Ý Nghĩa Của Việc đẩy Mạnh Tiêu Thụ, Tăng Doanh Thu Bán Hàng. Vai ...

  1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >
Ý nghĩa của việc đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng. Vai trò của tài chính trong việc thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.29 KB, 71 trang )

1.1.3 Ý nghĩa của việc đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng.

Cơng tác tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệpTiêu thụ sản phẩm hàng hóa nhanh sẽ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, rút ngắn thời gian hàng tồn kho, tăng khả năng thanh khoản cho doanhnghiệp. - Doanh nghiệp ngày càng mở rộng thị phần, tăng sức ảnh hưởngvới các đối thủ cạnh tranh và có điều kiện để thâm nhập vào thị trường tiềm năng.- Công tác tiêu thụ được đẩy mạnh sẽ góp phần tăng lưu thơng hàng hóa trên thị trường, làm cho nền kinh tế ngày càng tăng trưởng.- Doanh nghiệp có thể sớm thu hồi vốn để đầu tư tái sản xuất mở rộng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Doanh thu là kết quả đánh giá hiệu quả sản xuất doanh nghiệp trong kì. Nó có các ý nghĩa sau:- Là nguồn tài chính tiềm năng quan trọng để doanh nghiệp bỏ ra thanh toán các khoản chi phí phát sinh trong q trình sản xuất kinh doanh.- Doanh thu là nguồn để có thể tham gia góp vốn cổ phần, tham gia liên doanh, liên kết với các đơn vị khác.- Doanh thu là nguồn quan trọng để các doanh nghiệp có thể thực hiện được các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước như: nộp các khoảnthuế, phí, lệ phí theo luật định. - Tăng doanh thu bán hàng là một trong những mục tiêu thể hiện sựtăng trưởng của doanh nghiệp dựa trên cơ sở tăng quy mô kinh doanh, tăng sản lượng.- Góp phần tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động, góp phần tiết kiệm vốn lưu động, tiết kiệm vốn lưu động thuận lợi cho doanh nghiệp trongcông tác tổ chức nguồn vốn.SV:Lưu QuangDũng CQ4411.099- Tăng doanh thu bán hàng là tiền đề để doanh nghiệp tăng lợi nhuận bán hàng.

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng

Có nhiều nhân tố tác động, ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng :

1.1.4.1 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ.

Khối lượng sản phẩm hàng hóa sản xuất và tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa. Số lượng sản phẩm tiêu thụ phụthuộc chủ yếu vào khối lượng sản phẩm sản xuất ra rong kỳ và công tác tổ chức tiêu thụ. Xét về mặt lý thuyết, sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì khảnăng về doanh thu càng lớn, song đó chỉ là khả năng. Vấn đề quan trọng hơn là khối lượng lượng sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với sức muacủa thị trường. Để đạt được mục tiêu doanh thu đề ra trong công tác sản xuất doanh nghiệp phải biết cân đối giữa sản phẩm hàng hóa cung ứng rathị trường với sức tiêu thụ thực tế của thị trường đó. Tính cân đối này có ý nghĩa rất quan trọng vì lượng hàng mà doanh nghiệp cung ứng vượt quásức mua của thị trường thì trước hết doanh nghiệp đã lãng phí trong sản xuất do sản phẩm khơng được tiêu thụ và nhu cầu thị trường ln có sựthay đổi. Hơn nữa doanh nghiệp bị tồn đọng vốn rất nhiều trong lượng hàng chưa tiêu thụ được dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Ngượclại, nếu cung nhỏ hơn cầu thì doanh nghiệp đã bỏ phí cơ hội kinh doanh và cơ hội chiếm lĩnh mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho đối thủ cạnh tranhchiếm lĩnh một phần thị trường mà doanh nghiệp có điều kiện nhưng chưa khai thác được. Vì vậy, để đảm bảo cân đối giữa cung và cầu đòi hỏi doanhnghiệp phải có sự tính tốn kỹ lưỡng, đi sâu tìm hiểu thị trường và hiểu rõ năng lực sản xuất của mình trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm.

