thai Là Gì - Hỏi Gì 247