Ý Nghĩa Của Chữ Phúc Tiếng Trung Quốc

Chữ Phúc tiếng Trung là văn tự vô cùng quen thuộc trong văn hóa Việt Nam. Đi chùa cầu phúc, cúng thần linh cầu phúc, lễ bái tổ tiên cầu phúc. Đặc biệt, chữ Phúc rất được coi trọng ở Trung Quốc. Vậy chữ Phúc tiếng Trung có ý nghĩa gì? Tiếng Trung Kim Oanh sẽ giải thích cho bạn hiểu thêm về ý nghĩa của chữ Phúc trong tiếng Trung qua bài viết sau đây.

Ý nghĩa của chữ Phúc tiếng Trung Quốc

Chữ Phúc tiếng Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào?

Chữ Phúc tiếng Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào?

Trong tiếng Trung, chữ 福 (fú) có âm Hán Việt là Phúc, nghĩa là hạnh phúc, có phúc. Để hiểu rõ ý nghĩa sâu xa của chữ Phúc, Tiếng Trung Kim Oanh sẽ áp dụng phương pháp chiết tự.

Chữ Phúc tiếng Trung được phân tích theo phương pháp chiết tự

Chữ Phúc tiếng Trung được phân tích theo phương pháp chiết tự

  • Bên trái chữ Phúc tiếng Trung là bộ thị (礻) với nghĩa đen là sự cầu thị. Bộ thị trong chữ Phúc với ý nghĩa là mong muốn, khát khao của con người về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
  • Bên phải trên cùng là bộ miên (宀) chỉ mái nhà. Một cuộc sống ấm no, hạnh phúc phải là một cuộc sống có nhà để ở, có nơi để về, từ đó mới có thể an cư lạc nghiệp.
  • Dưới bộ miên là bộ khẩu (口) chỉ nhân khẩu, con người. Bộ khẩu xuất hiện ở đây với ý nghĩa cuộc sống chỉ thực sự hạnh phúc khi có đầy đủ thành viên trong gia đình, vui vẻ, quây quần bên nhau. Một ngôi nhà dù to đến đâu nhưng không có các thành viên trong gia đình thì cũng sẽ trở nên vô nghĩa.
  • Cuối cùng là bộ điền (田) chỉ đất đai, ruộng vườn. Một cuộc sống hạnh phúc thì không thể thiếu những giá trị vật chất. Có nhà, gia đình thì mới an cư lạc nghiệp.

Như vậy, chữ Phúc tiếng Trung mang ý nghĩa là ước mơ giản dị của con người, cầu mong có một cuộc sống bình yên, nơi để về, người thân chờ đợi, gia đình êm ấm, đất đai, của cải để làm ăn, phát triển sự nghiệp.

► Download: 214 bộ thủ tiếng Trung

Thành ngữ hay và ý nghĩa về chữ Phúc tiếng Trung

  • 幸福无疆. /Xìngfú wújiāng/

Hạnh phúc vô cương. Dùng để chúc ai đó có được hạnh phúc viên mãn, vĩnh cửu.

  • 福如东海,寿比南山.

/Fú rú dōnghǎi, shòu bǐ nánshān/

Phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn.

  • 福不双至,祸不单行.

/Fú bù shuāng zhì, huòbùdānxíng/

Phúc bất song chí, họa bất đơn hành.

  • 福寿双全.

/Fúshòu shuāngquán/

Phúc thọ song toàn.

  • 福禄双全.

/Fú lù shuāngquán/

Phúc lộc song toàn.

  • 寿山福海.

/Shòushān fúhǎi/

Thọ sơn phúc hải.

  • 有福同享,有祸同当.

/Yǒu fú tóng xiǎng, yǒu huò tóng dāng/

Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia.

  • 大难不死,必有福.

/Dà nán bù sǐ, bì yǒu fú/

Đại nạn không chết, ắt có phúc.