1.1.4.2 Kết cấu sản phẩm.

Mỗi doanh nghiệp có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau, chất lượng và giá cả của chúng cũng khác nhau. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng,SV:Lưu QuangDũng CQ4411.0910mỗi loại sản phẩm đều có tác dụng nhất định trong việc thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, để phấn đấu tăng doanh thu các doanh nghiệpcần nắm rõ nhu cầu của thị trường về mỗi loại sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Khi đưa ra một kết cấu sản phẩm hợp lý sẽ thúc đẩy khả năngtiêu thụ đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp. Để có kết cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ phù hợp với nhu cầu thị trường thìdoanh nghiệp cung phải chú ý đến việc thực hiện đảm bảo kế hoạch sản xuất những mặt hàng mà doanh nghiệp đã ký hợp đồng, để vừa đảm bảo cókết cấu sản phẩm hợp lý vừa giữ uy tín với khách hàng.

1.1.4.3 Đặc điểm sản xuất, tiêu thụ của từng ngành.

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm và điều đó có ảnh hưởng tới doanh thutiêu thụ sản phẩm. Trong ngành cơng nghiệp, do tính chất sản phẩm đa dạng, nhiềuchủng loại, dựa trên trình độ kỹ thuật tiên tiến, việc sản xuất ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và thời vụ, sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanhhơn, do đó tiền thu bán hàng cũng nhanh hơn và thường xuyên hơn. Sản phẩm thuộc nghành này dễ bị cạnh tranh bởi sự tác động của khoa học kĩthuật. Việc thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm là đòi hỏi mang tính quy luật.Đối với ngành sản xuất nơng nghiệp, đặc trưng của ngành là sản xuất theo mùa vụ, sản phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của tự nhiên. Các nông sảnnếu không được bảo quản tốt rất dễ bị hư hỏng, không để được lâu. Do vậy, việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều cơngsức trong việc bảo quản. Nó ảnh hưởng đến việc thực hiện doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.Đối với ngành xây dựng cơ bản, thì sản phẩm của ngành là sản phẩm đơn chiếc, thực hiện theo đơn đặt hàng, thời gian thi công kéo dài, việc tiêuthụ sản phẩm xây lắp chính là bàn giao cơng trình hồn thành hoặc hạngSV:Lưu QuangDũng CQ4411.0911mục cơng trình cho đơn vị giao thầu và thu tiền về. Vì vậy, doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa có sự khơng đồng đều giữa các kì.Đối với ngành thương mại, doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất mà chỉ chuyển hóa vốn từ hình thái vốn bằng tiền sang hình thái vốn sảnphẩm, hàng hóa rồi lại về hình thái vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh tốn. Đặc điểm của ngành là kì luân chuyển vốn ngắn, vốn tồn tại chủ yếu dướidạng hàng tồn kho, doanh thu chủ yếu phụ thuộc vào công tác bán hàng.

