Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Sắt Huyết Thanh Liệu Bạn Có Biết ? | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Sắt huyết thanh có vai trò gì?
Sắt là một khoáng chất thiết yếu và quan trọng cho hoạt động sống. Nguyên tố này là thành phần chính cấu tạo nên hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy đến các mô cơ quan và myoglobin dự trữ oxy cho cơ thể. Sắt còn là thành phần của một số các enzyme như catalase, peroxidase,... xúc tác các phản ứng sinh học được xảy ra.
Sắt có vai trò quan trọng sự phát triển trí não của trẻ. Đối với phụ nữ mang thai, sắt là nguyên tố đặc biệt quan trọng giúp tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh. Do đó các bà bầu phải chú ý đảm bảo đủ lượng sắt thiết yếu.
Việc thiếu sắt sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm, làm tăng nguy cơ hấp thụ chì từ đường tiêu hóa, khiến cho cơ thể bị ngộ độc chì trong môi trường khói bụi ô nhiễm như hiện nay. Những đứa trẻ bị thiếu sắt hệ thống tái tạo máu và hệ thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Hình 1: Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ là đối tượng thường bị thiếu sắt
Phụ nữ có thai và trẻ em là đối tượng thường bị thiếu sắt nhất. Nguyên nhân là do cơ thể hấp thu kém, trẻ nhỏ bị giun sán, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc một số giai đoạn phát triển nhu cầu sắt quá cao. Thiếu sắt kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu máu và suy giảm chức năng của một số cơ quan như tim, gan, hệ thần kinh trung ương,...
Bên cạnh đó, thừa quá nhiều sắt cũng sẽ gây ra tình trạng ứ đọng sắt tại gan, tim, tụy, các khớp,... và làm rối loạn chức năng của các cơ quan này. Do đó việc duy trì, đảm bảo nồng độ sắt luôn ổn định trong cơ thể là điều cần thiết.
2. Xét nghiệm sắt huyết thanh có ý nghĩa như thế nào?
Xét nghiệm sắt huyết thanh là phương pháp đo nồng độ sắt có trong huyết thanh máu dựa vào đo quang. Sắt được đo là dạng sắt tự do, dạng dự trữ Ferritin và dạng vận chuyển kết hợp với Transferrin.
Mẫu bệnh phẩm để tiến hành xét nghiệm đó là máu tĩnh mạch được nhân viên y tế lấy và chuyển về phòng phân tích. Trước khi lấy máu, tốt nhất người bệnh nên nhịn ăn và lấy máu vào buổi sáng trước 10h, bởi khoảng thời gian này lượng sắt huyết thanh đạt nồng độ cao nhất.
Hình 2: Xét nghiệm hàm lượng sắt trong huyết thanh
Tình trạng thiếu hay thừa sắt đều gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và là dấu hiệu cảnh báo những tình trạng bệnh lý:
-
Nồng độ sắt giảm khi:
Người bệnh có thể bị suy dinh dưỡng, thiếu máu thiếu sắt, bỏng, hội chứng thận hư, suy giáp, nhiễm trùng mạn tính, mất máu qua đường tiêu hóa, đường tiết niệu, các giai đoạn nhu cầu sắt tăng cao nhưng cơ thể lại không đáp ứng đủ như thời kỳ phát triển, phụ nữ có thai, có kinh nguyệt, sau phẫu thuật,...
-
Nồng độ sắt tăng khi :
Có thể do bạn hấp thu sắt quá nhiều và không đúng cách. Một số bệnh lý được nhắc đến khi sắt tăng như thiếu máu tan huyết khiến cho hồng cầu bị vỡ hàng loạt và giải phóng một lượng sắt lớn. Các bệnh về gan như viêm gan cấp, suy gan, truyền máu nhiều lần,...
Hàm lượng sắt trong cơ thể không phải lúc nào cũng ổn định, do vậy các bác sĩ thường kết hợp xét nghiệm sắt với một số các kỹ thuật khác như xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm khả năng gắn sắt tối ưu, xét nghiệm transferrin,... để xác định chính xác nồng độ sắt lưu thông ở trong cơ thể.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ sắt có trong huyết thanh như:
- Sử dụng thuốc, các thực phẩm giàu sắt, vitamin B12 hoặc bệnh nhân vừa truyền máu trước khi xét nghiệm.
- Các chất kích thích như rượu, ma túy, thuốc tránh thai, thuốc cefotaxim, chloramphenicol,... có thể sẽ làm tăng tạm thời nồng độ sắt.
- Thuốc metformin, testosterone, ACTH hay aspirin liều lượng lớn làm giảm nồng độ sắt.
- Cơ thể thiếu ngủ hoặc căng thẳng, stress cũng ảnh hưởng đến nồng độ sắt, khiến cho sắt trong máu bị giảm tạm thời.
