️ Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm GGT Trong Máu
Có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm gamma-glutamyl transpeptidase (GGT) giúp đo lượng enzyme GGT trong máu. GGT hoạt động trong cơ thể có chức năng chính như một phân tử vận chuyển giúp vận chuyển amino acid qua màng.. Ngoài ra, GGT có thêm vai trò quan trọng trong việc giúp gan chuyển hóa thuốc và các chất độc khác. GGT có ở nhiều cơ quan, tuy nhiên chỉ có hoạt độ đáng kể ở thận, tụy, gan, lách và ruột non. Hoạt độ ở tế bào ống thận lớn hơn tụy 12 lần và lớn hơn gan 25 lần.
Nồng độ GGT trong máu thường cao khi gan bị tổn thương. Xét nghiệm này thường được thực hiện cùng với các xét nghiệm khác đo men gan nếu nghi ngờ có khả năng tổn thương gan.
Tiến hành xét nghiệm GGT khi nào?
Gan có vai trò quan trọng trong sản xuất protein trong cơ thể và thải lọc các chất độc. Gan cũng tham gia sản xuất mật - giúp cơ thể xử lý và tiêu hóa chất béo.
Xét nghiệm GGT được tiến hành nếu bác sĩ nghi ngờ gan bị tổn thương đặc biệt là nếu có liên quan đến sử dụng quá mức rượu, bia. Xét nghiệm GGT hiện là phương pháp nhạy nhất góp phần đánh giá tổn thương gan và bệnh. Các tổn thương này thường được gây ra bởi việc sử dụng nhiều rượu hoặc các chất độc hại khác như ma túy.
Các triệu chứng xuất hiện khi có vấn đề ở gan bao gồm:
- Chán ăn
- Cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
- Thiếu năng lượng
- Đau bụng
- Vàng da
- Nước tiểu có màu sậm
- Phân bạc màu
- Da ngứa ngáy
Nếu bệnh nhân đang trong quá trình cai nghiện rượu hoặc kiêng rượu, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm này để kiểm tra liệu bệnh nhân có đang tuân thủ đúng liệu pháp điều trị hay không. Xét nghiệm cũng có thể theo dõi nồng độ GGT ở những người đã được điều trị viêm gan do rượu.
Chuẩn bị trước khi xét nghiệm
Cần nhịn ăn trong 8 giờ trước khi xét nghiệm đồng thời ngừng sử dụng một số loại thuốc. Uống rượu hoặc thức uống có cồn mặc dù chỉ là lượng nhỏ trong vòng 24 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Kết quả GGT có nghĩa là gì?
Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số GGT kết hợp với các xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Thông thường, phạm vi bình thường của GGT từ 9 - 48 (U/L). Giá trị bình thường có thể thay đổi ở từng cơ sở xét nghiệm, tuổi tác và giới tính của người thực hiện xét nghiệm.
Xét nghiệm GGT có thể chẩn đoán tổn thương gan, nhưng nó không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Nếu mức GGT tăng cao có thể phải tiến hành một vài xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán khác. Thông thường, mức GGT càng cao thì tổn thương gan càng lớn.
Một số tình trạng dẫn đến tăng GGT bao gồm:
- Nghiện rượu.
- Viêm gan siêu vi mãn tính.
- Thiếu lưu lượng máu đến gan.
- Khối u gan.
- Xơ gan.
- Sử dụng một số loại thuốc hoặc chất độc khác.
- Suy tim.
- Bệnh tiểu đường.
- Viêm tụy.
- Bệnh gan nhiễm mỡ.
GGT thường được tiến hành kiểm tra cùng với một enzyme khác là phosphatase kiềm (ALP).
-
Nếu GGT và ALP đều tăng, bác sĩ sẽ nghi ngờ có vấn đề với gan hoặc ống mật.
-
Nếu GGT bình thường và ALP tăng, điều này có thể chỉ ra bệnh xương. Sử dụng xét nghiệm GGT kết hợp với một số xét nghiệm khác là phương pháp để loại trừ một số vấn đề nhất định.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
GGT nhạy cảm với những thay đổi? (những thay đổi do chế độ ăn và sinh hoạt). Nếu bác sĩ nghi ngờ việc sử dụng thuốc hoặc rượu tạm thời đang ảnh hưởng đến xét nghiệm, Xét nghiệm GGT có thể cần được kiểm tra lại.
Barbiturates, phenobarbital và một số loại thuốc không kê đơn có thể làm tăng mức GGT trong cơ thể. Ngoài ra, mức độ GGT tăng theo tuổi ở phụ nữ.
Có thể mất đến 1 tháng để GGT giảm xuống mức bình thường sau khi ngừng sử dụng rượu hoặc các đồ uống chứa cồn. Hút thuốc cũng có thể làm tăng mức GGT trong máu.
(Bảng nồng độ GGT trong máu theo độ tuổi và giới tính)
Tổng kết
Tổn thương gan là một tình trạng nghiêm trọng và thường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương có thể khiến gan không thể tự hồi phục. Vì vậy, xét nghiệm GGT kết hợp với các xét nghiệm khác có thể giúp bác sĩ đánh giá sự hiện diện và mức độ của tổn thương gan.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tổn thương gan để kiểm tra, tìm kiếm nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê có thể làm giảm mức GGT ở những người nghiện rượu nặng. Tuy nhiên uống cà phê quá mức gây ra các vấn đề sức khỏe khác bao gồm huyết áp cao và khó ngủ.
Cuối cùng bỏ thuốc lá, rượu bia và duy trì cân nặng hợp lý là những bước quan trọng để giảm mức GGT và cho phép gan có khoảng thời gian để tự chữa lành.
Xem thêm: Xét nghiệm chức năng gan
Có thể bạn quan tâm: Viêm gan B (HBV) và thai kỳ
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Ggt Tăng Khi Nào
-
Ý Nghĩa Của Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hoá GGT | Vinmec
-
Những Nguyên Nhân Nào Khiến Chỉ Số Ggt Tăng Cao? | Vinmec
-
Chỉ Số Xét Nghiệm GGT Khi Nào đáng Lo Ngại? | Medlatec
-
Xét Nghiệm GGT Có ý Nghĩa Gì? Chỉ Số GGT Tăng Khi Nào? | Medlatec
-
Chỉ Số GGT Cao Có Nguy Hiểm Không? Xử Lý Như Thế Nào?
-
Xét Nghiệm GGT - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Chỉ Số Men Gan GGT Tăng Gấp đôi Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Chỉ Số GGT Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm? Khi Nào Cần Xét Nghiệm
-
Xét Nghiệm GGT (gamma-glutamyl Transferase)
-
Xét Nghiệm Gamma-Glutamyl Transferase (GGT)
-
Chỉ Số GGT Là Gì? Chỉ Số GGT Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm?
-
Xét Nghiệm GGT
-
ĐO HOẠT ĐỘ GGT (Gamma Glutamyl Transpeptidase)
-
Điều Bạn Cần Biết Về Xét Nghiệm Gamma-glutamyltransferase