1.1.4.4 Giá cả sản phẩm, hàng hóa bán ra.

Giá cả sản phẩm cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng nếu các nhân tố khác không thay đổi.Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là 1 yếu tố quan trọng liên quan đến quan điểm của cả người mua và người bán. Nó được hình thành trong sựtác động qua lại giữa cung và cầu. Giá cả là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu trong quá trình chinh phục thị trường của doanh nghiệp. Mỗi sự thay đổigiá cả của các đối thủ cạnh tranh cũng đòi hỏi doanh nghiệp xác định lại giá cả của mình.Việc xây dựng chính sách giá hợp lý là 1 công việc quantrọng để doanh nghiệp tác động đến thị trường. Các chính sách sản phẩm, phân phối và xúc tiến yểm trợ có vai trò lơi kéo khách hàng, tạo ra thịtrường để doanh nghiệp bán được hàng và tăng doanh thu. Nhưng bán được số lượng bao nhiêu để bù đắp chi phí và thu được lợi nhuận thỏa đáng thựchiện tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp lại là vấn đề giá cả. Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý tốt các yếu tố sảnxuất, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để sao cho hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội trên mỗi đơn vị sản phẩm, từ đó làmcho giá thành sản xuất sản phẩm hạ thấp hơn so với giá thành sản xuất bình quân. Đây là 1 lợi thế cạnh tranh thu hút khách hàng. Chính sách giá cả làchính sách duy nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Không có yếu tố phi giá nào có thể thay đổi dễ dàng và tác độngđến khách hàng nhanh chóng như yếu tố giá cả. Khi doanh nghiệp có sựSV:Lưu QuangDũng CQ4411.0912thay đổi trong chính sách giá sẽ gây ra những phản ứng từ phía các đối thủ cạnh tranh. Như vậy, giá cả không chỉ là công cụ của doanh nghiệp trongviệc chinh phục khách hàng, tạo ra doanh thu, lợi nhuận mà nó còn là vũ khí cạnh tranh lợi hại, không những giúp doanh nghiệp giữ vững mà cònmở rộng thị phần của mình, tránh được sự xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, cũng khơng nên q lạm dụng chính sách giá vìcạnh tranh về giá có thể gây ra các cuộc chiến tranh giá cả, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá cả phải gắn vớichất lượng và phải tính tốn sao cho bù đắp được các loại chi phí. Có vậy, doanh nghiệp mới đẩy mạnh được cơng tác tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vàđạt mục tiêu doanh thu bán hàng.1. 1.4.5 Chất lượng sản phẩm tiêu thụ.Doanh thu còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Là 1 trong những nhân tố tạo nên uy tín cho doanh nghiệp. Ngườitiêu dùng bao giờ cũng muốn sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Dù sản phẩm có kiểu dáng đẹp đến đâu nhưng chất lượng sản phẩmkhơng tốt thì sẽ mất uy tín với khách hàng, khó có thể giữ chân khách hàng quay lại với sản phẩm của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm tốt còn tácđộng đến việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng, tăng khối lượng sản phẩm bán ra, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng doanh thu bánhàng. Ngồi ra, nó là 1 trong những nhân tố để giữ chân khách hàng mục tiêu và tạo điều kiện để doanh nghiệp khai thác được thị phần khách hàngtiềm năng, mở rộng thị phần tiêu thụ. Nâng cao chất lượng sản phẩm còn tạo điều kiện để doanh nghiệp nhanh chóng thu được tiền bán hàng, giúpdoanh nghiệp có thể nâng cao giá bán 1 cách hợp lý mà vẫn được thị trường chấp nhận. Ngược lại, những sản phẩm có chất lượng kém thì kháchhàng có thể từ chối thanh tốn, u cầu giảm giá hàng bán hoặc khơng mua hàng. Điều đó sẽ dẫn tới doanh nghiệp phải hạ giá bán sản phẩm, giảmdoanh thu. Nếu không cải thiện được chất lượng sản phẩm thì dần dầnSV:Lưu QuangDũng CQ4411.0913khách hàng sẽ rời bỏ doanh nghiệp tìm nguồn cung ứng mới. Mà việc lấy lại lòng tin của khách hàng là 1 vấn đề hết sức khó khăn . Do vậy, doanhnghiệp cần chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng áp dụng thành tựu khoa học công nghệ, cải tiến mẫu mã…

1.1.4.6 Kết cấu mặt hàng.

Nếu kinh doanh một loại mặt hàng thì số lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả là hai nhân tố tác động chủ yếu đến doanh thu của doanh nghiệp.Nhưng thực tế cho thấy rất ít doanh nghiệp lại chỉ kinh doanh một mặt hàng vì tính rủi ro rất cao nên thường có sự đa dạng trong mặt hàng kinhdoanh của mình. Khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng thì kết cấu mặt hàng cũng sẽ có ảnh hưởng tới doanh thu. Kết cấu mặt hàng làtỷ trọng theo doanh thu tiêu thụ của từng mặt hàng so với tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, ứng với mỗi kết cấu mặthàng khác nhau thì doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau. Nếu mặt hàng có giá bán cao chiếm tỉ trọng lớn thì doanh thucũng cao và ngược lại. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng tới tình hình tiêu thụ, phân tích nghiên cứu thị trường đốivới từng loại sản phẩm và năng lực sản xuất của mình để đưa ra một kết cấu mặt hàng tối ưu. Ở mỗi thời kì khác nhau thì thị hiếu tiêu dùng cũngthay đổi. Vì thế, việc xác định kết cấu mặt hàng cần phải được thường xuyên nghiên cứu, doanh nghiệp cần phải nắm bắt nhanh chóng nhu cầu thịtrường để xác định được 1 cách hợp lý kết cấu mặt hàng.

