Ý Nghĩa Của Văn Chương - Ngữ Văn 7 - Hoc247

YOMEDIA NONE Trang chủ Ngữ Văn 7 Bài 24 Ngữ Văn 7 Ý nghĩa của văn chương - Ngữ văn 7 ADMICRO Lý thuyếtSoạn bài 176 FAQ

Qua bài giảng Ý nghĩa văn chương giúp học sinh hiểu được Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ, công dụng và nguồn gốc của văn chương trong lịch sử nhân loại. Qua đó học sinh hiểu thêm về văn chương và yêu văn chương, biết cách tìm hiểu một văn bản nghị luận.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Hoài Thanh

b. Tác phẩm Ý nghĩa văn chương

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương

b. Công dụng của văn chương

2. Bài tập minh họa

3. Soạn bài Ý nghĩa văn chương

4 Hỏi đáp Bài Ý nghĩa của văn chương

5. Một số bài văn mẫu về Ý nghĩa của văn chương

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Tên: Hoài thanh (1909 –1982) tên thật là Nguyễn Đức Nguyên

  • Quê: ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

  • Cuộc đời:
    • Là nhà phê bình văn học xuất sắc.

    • Năm 2000 được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật

b. Tác phẩm

  • Tác phẩm
    • Văn bản được viết năm 1936 in trong sách Bình luận văn chương.

    • Chia làm 2 phần
      • Phần 1. Từ đầu đến.... “gợi lòng vị tha" Nguồn gốc văn chương xuất phát từ tình yêu thương con người.
      • Phần 2. Còn lại: Công dụng của văn chương

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương

  • “Là lòng thương người, và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. ”
  • Là quan niệm đúng, rất có lí nhưng không phải là duy nhất.
  • Có quan niệm khác: cái gốc của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha
  • “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng” → văn chương phản ánh cuộc sống.
  • “văn chương còn sáng tạo ra sự sống” → văn chương dựng ra những hình ảnh mới, đưa ra những ý tưởng hiện tại chưa có.

b. Công dụng của văn chương

  • “Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng … cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?” → khơi dậy những trạng thái cảm xúc của con người
  • “Văn chương gây cho ta những tình cảm … rộng rãi đến trăm nghìn lần” → rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm của con người

→ Làm giàu tình cảm của con người

  • “Có kẻ nói từ khi các ca sĩ ca tụng … tiếng suối nghe mới hay” → văn chương làm đẹp và làm hay những thứ bình thường.
  • “Nếu pho lịch sử loài người … cảnh tượng nghèo nàn đến bậc nào các thi nhân, văn nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại”

→ Làm giàu, làm đẹp cho cuộc sống

  • Tổng kết

    • Nghệ thuật

      • Văn nghị luận của Hoài Thanh vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.

      • Văn nghị luận kết hợp miêu tả, biểu cảm và tự sự.

      • Lập luận chặt chẽ, đầy thuyết phục.

    • Nội dung

      • Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề bài: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Em hãy chứng minh ý kiến trên của Hoài Thanh trong bài Ý nghĩa văn chương.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Dẫn vào đề bằng một ý kiến ngược lại hoặc bằng một câu chuyện nhỏ nói về tác dụng của văn chương đối với người đọc.
  • Nêu ý kiến của Hoài Thanh.
  • Nhận định khái quát giá trị và tính đúng đắn của ý kiến đó, xác định hướng và phạm vi sẽ chứng minh.

2. Thân bài

a. Luận điểm 1: Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có :

  • Giảit thích:
    • Ta: người đọc, người thưởng thức tác phẩm văn chương.
    • Những tình cảm mà ta không có là : Tình cảm mới mà ta có được sau quá trình đọc – hiểu , cảm nhận tác phẩm văn chương. Có thể là : Lòng vị tha, tính cao thượng, lòng căm thù cái ác, cái giả dối, ý chí vươn lên, muốn đi xa lập chiến công, tính quyết đoán...
  • Chứng minh:
    • Văn chương hình thành trong ta những tình cảm ấy như thế nào?
      • Qua cốt truyện, chủ đề, tư tuởng, nhân vật, tình huống , chi tiết, hình ảnh, câu chữ, lời văn...
      • Thấm dần, ngấm dần hoặc lập tức thuyết phục và nảy sinh...
  • Chuyển ý : Tuy nhiên trong thực tế, trong sâu thẳm trái tim và khối óc mỗi người đọc, ít nhiều đều đã có tất cả những tình cảm đó. Có điều là nhiều khi ở người này, người kia, ở hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác nó bị mờ chìm, khuất lấp mà thôi. Cho nên, tác dụng rất quan trọng của văn chương đối với người đọc chúng ta chính là luyện những tình cảm ta sẵn có.