- Các tình trạng viêm, tăng lipid máu cũng có thể làm giảm giả tạo hàm lượng sắt.
3. Những dấu hiệu nào của cơ thể cảnh báo tình trạng thiếu hoặc thừa sắt?
Xét nghiệm sắt huyết thanh không phải là một xét nghiệm thường quy lúc nào cũng được thực hiện. Nó chỉ được tiến hành khi bệnh nhân có những biểu hiện của sự thiếu hoặc thừa sắt. Do vậy bạn cần phải chú ý khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau:
Biểu hiện khi thiếu sắt: Khi tình trạng thiếu sắt kéo dài, cơ thể bạn sẽ có những dấu hiệu sau:
- Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi dù không phải lao động quá nhiều.
- Người bệnh luôn thấy chóng mặt, đau đầu khi thay đổi tư thế hoặc vận động. Đây là một biểu hiện rất đặc trưng của tình trạng thiếu sắt mà bạn cần phải chú ý.
- Người gầy gò, xanh xao, ốm yếu do thiếu máu thiếu sắt.
- Khi thiếu sắt nặng, người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, đau đầu và tình trạng này kéo dài thường xuyên.
- Trẻ bị thiếu sắt có thể nhận thức kém, chậm phát triển.
Hình 3: Chóng mặt, mệt mỏi là biểu hiện đặc trưng của thiếu sắt
Biểu hiện khi thừa sắt:
- Cơ thể cũng cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng hoạt động và không đủ sức làm việc.
- Có thể bị đau bụng, đau khớp.
- Nam giới giảm ham muốn tình dục.
- Có vấn đề về tim mạch.
Việc duy trì đảm bảo nồng độ sắt an toàn đối với cơ thể là điều rất cần thiết. Bạn nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp đủ hàm lượng sắt thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Như vậy sẽ đảm bảo hoạt động chức năng tốt của các cơ quan.
Hình 4: Các thực phẩm giàu sắt
Bạn đọc nên chọn một cơ sở y tế tin cậy để tiến hành xét nghiệm và MEDLATEC chính là một gợi ý hoàn hảo cho bạn. Hệ thống thiết bị y tế và máy móc hiện đại, tối tân giúp thực hiện hàng nghìn xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu. Quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ, khoa học từ khâu nhận mẫu, người thực hiện xét nghiệm đến các bộ phận Valid rà soát kết quả trước khi trả cho bệnh nhân. Tất cả đều được vận hành một cách thông minh và đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, các dịch vụ y tế thông minh nổi bật của MEDLATEC như dịch vụ iCNM giúp quý khách tiện lợi đăng ký khám, tra cứu kết quả, hỏi đáp chuyên gia,... và dịch vụ lấy mẫu tại nhà cực hữu ích trong thời điểm dịch Covid - 19 đang bùng phát.
Bạn đọc hoàn toàn có thể yên tâm và hãy liên hệ tới Tổng đài 1900 565656 để biết thêm chi tiết về các dịch vụ của chúng tôi.
Từ khóa » định Lượng Sắt Huyết Thanh Bao Nhiêu Là Bình Thường
-
Chỉ Số Sắt Trong Máu Bao Nhiêu Là Bình Thường - Vinmec
-
Định Lượng Sắt Huyết Thanh: Quy Trình Và ý Nghĩa Kết Quả • Hello Bacsi
-
Chỉ Số Sắt Trong Máu Bao Nhiêu Là Bình Thường - Bệnh Viện Vinmec
-
Xét Nghiệm Sắt Huyết Thanh Là Gì Và được Chỉ định Khi Nào? - Medlatec
-
Xét Nghiệm Sắt Huyết Thanh Chẩn Đoán Bệnh Gì? - Diag
-
Một Số Xét Nghiệm Hóa Sinh đánh Giá Rối Loạn Chuyển Hóa Sắt
-
Chỉ Số Sắt Trong Máu Bao Nhiêu Là Bình Thường - Mới Nhất 2022
-
Xét Nghiệm định Lượng Sắt Huyết Thanh Trong Cơ Thể
-
Xét Nghiệm định Lượng Sắt Tự Do Trong Huyết Thanh Là Gì?
-
Xét Nghiệm Sắt Huyết Thanh Là Gì? Khi Nào Cần Thực Hiện?
-
Quá Tải Sắt Thứ Phát - Huyết Học Và Ung Thư Học - MSD Manuals
-
Xét Nghiệm Sắt Huyết Thanh Là Gì? | PK BV Đại Học Y Dược 1
-
Sắt (Fe): ý Nghĩa Lâm Sàng Chỉ Số Xét Nghiệm