1.1.4.7 Thị trường tiêu thụ.

Trước khi doanh nghiệp đưa ra những phương án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi thì việc tìm hiểu thị trường là hết sức quan trọng.Thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng lớn đến doanh thu bán hàng. Nó giúp cho q trình trao đổi hàng hóa được diễn ra sn sẻ. Thị trường quyết định sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Dung lượng thị trường càng lớn khối lượng hàng hóa trao đổi, số lượng các chủ thể tham gia trên thịSV:Lưu QuangDũng CQ4411.0914trường... thì khả năng tăng sản phẩm tiêu thụ càng lớn, chất lượng thị trường càng cao sức mua của thị trường lớn, khả năng thanh tốn tốt, mứcđộ rủi ro ít... thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ dễ dàng. Thị trường có thể làm thay đổi mặt hàng tiêu dùng cũng như cơ cấu tiêu dùng của khách hàng.Làm tốt việc nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp xác định được thị trường nào là chủ yếu, thị trường nào là thứ yếu để phân phối sản phẩmsao cho hợp lý. Việc xác định thị trường tiềm năng trong tương lai sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp có định hướng đúng trong kinh doanh, tạo đà cho việctăng doanh thu bán hàng.1.1.4.8 Công tác tổ chức bán hàng.Công tác bán hàng bao gồm: hình thức bán hàng, tổ chức thanh tốn, các dịch vụ sau bán hàng... Nó là 1 nhân tố quan trọng nhằm đẩy mạnh tiêuthụ hàng hóa, tăng doanh thu bán hàng. - Về hình thức bán hàng: Việc sử dụng đa dạng các hình thức bánhàng: bán hàng thu tiền ngay, bán hàng trả góp, bán hàng thơng qua các đại lý, kí gửi, bán hàng qua internet...tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm.Khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm của doanh nghiệp một cách dễ dàng. Khi khách hàng chưa đủ khả năng thanh tốn ngay nhưng khách hàngvẫn có thể mua được sản phẩm do lựa chọn hình thức mua trả sau, trả góp... Như vậy là doanh nghiệp đã cho khách hàng chiếm dụng 1 phần vốn nhưngsự chiếm dụng này doanh nghiệp vẫn thu được lợi ích mà lại còn bán được sản phẩm. Việc mở rộng mạng lưới các đại lý, chi nhánh, văn phòng đạidiện cũng là hình thức phổ biến để chiếm lĩnh thị trường. Áp dụng nhiều hình thức bán hàng cũng là lợi thế trong tiêu thụ của doanh nghiệp.- Về tổ chức thanh toán: Thơng thường thì bán sản phẩm sẽ thu được tiền về. Song trong điều kiện cạnh tranh, các doanh nghiệp bán hàngthường dành sự ưu đãi nhất định đối với người mua: thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp, thực hiện chiết khấu thương mại, chiết khấuthanh tốn... Cùng với đó là sự đa dạng trong việc chấp nhận các cơng cụSV:Lưu QuangDũng CQ4411.0915thanh tốn: tiền mặt, séc, hàng đổi hàng...Các yếu tố này giúp cho khách hàng có thể thoải mái lựa chọn hình thức thanh tốn phù hợp nhất vớimình. Từ đó làm tăng khả năng tiêu thụ và tăng doanh thu bán hàng. Doanh nghiệp cũng cần phải có những điều kiện ràng buộc yêu cầu khách hàngthanh tốn đúng hạn, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. - Về dịch vụ sau bán: Dịch vụ sau bán hàng là 1 trong 4 yếu tố cấuthành chính sách xúc tiến yểm trợ trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Dịch vụ sau bán hàng bao gồm các hoạt động diễn ra sau khi hànghóa đã được tiêu thụ nhằm giúp cho người tiêu dùng sử dụng hợp lý sản phẩm và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Các dịch vụ đó là: vận chuyển,lắp đặt, bảo hành, tư vấn.... Dịch vụ tư vấn giúp doanh nghiệp lấy thông tin từ khách hàng dễ dàng về nhu cầu, mức độ chấp nhận và hài lòng đối vớisản phẩm mình cung ứng. Dịch vụ cung cấp phụ tùng thay thế còn giúp doanh nghiệp nâng cao được thu nhập thông qua việc bán các phụ tùngthay thế... Ngày nay, sự cạnh tranh diễn ra trong nền kinh tế ngày càng gay gắt thì các dịch vụ sau bán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và trở thành vũkhí sắc bén của cạnh tranh. Doanh nghiệp có dịch vụ sau bán tốt thì sẽ tạo sự hưởng ứng của khách hàng trong việc tiêu thụ sản phẩm vì vậy mà uytín của doanh nghiệp cũng được nâng lên, làm hài lòng cả những khách hàng khó tính.

