Ý Nghĩa Của Số đăng Ký Thực Phẩm Chức Năng Trên Giấy Công Bố

Số đăng ký thực phẩm chức năng có tác dụng như thế nào? Số công bố trên giấy tiếp nhận công bố được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ý nghĩa gì? Làm thế nào để thực hiện công bố thực phẩm chức năng, lấy số đăng ký nhanh chóng nhất? Xem ngay bài viết dưới đây nhé.

Số đăng ký thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng là nhóm sản phẩm có tác đụng hỗ trợ điều trị bệnh hoặc tạo cho cơ thể sự thoải mái, tăng sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Theo quy định của Nhà nước, các sản phẩm là thực phẩm chức năng cần phải được thực hiện công bố trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam với mục địch bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Thông thường khi thực hiện thành công việc công bố, cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền sẽ trả lại kết quả cho tổ chức, cá nhân, trong đó có số đăng ký thực phẩm chức năng. Số đăng ký này do Cục an toàn thực phẩm cấp

Số đăng ký thực phẩm chức năng thực chất là số giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm do cơ quan nhà nước cấp quá trình kiểm duyệt hồ sơ công bố và cấp giấy công bố sản phẩm. Mã số này được đặt phía trên cùng bên tay trái của giấy tiếp nhận công bố.

Số đăng ký thực phẩm chức năng thực chất là số giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm

Ý nghĩa của số đăng ký thực phẩm chức năng

  • Đối với số đăng ký hợp quy được cấp bởi Cục an toàn thực phẩm

Số đăng ký được ghi ký hiệu tương ứng là (số thứ tự)(năm cấp)/ATTP-TNCB

Ví dụ: Số đăng ký công bố là Số 24873/2017/ATTP-TNCB thì chúng ta hiểu: 24873 là số thứ tự, 2017 là năm cấp, ATTP-TNCB tức là An toàn thực phẩm – Tiếp nhận công bố

  • Đối với số đăng ký trên giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cấp bởi Cục an toàn thực phẩm

(số thứ tự)/(năm cấp)/ATTP-XNCB

Ví dụ: Số đăng ký trên giấy là Số 18035/2019/ATTP-TNCB thì 18035 là số thứ tự, 2019 là năm cấp và ATTP-TNCB là An toàn thực phẩm – Tiếp nhận công bố

  • Đối với số đăng ký công bố thực phẩm chức năng do Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố cấp

(số thứ tự)(năm cấp)/YT+Tên viết tắt tỉnh, thành phố-TNCB

và (số thứ tự)(năm cấp)/YT+tên viết tắt tỉnh, thành phố-XNCB

  • Quy ước viết tắt của tên tỉnh, thành phố được quy định như sau:

Ví dụ: Số 30/2018/YTBG-TNCB

30: số thứ tự

2018: năm cấp

YTBG: Y tế Bắc Giang

TNCB: Tiếp nhận công bố

giay-tiep-nhan-dang-ky-cong-bo-san-pham
Để tự công bố sản phẩm, cần chuẩn bị một bộ hồ sơ công bố với các tài liệu pháp lý liên quan đến cơ sở sản xuất kinh doanh và sản phẩm cần được công bố.

Làm thế nào để có được số đăng ký thực phẩm chức năng?

Khi có số đăng ký thực phẩm, doanh nghiệp có thể giúp khách hàng nhanh chóng tra được thông tin sản phẩm, giúp họ tin tưởng về chất lượng, ưu tiên lựa chọn sản phẩm của mình trước tiên. Vậy cần làm gì để có được giấy công bố, số đăng ký công bố?

