Ý Nghĩa Của Nhẫn Cưới Và đeo Nhẫn Thế Nào Cho đúng? - Eropi

Như chúng ta đã biết, nhẫn cưới là tín vật thiêng liêng và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ngày cưới của cô dâu chú rể. Nó không chỉ là một món trang sức ngày cưới mà nó còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc mà không một món đồ nào có thể thay thế được nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của nhẫn cưới.

Nhẫn cưới – Biểu tượng của hôn nhân

Nhẫn của cô dâu có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ xưa. Người Hy Lạp quan niệm rằng trong cuộc đời người phụ nữ có ba chiếc nhẫn quan trọng là nhẫn đính hôn, nhẫn cưới và nhẫn vĩnh cửu. Ban đầu nhẫn cho cô dâu được làm bằng sắt, sau này chất liệu dần được thay thế bằng vàng, bạc

Thời Hy Lạp cổ đại, khi cô gái chấp nhận đưa chiếc nhẫn cưới vào tay thì cô gái đã không còn tự do như trước, bị trói buộc cả về tinh thần lẫn thể xác.Dưới thời Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn là biểu tượng thiêng liêng của sự gắn kết không bao giờ chấm dứt.

Ngày nay, việc đeo nhẫn cưới được coi là 1 nghi thức không thể thiếu trong đám cưới của các nước trên thế giới. Việc đeo nhẫn cưới khẳng định sự kết nối giữa hai người, chiếc nhẫn như là một biểu tượng của tình yêu, là sợi dây liên kết giữa hai người yêu nhau.

Tham khảo thêm:

  • Tiết lộ cảm xúc qua ngón tay đeo nhẫn
  • Những phụ kiện không thể thiếu đối với cô dâu
  • Nhẫn đeo ngón chân, bạn đã thử chưa?
  • Những lưu ý khi chọn trang sức bạc trong ngày cưới
  • Mẹo đánh bóng trang sức trong tích tắc

Ý nghĩa của những chiếc nhẫn cho cô dâu

Ở Việt Nam, người ta thường chỉ biết nhiều về nhẫn đính hôn và nhẫn cưới chứ ít ai biết về nhẫn vĩnh cửu. Từng giai đoạn khác nhau mà ý nghĩa của chiếc nhẫn cũng khác nhau.

1, Nhân đính hôn

Nhẫn đính hôn là chiếc nhẫn mà người con trai dành tặng cho người con gái mình yêu . Nếu cô gái đấy muốn gắn kết cả đời với chàng trai ấy thì sẽ đồng ý đeo chiếc nhẫn đó.Nhân đính hôn là biểu hiện của sự gắn kết, tin tưởng, quyết tâm gắn bó với nhau. Nhẫn đính hôn thường sẽ có một hạt đá hay một viên kim cương ở chính giữa. Nó có ý nghĩa là một tình yêu duy nhất, vĩnh hằng tồn tại mãi mãi.

Nhẫn đính hôn

Nhẫn đính hôn.

2, Nhẫn cưới

Khác với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới là một cặp cho cả nam và nữ. Ngoài ý nghĩa gắn bó, tin tưởng lẫn nhau như nhẫn đính hôn, nhẫn cưới còn là tượng trưng cho sự thủy chung, lâu bền. Khi họ trao nhẫn cưới cho nhau đồng nghĩa với việc họ chính thức làm vợ chồng. Cuộc sống của họ sau này sẽ không còn là sống vì bản thân mình nữa, mà sẽ là cuộc sống mới đồng hành cùng bạn đời của mình. Chiếc nhẫn cưới trên tay họ giúp họ luôn thấy trách nhiệm của mình đối với người bạn đời của mình dù vui buồn, đau khổ, khó khăn hay sung sướng… thì họ sẽ luôn bên nhau để cùng nhau vượt qua.

Nhẫn cưới

Nhẫn cưới.

Nhẫn cưới là một cặp và thường có hình dáng giống nhau, được làm từ nhiều chất liệu đa dạng như vàng, platinum, vàng trắng…Dù làm bằng chất liệu gì thì ý nghĩa của chiếc nhẫn cũng không bao giờ thay đổi. Nhẫn của người con trai thường có thiết kế bản to, đơn giản hơn nhẫn cưới của người con gái.

3, Nhẫn vĩnh cửu

Có lẽ, nhẫn vĩnh cửu được ít người biết đến. Sau một thời gian chung sống, chiếc nhẫn này sẽ được người chồng trao cho ngườivợ của mình khi mà họ sẽ tổ chức một lễ cưới hay lễ kỷ niệm. Tùy vào số năm chung sống mà sẽ có đám cưới bạc, đám cưới vàng, đám cưới kim cương. Nhẫn vĩnh cửu thường được gắn thêm các hạt đá hay kim cương xung quanh. Người ta cho rằng khi đeo chiếc nhẫn đó thì tình yêu của họ sẽ là vĩnh cửu.

Nhẫn vĩnh cửu.

Nhẫn vĩnh cửu.

Đeo nhẫn thế nào cho đúng

Chúng ta vẫn thường thấy và cũng cho rằng nhẫn cưới hay nhẫn đính hôn phải được đeo ở ngón tay áp út bàn tay trái. Chắc nhiều người cũng từng thắc mắc: Sao không phải là đeo tay phải hoặc ở ngón khác? Câu trả lời ngắn gọn đó là: do quan niệm, phong tục tập quán của từng vùng miền.

Ở các nước khác trên thế giới, họ cũng có quan niệm riêng trong cách đeo nhẫn cưới của mình:

Nhiều nước ở Châu Âu, họ tin rằng ngón tay giữa của bàn tay trái có một mạch máu chạy thẳng đến tim và gọi đó là mạch máu tình yêu.

Người La Mã thường đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út bên bàn tay trái vì họ cho rằng ngón tay áp út bên tay trái có một tĩnh mạch liên kết với nhịp đập con tim của mỗi người.

Người Trung Quốc thì lại có quan niệm khác. Họ quy định ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính mình, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời, ngón út là anh em. Vì vậy mà người Trung Quốc đeo nhẫn ở ngón áp út bên tay trái.

Nhẫn được đeo ở ngón áp út

Nhẫn được đeo ở ngón áp út.

Dù có đeo nhẫn cưới ngón nào thì ý nghĩa của cặp nhẫn cưới vẫn không bao giờ thay đổi. Nó biểu tượng cho tình yêu của hai người, để họ cùng nhau vượt qua những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống và cùng nhau đi đến cuối cuộc đời.

Từ khóa » Nhẫn Cưới Nghĩa Là Gì