Ý Nghĩa Của đo áp Lực Bàng Quang - Bệnh Viện Vinmec - Suckhoe123

  • Trang chủ
  • Thẩm mỹ
  • Sức khỏe
  • Nhóm
  • Video
  • Hình ảnh
  • Bảng giá dịch vụ
  • Kết nối bạn bè
  • Tin thẩm mỹ - sức khỏe
  • Tin tức
  • Blog tổng hợp
Xem thêm Cài đặt app suckhoe123 để kết nối nhanh với chuyên gia: Tải app android suckhoe123 Tải app ios suckhoe123
  • Công cụ
    • Trắc nghiệm da...
    • Thuật ngữ y khoa
    • Từ điển y khoa
    • Chỉ số BMI
    • Công cụ tính BMR
  • Trang thẩm mỹ
  • Trang sức khỏe
  • Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép DMCA.com Protection Status Ý nghĩa của đo áp lực bàng quang Bác sĩ gia đình 09:43 +07 Thứ tư, 05/10/2022 Chia sẻ
    • Chia sẻ ngay
    • Chia sẻ lên bảng tin
    • Chia sẻ lên trang bạn bè
    • Chia sẻ vào nhóm
    • Sao chép liên kết
    Đi tiểu là một quá trình phức tạp với sự liên hệ mật thiết đến khả năng hoạt động của bàng quang. Các dây thần kinh trong bàng quang sẽ tương tác với tủy sống và não để nhận tín hiệu giúp bàng quang co lại khi nước tiểu đầy. Để đánh giá khả năng hoạt động của bàng quang, các bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật đo áp lực bàng quang giúp đánh giá các bất thường về cơ hoặc thần kinh ảnh hưởng đến hoạt động tiểu của cơ thể.

    1. Đo áp lực bàng quang để làm gì?

    Đo áp lực bàng quang là thủ thuật để dùng để đo áp lực và dung tích bên trong bàng quang, đánh giá xem bàng quang có hoạt động tốt hay không. Đo áp lực bàng quang sẽ được chỉ định khi cơ hoặc thần kinh gây ra những khó khăn cho bàng quang trong việc giữ và thải nước tiểu ra ngoài.

    Trong quá trình đo áp lực bàng quang, bàng quang chứa đầy nước để đo khả năng giữ và đẩy nước ra. Thuốc cũng có thể được chỉ định nhằm biết được bàng quang có co lại hoặc thư giãn bình thường để đáp ứng với thuốc. Một ống thông được đặt trong bàng quang tùy trường hợp sẽ dùng để đo áp lực khi bàng quang đầy, miếng đệm nhỏ hoặc kim đặt gần hậu môn dùng để đo chức năng cơ ở khu vực này.

    2. Khi nào cần phải đo áp lực bàng quang?

    Ý nghĩa của đo áp lực bàng quang
    Đo áp lực bàng quang để tìm các nguyên nhân gây vấn đề ở bàng quang như ri nước tiểu không kiểm soát, dòng tiểu yếu,...

    Đo áp lực bàng quang có thể được chỉ định trong một số trường hợp sau:

    • Tìm các nguyên nhân gây nên vấn đề ở bàng quang hoặc cơ giữ nước tiểu trong bàng quang (cơ thắt bàng quang) gây ra sự rỉ nước tiểu không kiểm soát hoặc cảm giác cấp bách phải đi tiểu hoặc dòng tiểu yếu
    • Tìm hiểu dung tích nước tiểu bàng quang có thể lưu trữ và lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đã tiểu hết
    • Khảo sát những vấn đề về bàng quang như bàng quang hoạt động quá mức hoặc giảm chức năng bàng quang, bàng quang không có khả năng thải hết nước tiểu (gặp trong nhiễm trùng đường niệu, chẩn thương tủy sống, đột quỵ,...)
    • Hỗ trợ điều trị các triệu chứng ở hệ tiết niệu
    • Theo dõi hoạt động bàng quang ở những người mắc bệnh thần kinh tiến triển như bệnh đa xơ cứng

    3. Cách đo áp lực bàng quang

    Đo áp lực bàng quang sẽ được thực hiện tại phòng khám tiết niệu hoặc bệnh viện bởi các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu hoặc bác sĩ phụ khoa. Cách thực hiện đo áp lực bàng quang gồm các bước sau:

    • Khi bắt đầu đo, bệnh nhân sẽ được yêu cầu đi tiểu được kết nối với một máy gọi là uroflowmeter.
    • Máy sẽ đo lượng nước tiểu đi qua và thời gian mất bao lâu cũng như thời gian cần thiết để bắt đầu dòng nước tiểu, số lần bắt đầu và ngưng dòng nước tiểu, sự hiện diện của việc rê ở gần cuối của việc đi tiểu cũng sẽ được ghi lại
    • Sau đó, niệu đạo sau khi được làm sạch triệt để, một ống catheter được nhẹ nhàng chèn và di chuyển vào bàng quang, bất kỳ nước tiểu nào còn lại trong bàng quang sẽ được dẫn lưu và đo
    • Tiếp theo, một ống thông được sử dụng để làm đầy bàng quang bằng nước vô trùng, ống thông được gắn với một thiết bị gọi là cystometer giúp đo mức độ bàng quang có thể giữ và áp lực trong bàng quang. Bệnh nhân cần thông báo bất kỳ cảm giác nào như ấm, đầy bàng quang hoặc muốn đi tiểu cho bác sĩ
    • Quá trình được lặp lại và một vật liệu tương phản có thể được sử dụng nếu chụp X-quang trong quá trình đo áp lực bàng quang
    • Một ống thông khác có thể được đặt vào trực tràng để đo áp lực trong bụng khi bàng quang đầy. Một miếng đệm nhỏ hoặc kim đặt gần hậu môn dùng để đo chức năng cơ ở vùng này
    • Mỗi khi bàng quang được lấp đầy, bệnh nhân sẽ phải thông báo về cảm giác muốn đi tiểu. Sau đó ống thông sẽ dẫn lưu bàng quang hoặc yêu cầu bệnh nhân đi tiểu
    • Sau cùng khi tất cả chất dịch được rút khỏi bàng quang, nếu không có xét nghiệm bổ sung thì ống thông được lấy ra
    Ý nghĩa của đo áp lực bàng quang
    Kỹ thuật sẽ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tiết niệu hoặc bác sĩ phụ khoa

    4. Các giá trị bình thường của thủ thuật đo áp lực bàng quang:

    Khả năng hoạt động của bàng quang sẽ được đánh giá trên các thông số sau:

    • Tốc độ nước tiểu bình thường
    • Lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu ít hơn 30 ml
    • Điểm đầu tiên cảm thấy muốn đi tiểu là khi lượng dịch trong bàng quang khoảng 175 ml
    • Điểm cảm thất phải đi tiểu ngay là khi lượng dịch trong bàng quang khoảng 350- 450 ml
    • Lượng dịch tối đa bàng quang có thể chứa trong phạm vi bình thường: 400-500 ml
    • Xét nghiệm về chức năng của các dây thần kinh kiểm soát bàng quang bình thường
    • Nước tiểu không rò rỉ từ bàng quang trong quá trình kiểm tra

    Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

    Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

    [Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không? [Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

    Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

    Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

    Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

    Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

    Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

    Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

    Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

    Tin liên quan Điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương Điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương

    Có nhiều cách kiểm soát chứng đau nửa đầu, từ dùng thuốc cho đến các biện pháp điều trị tự nhiên. Nghiên cứu gần đây cho thấy hoa oải hương có thể làm giảm chứng đau nửa đầu. Hoa oải hương có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để trị đau nửa đầu. Một trong số đó là sử dụng tinh dầu oải hương. Cùng tìm hiểu xem liệu điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương có hiệu quả hay không và cách sử dụng ra sao.

    Trẻ Hóa Da Bằng Liệu Pháp Chất Tiết Tế Bào Gốc (Exosome)  Trẻ Hóa Da Bằng Liệu Pháp Chất Tiết Tế Bào Gốc (Exosome) 

    Chất tiết tế bào gốc là một loại tế bào đặc biệt có khả năng chuyển hóa thành các tế bào chuyên hóa khác trong cơ thể. Ứng dụng của chất tiết tế bào gốc có thể bao gồm điều trị các vấn đề lão hóa, chấn thương tế bào, và các bệnh lý khác.

    Dr Duy Thành

    Bauman

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » đo áp Lực Bàng Quang