Chuẩn bị hồ sơ công bố

Trước tiên để thực hiện công bố thực phẩm chức năng, quý khách cần chuẩn bị bộ hồ sơ với đầy đủ các tài liệu sau đây:

  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000
  • Bản công bố soạn theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP
  • Thông tin chi tiết về sản phẩm
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do/ giấy chứng nhận y tế được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất (Có thể nộp bản gốc hoặc bản sao có công chứng hợp pháp)
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm. Trong đó các tiêu chí cần có gồm: chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, của phòng kiểm nghiệm
  • Bản kế hoạch giám sát định kỳ
  • Nhãn sản phẩm, nhãn phụ sản phẩm hoặc nội dung ghi trên nhãn
  • Mẫu sản phẩm
  • Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc công dụng của 

Xem thêm: “Làm sao để tra cứu công bố sản phẩm trên cổng thông tin điện tử”

Quy trình thực hiện để có được giấy chứng nhận công bố, số công bố thực phẩm chức năng

Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ công bố ở trên, quý khách thực hiện lần lượt theo các bước:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện

  1. Gửi hồ sơ về Cục An toàn thực phẩm
  2. Cục An toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ

Trong vòng 30 ngày (tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ), Bộ y tế phải cấp Giấy tiếp nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phảm. Nếu quá 30 ngày không cấp, Bộ y tế cần có văn bản trả lời lý do không cấp giấy phép.

  1. Theo dõi quá trình thẩm định để sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Cục an toàn thực phẩm (nếu có)
  2. Trả Giấy tiếp nhận công bố thực phẩm chức năng, lưu số công bố

Nộp hồ sơ online

  1. Tạo tài khoản trên: http://congbosanpham.vfa.gov.vn
  2. Đăng nhập và tạo hồ sơ trực tuyến
  3. Nộp phí thẩm định trực tuyến
  4. Chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ (nếu có)
  5. Nộp phí cấp hồ sơ
  6. Cơ quan nhà nước gửi trả kết quả. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ cấp giấy công bố, số công bố
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng được nộp dưới 2 hình thức đó là nộp hồ sơ online qua cổng thông tin quốc gia hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nhà nước được chỉ định.
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng được nộp dưới 2 hình thức đó là nộp hồ sơ online qua cổng thông tin quốc gia hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nhà nước được chỉ định.

Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng của Việt Tín

Công bố thực phẩm chức năng luôn luôn là vấn đề đau đầu của tất cả doanh nghiệp bởi nó cần rất nhiều giấy tờ pháp lý. Do vậy dịch vụ công bố của Việt Tín ra đời đã kịp thời giải quyết mọi khó khăn, rắc rối của tất cả doanh nghiệp gặp phải khi phải thực hiện công bố cho các sản phẩm trong hoạt động kinh doanh của mình. Tại đây, đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, có các mối quan hệ rộng rãi, dày dặn kinh nghiệm trong việc soạn thảo và xử lý hồ sơ. Thế nên sẽ nhanh chóng giúp quý khách thực hiện công bố, lấy được số đăng ký thực phẩm chức năng thành công.

dich-vu-cong-bo-thuc-pham-chuc-nang
Hiện nay các dịch vụ công bố chất lượng thực phẩm chức năng mọc lên như nấm nên việc tìm được đơn vị uy tín, giá cả phải chăng là điều tương đối khó khăn.

Thêm nữa, với mong muốn đem lại cho khách hàng sự hài lòng về mọi mặt, giá dịch vụ của chúng tôi đưa ra cũng vô cùng phải chăng, ở mức cạnh tranh đồng thời có nhiều ưu đãi hấp dẫn. Khách hàng khi liên hệ với Việt Tín sẽ được miễn phí tư vấn về các vấn đề pháp lý, được báo giá công khai, sau đó khi ký kết hợp đồng sẽ được miễn phí dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm. Vừa được đảm bảo về chất lượng, vừa tiết kiệm được chi phí, công sức, thời gian đi lại thì không có lý do gì không chọn dịch vụ công bố thực phẩm chức năng của Việt Tín đúng không nào.

Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp quý khách hiểu được ý nghĩa, tác dụng của số công bố thực phẩm chức năng được ghi trên giấy công bố do Cụ an toàn thực phẩm cấp. Đồng thời cũng giúp các tổ chức, cá nhân biết cách thực hiện công bố thực phẩm chức năng nhanh, hiệu quả, tiết kiệm. Nếu còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ với Việt Tín để các chuyên viên của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ bạn ngay hôm nay.

Tìm hiểu thêm: “Tất tần tật về thủ tục công bố thực phẩm chức năng bạn cần biết”

Tìm hiểu thêm: “Công bố sản phẩm là gì? Thủ tục đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm” Tại đây

Từ khóa » Số Dksp