Tại sao ngày Tết người ta treo chữ Phúc ngược?

Phong tục treo chữ Phúc ngược của người Trung Quốc

Phong tục treo chữ Phúc ngược của người Trung Quốc

Treo chữ Phúc ngược vào ngày Tết là phong tục độc đáo. Xét theo phương diện ngôn ngữ, đây được xem là lối chơi chữ đặc biệt dựa vào tính chất đồng âm.

Nhiều người dân Trung Quốc cố ý dán ngược chữ Phúc với quan niệm như sau:

福倒了!

/Fú dào le/

Chữ Phúc bị ngược rồi!

Chữ 到 /dào/ (đến) và chữ 倒 /dào/ (ngược) là hai từ đồng âm. Chính vì vậy, 福倒了 đồng âm với 福到了 có nghĩa là “Phúc đến rồi!”.

Một số gia đình Trung Quốc hiện nay vẫn giữ phong tục dán ngược chữ Phúc vào dịp Tết, khai trương, tân gia,... với hy vọng hạnh phúc, vận may sẽ đến. Theo quan niệm của họ, chữ Phúc ngược đọc là “Phúc đảo” đồng âm với từ “Phúc đáo” nghĩa là phúc đến. Vì thế, dán ngược chữ Phúc mới mang đầy đủ ý nghĩa là phúc đến. Đặc biệt là chữ Phúc ngược được dán trước cửa nhà mang ý nghĩa “Phúc đáo tiền môn - Phúc đến trước cửa”.

► Xem thêm: Dịch tên tiếng Việt sang tiếng Trung

Chữ Phúc biến hoá thành Phước

Phúc và Phước là từ đồng nghĩa, chính âm là Phúc, biến âm là Phước. Vậy sự biến âm này có từ bao giờ? Vì sao được xuất hiện rộng rãi?

Trong lịch sử, để tránh phạm húy, người dân thường biến âm, đọc lệch hoặc viết khác đi. Vào thời Tây Sơn, Thoái thực ký văn của tác giả Trương Quốc Dụng (1797 – 1864) có viết: “Xã tôi xưa gọi là Long Phúc, vì Nguyễn Huệ có tên giả là Phúc, nên đổi gọi là Long Phú”. Vì vậy, chữ Phúc biến thành chữ Phú.

Chữ Phúc tiếng Trung biến âm thành chữ Phước thì giữ nguyên nghĩa, chỉ đổi âm và được biết đến rộng rãi kể từ năm Quý Mùi 1883 – thời điểm công tử Ưng Đăng lên ngôi vua, niên hiệu là Kiến Phúc.

Dòng họ Nguyễn Phúc được đọc thành Nguyễn Phước. Theo đó, Phúc – Lộc – Thọ được biến âm thành Phước – Lộc – Thọ, phúc đức thành phước đức, may phúc thành may phước, diễm phúc thành diễm phước,...

Tuy nhiên, đây không phải là trọng huý nên sự biến âm đã diễn ra không triệt để. Vì thế, trong từ điển tiếng Việt, không phải bất kỳ trường hợp nào chữ Phước đều có thể thay thế hoàn toàn cho chữ Phúc. Ví dụ: hạnh phúc, phúc âm, phúc đáp,...

► Xem thêm: Các câu thả thính bằng tiếng Trung

Trên đây là những chia sẻ về ý nghĩa và những điều thú vị xoay quanh chữ Phúc tiếng Trung. Còn nhiều điều hấp dẫn về chữ Hán trong các buổi học tiếng Trung tại Tiếng Trung Kim Oanh. Đội ngũ giáo viên của chúng tôi sẽ phân tích các từ ngữ với tầng ý nghĩa sâu nhất, giúp bạn nhớ từ lâu hơn và nhanh hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu các khóa học tiếng Trung tại Tiếng Trung Kim Oanh, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!

   

Từ khóa » Chữ Phúc Trong Tiếng Trung Quốc