1.1.4.9 Uy tín doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm.

Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường cũng như thương hiệu sản phẩm là một tài sản quý giá làm cho khách hàng tin tưởng và sẵn sàng sửdụng sản phẩm của mình. Uy tín và thương hiệu giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường, thắng lợi trong cạnh tranh, từ đó đảm bảocho doanh thu tăng lên.SV:Lưu QuangDũng CQ4411.09161.1.4.10 Chính sách của Nhà Nước liên quan đến đầu ra của sản phẩm và những nhân tố về cung cầu.Chính sách của Nhà Nước được coi là một yếu tố quan trọng trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Những chính sách này có thể tạođiều kiện cho doanh nghiệp phát triển nhưng cũng có thể là rào cản đối với q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ đối với cơng ty cổphần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu, nếu nhà nước quyết định tăng giá nguyên liệu đầu vào thì giá bán của cơng ty đưa ra cũng phải tăng để bùđắp chi phí, từ đó sẽ làm giảm lượng khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty. Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải sớm nắm bắt được sự thay đổitrong chính sách của Nhà Nước. Đồng thời bên cạnh sản xuất phải ln có phương án dự phòng để tránh những rủi ro, ảnh hưởng từ những chính sáchcủa Nhà Nước. Việc lựa chọn mua hàng của một người là kết quả của tácđộng tương quan nhiều nhân tố khác nhau. Theo quan điểm của Marketing có 3 nhân tố chi phối cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng là: văn hóa -xã hội, tâm lý, cá nhân nhân tố về cầu. Xét về yếu tố văn hóa - xã hội thì mỗi người tiêu dùng đều chịu ảnh hưởng của ít nhất một nền văn hóa nhấtđịnh, nó chi phối một phần quyết định tiêu dùng của họ, bao gồm: phong tục tập quán, tầng lớp xã hội, phân tầng văn hóa…Yếu tố tâm lý bao gồm:động cơ tiêu dùng, học thức, lòng tin…Yếu tố cá nhân gồm: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, nhân cách… Sự ảnh hưởng tổng hợptừ các yếu tố trên ảnh hưởng đến cầu về loại sản phẩm cụ thể. Bên cạnh đó, sự tác động của các nhân tố về cung cũng khôngnhỏ, bao gồm: số lượng sản phẩm trên thị trường, số lượng nhà cung ứng, khả năng cung cấp của các doanh nghiệp trên thị trường trong tương lai.SV:Lưu QuangDũng CQ4411.09171.2 Vai trò của cơng tác tài chính trong việc thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu của doanh nghiệp.1.2.1 Sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tăng doanh thu bán hàng.Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh còn doanh thu bán hàng là kết quả đánh dấu hiệu quả sảnxuất kinh doanh, đánh dấu sự nỗ lực của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần khơng ngừng hồn thiện cơng tác tiêu thụ sản phẩm, đẩy nhanhtốc độ tăng doanh thu bán hàng. Sự cần thiết đó thể hiện ở những lí do sau: - Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm chủ yếu là để tiêu thụ chứkhông phải tiêu dùng cho bản thân doanh nghiệp. Có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới có lợi nhuận để tiến hành đầu tư, mở rộng sảnxuất kinh doanh, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng vòng quay vốn, rút ngắnthời gian hàng tồn kho, tránh được hàng hóa bị ứ đọng, giảm bớt các khoản chi phí lưu kho, chi phí bảo quản...làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăngtỉ trọng vốn tự có, giảm vốn vay, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn đối với tình hình tài chính của mình và có thể bù đắp các chi phí đã bỏ ra, hồnthành nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. - Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sẽ làm cho sự lưu thơng của hàng hóađược thơng suốt, nhanh chóng. Doanh nghiệp có thể vươn tới các địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, vượt ra ngoài biên giới lãnh thổ, mở rộng tầm ảnhhưởng của mình, mở rộng thị phần. Từ đó tối đa hóa được lợi nhuận, tối đa hóa giá trị thị trường.

