Ý NGHĨA CỦA XÉT NGHIỆM BỘ ĐÔNG MÁU CƠ BẢN (Thực Hiện ...
Có thể bạn quan tâm
Đông máu là sự thay đổi tình trạng vật lý của máu, là quá trình sinh lý quan trọng diễn ra trong cơ thể người. Nếu không có quá trình đông máu cơ thể người sẽ tử vong sớm do mất máu, xét nghiệm đông máu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị rối loạn đông máu cho bệnh nhân.
Xét nghiệm đông máu còn giúp bác sỹ chính xác về sự tiến triển mức độ và rối loạn đông máu mà nguời bệnh đang mắc phải . Qua đó bác sỹ nhanh chóng có đầy đủ cơ sở để tiến hành điều trị kịp thời, với phác đồ phù hợp nhất cho người bệnh.
Tại khoa xét nghiệm BVĐK Thành Phố Thanh Hóa đã triển khai làm xét nghiệm bộ đông máu cơ bản trên máy xét nghiệm đông máu Stago của Nhật với ưu điểm nhanh, độ chính xác rất cao, đã tạo được niềm tin cho các bác sỹ lâm sàng và người bệnh.
-Xét nghiệm bộ đông máu cơ bản gồm 3 xét nghiệm :
+ APTT ( Thromboplastin – Là yếu tố tổ chức ) : Đánh giá con đường đông máu nội sinh.
+ PT ( Prothrombin ) : đánh giá con đường đông máu ngoại sinh.
+ Fibrinogen ( Chuyển Fibrinogen thành Fibrin ) : Con đường đông máu chung
1. APTT : Chỉ số bình thường 26-36s.
·APTT kéo dài > 36s : Gặp trong các trường hợp bệnh lý :
-Sử dụng thuốc chống đông.
-Bệnh nhân có kháng đông lưu hành nội sinh.
-Bệnh lý về gan đó là giai đoạn muộn của gan ( xơ gan, viêm gan cấp ).
-Thiếu hụt các yếu tố đông máu : II, V, VIII, IX, X, XI, XII.
-DIC….
·APTT rút ngắn : Không mang ý nghĩa bệnh lý, tuy nhiên có thể gặp trong một số trường hợp như :
-Tình trạng chảy máu cấp.
-Ung thư giai đoạn tiến triển nặng.
-Tình trạng tăng đông.
-Giai đoạn sớm của tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch.
2.PT : Chỉ số bình thường :
PT ( s ) : 11-13s
PT ( % ) : 70-140%
INR : <1.5
·PT kéo dài : gặp trong các trường hợp bệnh như :
-Thiếu hụt yếu tố đông máu : II, V, VII, X
-Có kháng đông ngoại sinh lưu hành.
-Dùng thuốc kháng đông kháng Vitamin K.
-Bệnh lý về gan nặng.
-Dùng heparin liều cao.
-Leucemia cấp, viêm tụy mạn, ung thư tụy, hội chứng giảm hấp thu….
3.Fibrinogen : Chỉ số bình thường : 2-4 g/L
·Fibrinogen kéo dài tăng trong các trường hợp :
-Nhiễm trùng cấp.
-Bệnh lý viêm mạn như lao.
-Các bệnh tự miễn, hội chứng thận hư, nhồi máu cơ tim, bệnh lý khối u, u lympho…
-Giai đoạn hậu phẫu, phụ nữ có thai đặc biệt là trường hợp thai lưu.
·Fibrinogen giảm trong trường hợp :
-Bệnh lý gan nặng.
-Bệnh đông máu rải rác trong lòng mạch.
-Tình trạng tiêu Fibrin tiên phát hay thứ phát, giảm hoặc không có Fibrinogen máu bẩm sinh, các rối loạn Fbrinogen bẩm sinh.
·Ngoài xét nghiệm của bộ đông máu cơ bản để có cuộc mổ an toàn đối với ngoại khoa và sản khoa thì các giá trị xét nghiệm an toàn đó là :
-Số lượng tiểu cầu : BT 150-450 G/L.
-Thời gian máu chảy theo phương pháp Ivy < 8 phút
-PT > 70% - 140% ; INR < 1.5
-APTT : 26-36s
-Fbrinogen : 2-4g/L.
Từ khóa » Ts Trong Xét Nghiệm
-
Xét Nghiệm đông Máu Và Những Thông Tin Bạn Cần Biết - Docosan
-
Các Xét Nghiệm đánh Giá Chức Năng Cầm - đông Máu
-
XÉT NGHIỆM KHẢO SÁT RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU ỨNG DỤNG ...
-
Chuyên Gia Giúp Tìm Hiểu Chi Tiết ý Nghĩa Xét Nghiệm TQ TCK
-
XÉT NGHIỆM CẦM MÁU
-
Tìm Hiểu Về Quy Trình Xét Nghiệm Thời Gian Máu Chảy | Vinmec
-
Thời Gian đông Máu Bình Thường Là Bao Lâu? | Vinmec
-
BÀI 8: THỜI GIAN ĐÔNG MÁU Flashcards | Quizlet
-
Xét Nghiệm đánh Giá Hệ Thống đông Máu Cầm Máu
-
Các Xét Nghiệm Giúp đánh Giá Khả Năng đông Máu, Cầm Máu
-
QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM THỜI GIAN MÁU CHẢY (THE BLEEDING ...
-
[PDF] Xét Nghiệm Đông Máu - Thaythuocvietnam
-
Có Nên Xét Nghiệm đông Máu Hậu COVID-19 ở Phụ Nữ Mang Thai?