b. Luận điểm 2:

  • Cụ thể những tình cảm ta sẵn có là gì?
    • Tình cảm gia đình.
    • Tình cảm bạn bè.
    • Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương...
  • Văn chương đã rèn luyện những tình cảm ta đang có như thế nào?
    • Đánh thức , khơi gợi tình cảm...
    • Làm sâu sắc phong phú thêm tình cảm con người...

3. Kết bài

  • Cảm xúc và tâm trạng của em sau mỗi lần đọc một tác phẩm văn chương hay.
  • Tác dụng và ý nghĩa của văn chương không chỉ ở chỗ rèn luyện và bồi dưỡng tình cảm cho người đọc mà còn mang lại cho họ nhận thức, hiểu biết về thế giới, về bản thân, gioá dục họ và giúp họ tự giáo dục, còn mua vui, giải trí, giúp người đọc thư giãn tâm hồn...
  • Bởi vậy văn chương đối với con người trong hiện tại hay tương lai vẫn là người bạn đường, người thầy, món ăn tinh thần không thể thiếu. Và đọc văn, học văn vẫn mãi mãi là một niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao đối với mỗi con người

3. Soạn bài Ý nghĩa văn chương

Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn. Đó là nội dugn chính của văn bản Ý nghĩa văn chương. Ngoài ra, để nắm được nội dung, nghệ thuật cần đạt khi học tác phẩm này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Ý nghĩa văn chương.

4. Hỏi đáp Bài Ý nghĩa của văn chương

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

5. Một số bài văn mẫu về Ý nghĩa của văn chương

Để hiểu hơn về văn bản Ý nghĩa văn chương, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

  • Phân tích tác phẩm Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) - Ngữ văn 7 Luyện tập viết đoạn văn chứng minh Luyện tập viết đoạn văn chứng minh - Ngữ văn 7 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7

Toán 7

Toán 7 Kết Nối Tri Thức

Toán 7 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 7 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 7 KNTT

Giải bài tập Toán 7 CTST

Giải bài tập Toán 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 7

Đề thi giữa HK1 môn Toán 7

Ngữ văn 7

Ngữ Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 7 Cánh Diều

Soạn Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Soạn Văn 7 Cánh Diều

Văn mẫu 7

Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 7

Tiếng Anh 7

Tiếng Anh 7 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 7

Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 7

Khoa học tự nhiên 7

Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Khoa học tự nhiên 7 CTST

Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 7 KNTT

Giải bài tập KHTN 7 CTST

Giải bài tập KHTN 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7

Đề thi giữa HK1 môn KHTN 7

Lịch sử và Địa lý 7

Lịch sử & Địa lí 7 KNTT

Lịch sử & Địa lí 7 CTST

Lịch sử & Địa lí 7 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 7 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 7 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7

Đề thi giữa HK1 môn LS và ĐL 7

GDCD 7

GDCD 7 Kết Nối Tri Thức

GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo

GDCD 7 Cánh Diều

Giải bài tập GDCD 7 KNTT

Giải bài tập GDCD 7 CTST

Giải bài tập GDCD 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm GDCD 7

Đề thi giữa HK1 môn GDCD 7

Công nghệ 7

Công nghệ 7 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 7 Chân Trời Sáng Tạo

Công nghệ 7 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 7 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 7 CTST

Giải bài tập Công nghệ 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 7

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 7

Tin học 7

Tin học 7 Kết Nối Tri Thức

Tin học 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tin học 7 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 7 KNTT

Giải bài tập Tin học 7 CTST

Giải bài tập Tin học 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 7

Đề thi giữa HK1 môn Tin học 7

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 7

Tư liệu lớp 7

Xem nhiều nhất tuần

Video Toán nâng cao lớp 7

Con chim chiền chiện - Huy Cận - Ngữ văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 7 Cánh Diều

Quê hương - Tế Hanh - Ngữ văn 7 Kết Nối Tri Thức

Toán 7 CTST Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ

Toán 7 Cánh diều Bài tập cuối chương 1

Toán 7 KNTT Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Giải Ngữ Văn 7 Tập 2 Bài ý Nghĩa Văn Chương