1.2.2 Vai trò của tài chính trong việc thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng.

Xét về mặt hình thức, Tài chính doanh nghiệp TCDN là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạtđộng của doanh nghiệp. Xét về bản chất, TCDN là các quan hệ kinh tế dướiSV:Lưu QuangDũng CQ4411.0918hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.Trong hoạt động thúc đẩy tiêu thụ tăng doanh thu, TCDN có những vai trò chủ yếu sau:- Trong khâu sản xuất, TCDN tổ chức huy động vốn từ các nguồnkhác nhau đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, lưu thơng hàng hóa được diễn ra bình thường và liên tục. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệpcần vốn để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, tạo ra các sản phẩm, thực hiện các mục tiêu kinh tế - tài chính của mình. Nếu khơng đáp ứng kịp thờinhu cầu vốn, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ những hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng của khách hàng. Có vốn doanh nghiệp sẽ có điều kiện đầu tư mở rộng sảnxuất, mua sắm máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại, chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã...Điều này sẽtạo cho việc tiêu thụ hàng hóa được diễn ra nhanh chóng do khách hàng có nhiều sự lựa chọn, việc tăng số lượng sản phẩm bán ra là tất yếu.- TCDN kiểm tra, kiểm sốt q trình tiêu thụ, thực hiện doanh thucủa doanh nghiệp. Thơng qua báo cáo tài chính, sổ sách kế toán, nhà quản lý doanh nghiệp sẽ thu thập được thông tin, đánh giá hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp. Từ đó sẽ có những biện pháp kịp thời để giảm các khoản chi phí khơng hợp lý: chi phí lưu kho, chi phí cho đơn đặt hàng, chi phí bảoquản... làm giảm giá vốn hàng bán và tăng doanh thu bán hàng.- TCDN tham gia vào việc lập kế hoạch tiêu thụ, hoạch định chiếnlược phát triển, chiến lược kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài. Các thơng tin về tình hình tài chính là căn cứ quan trọng đối với các nhà quản lýdoanh nghiệp để đưa ra các kế hoạch, chiến lược phát triển doanh nghiệp. Nếu các kế hoạch chiến lược này chính xác và khoa học thì việc tiêu thụsản phẩm sẽ thuận lợi và đem lại doanh thu như dự kiến cho doanh nghiệp. Nếu kế hoạch, chiến lược được lập ra xa rời thực tế, thiếu khoa học, thiếuđộ chính xác, sản phẩm của doanh nghiệp không phù hợp với nhu cầu thịSV:Lưu QuangDũng CQ4411.0919trường dẫn tới không thực hiện được mục tiêu đề ra, hàng hóa khơng tiêu thụ được sẽ bị ứ đọng, gây lãng phí nguồn vốn.- TCDN sử dụng các cơng cụ có tính chất đòn bẩy như: tiền lương, tiền thưởng...để khuyến khích cơng nhân tham gia sản xuất, tăng năng suấtlao động, luôn sáng tạo, tìm tòi tạo ra nhiều mẫu sản phẩm mới, đáp ứng mọi nhu cầu khắt khe của thị trường.- TCDN đưa ra các quyết định đầu tư, lựa chọn phương án sản xuấttối ưu để giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Như vậy, doanh nghiệp sẽ định giá bán thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ làm cho lượnghàng tiêu thụ được nhiều hơn. Ngồi ra, TCDN còn sử dụng nhiều cơng cụ khác để thu hút kháchhàng, kích thích nhu cầu tiêu dùng xã hội, đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng như: chiết khấu, giảm giá hàng bán, hoa hồng đại lý...Khi tình hình tài chính ổn định, lành mạnh doanh nghiệp có điều kiện đa dạng hóa phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, đẩymạnh hoạt động xúc tiến bán hàng từ đó thúc đẩy tiêu thụ và ngược lại. Như vậy TCDN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp. Nếu đưa ra quyết định đúng sẽ thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu. Ngược lại sẽ khiến việc tiêu thụ của doanh nghiệp gặp khókhăn mà khơng dễ gì giải quyết được bằng các biện pháp khác.1.3 Một số giải pháp kinh tế - tài chính chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tăng doanh thu bán hàng.Ngày nay, nền kinh tế đang có xu hướng hội nhập, các rào cản kinh tế dần được dỡ bỏ, thị trường tiêu thụ được mở rộng thì việc làm sao để cóthể đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần phải áp dụngđồng bộ nhiều biện pháp kinh tế - tài chính khác nhau. Sau đây là một số giải pháp chủ yếu mà các doanh nghiệp hiện đang áp dụng.SV:Lưu QuangDũng CQ4411.09201.3.1 Đẩy mạnh hoạt động đầu tư, nghiên cứu mở rộng thị trường.Một công việc mà bất cứ doanh nghiệp nào trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm đều phải thực hiện đó là nghiên cứu thị trường. Q trìnhnày giúp doanh nghiệp nhận biết được nhu cầu thị trường, nắm bắt được sự thay đổi thị trường, tìm hiểu được đối thủ cạnh tranh.Sản phẩm dù được sản xuất ra nhiều đến đâu, chất lượng tốt đến đâu nhưng nếu không có thị trường tiêu thụ thì đều vơ ích. Tối đa hóa giá trị thịtrường và lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của hầu hết của doanh nghiệp. Quan điểm thị trường là khách hàng của doanh nghiệp sẽ mở ra khảnăng khai thác thị trường rộng lớn cho các nhà kinh doanh. Thị trường bao gồm: thị trường thực tế, thị trường tiềm năng và thị trường lí thuyết. Ở mỗithị trường lại có 1 loại khách hàng: khách hàng thực tế, khách hàng tiềm năng, khách hàng lý thuyết. Doanh nghiệp phải tập trung nguồn lực để khaithác nhu cầu của các loại khách hàng này, từ đó mà xây dựng các kế hoạch chiến lược nhằm thỏa mãn và khai thác thị trường tốt nhất, phù hợp vớitừng loại thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện để tăng doanh thu nhanh.Doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường bởi nắm bắt được thơng tin trước sẽ rất có lợi cho doanh nghiệp. Doanhnghiệp sẽ tập hợp được các thông tin về nhu cầu, mong muốn, khả năng của người tiêu dùng, xu hướng vận động và phát triển của thị trường tạođiều kiện thuận lợi, thời cơ kinh doanh cũng như cho phép né tránh hoặc giảm thiểu rủi ro có thể xẩy ra. Các hoạt động nghiên cứu thị trường baogồm rất nhiều nội dung: thăm dò thị trường, phân đoạn thị trường, thử nghiệm và dự đốn thị trường. Thơng qua nghiên cứu sách, báo; thông quacác phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài. Thông qua quan hệ giao tiếp của cán bộ nghiên cứu với người tiêu dùng, doanh nghiệp tiến hànhphỏng vấn, điều tra, đưa ra các bảng hỏi để thu thập các thông tin về nhuSV:Lưu QuangDũng CQ4411.0921cầu thị trường, quan hệ cung - cầu trên thị trường, thông tin về khách hàng, giá cả, tình hình cạnh tranh. Tính chính xác của các nguồn thơng tin nàyđặc biệt quan trọng để có những kết luận về khả năng mở rộng thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm.

1.3.2 Tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ.

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Các giải pháp thúc dẩy tiêu thụ tăng doanh thu tại công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩuCác giải pháp thúc dẩy tiêu thụ tăng doanh thu tại công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
    • 71
    • 1,579
    • 10
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(583 KB) - Các giải pháp thúc dẩy tiêu thụ tăng doanh thu tại công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu-71 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đẩy Mạnh Doanh Thu