Ý Nghĩa đèn Cảnh Báo Trên ô Tô Cập Nhật Mới Nhất 2022

Contents

  • 1 Có tất cả bao nhiêu đèn cảnh báo trên ô tô?
  • 2 8 loại đèn cảnh báo trên ô tô cần nắm rõ:
    • 2.1 Đèn cảnh báo phanh tay:
    • 2.2 Đèn cảnh báo nhiệt độ động cơ:
    • 2.3 Đèn cảnh báo lỗi động cơ:
    • 2.4 Đèn cảnh báo hệ thống phanh có vấn đề:
    • 2.5 Đèn cảnh báo áp suất dầu đang ở mức thấp:
    • 2.6 Đèn cảnh báo Ắc – Quy:
    • 2.7 Đèn báo lỗi túi khí:
    • 2.8 Đèn cảnh báo nước làm mát:
  • 3 Ý nghĩa đèn cảnh báo trên ô tô:
    • 3.1 Đèn cảnh báo trên bảng Tap lô ô tô
    • 3.2 Đèn báo hệ thống
    • 3.3 Nhóm đèn cảnh báo màu vàng
    • 3.4 Nhóm đèn báo nhiên liệu và thời tiết
Rate this post

Hiện nay, trên tất cả các dòng xe ô tô đều có đèn cảnh bảo trên bảng táp lô. Mỗi đèn canh báo, ký hiệu đều mang một ý nghĩa và chức năng riêng của nó. Việc nắm rõ và hiểu đúng ý nghĩa của từng loại đèn báo, ký hiệu này đóng vai trò rất quan trọng với mỗi người lái xe. Việc hiểu đúng ý nghĩa của từng ký hiệu đèn báo lỗi là rất quan trọng đối với người điều khiển xe. Nếu bạn lần đầu tiên làm quen với ô tô và đang tìm hiểu ý nghĩa đèn cảnh báo trên ô tô thì không thể quả qua bài viết dưới đây!

Có tất cả bao nhiêu đèn cảnh báo trên ô tô?

Theo hãng cứu hộ của Anh, Britannia có tổng cộng 64 ký hiệu đèn báo lỗi phổ biến nhất trên bảng táp lô của các hãng xe ô tô. Trong đó, chỉ có 12 ký hiệu đèn là thường xuyên xuất hiện ở tất cả các mẫu xe và các dòng xe ở Việt Nam cũng nằm trong số đó.

Số lượng ký hiệu cảnh báo ngày càng nhiều trong các mẫu xe hơi mới, đáng kể có thể kể đến là dòng xe Mercedes E Class có tới 41/64 đèn cảnh báo và một số mẫu xe quen thuộc khác ở Việt Nam như Toyota Yaris và Audi A3 28/64, Ford Fiesta 25/64 và BMW Series 3 có 21/64.

Xem thêm : Cách căn xe ô tô đúng tiêu chuẩn cho người mới tập lái

8 loại đèn cảnh báo trên ô tô cần nắm rõ:

Dưới đây là các loại đèn cảnh báo phanh tay, tài xế cần đặc biệt lưu tâm:

Đèn cảnh báo phanh tay:

Đèn này xuất hiện do bạn chưa nhà hết phanh tay.

ảnh

Cảnh báo phanh tay
Cảnh báo phanh tay

Cách xử lý: Bạn cần bấm nút ở cần phanh tay và hạ hết cho tới khi biểu tượng này tắt. Hiện nay, có khá nhiều xe có phanh tay chuyển xuống dưới vị trí chân côn bên trái, tài xế đạp một lần nữa để giải phóng phanh.

Đèn cảnh báo nhiệt độ động cơ:

Đèn này cảnh báo khi động cơ quá nóng so với mức an toàn. Khi động cơ quá nóng, các chi tiết giãn nớ quá mức, khiến chúng bị kẹt hoặc gãy vỡ như cào xước Piston, mòn Xu-páp, thổi gioăng quy-lát, hoặc biến dạng xi lanh.

Cảnh báo Ắc Quy
Cảnh báo Ắc Quy

Cách xử lý: Bạn lập tức tấp xe vào lề đường, tắt máy và kiểm tra lại hệ thống làm mát. Bạn có thể thấy nước rỉ ra ngoài từ khe hở ở két nước, ống nóng. ần chú ý tới mức nước trong bình nước phụ. Tuyệt đối không mở nắp két nước hoặc bình nước phụ khi động cơ còn nóng bởi nước có thể trào ra ngoài gây bỏng. Nếu có nước làm mát hãy châm đầy bình, nếu không gọi cứu hộ. Không sử dụng nước tự nhiên.

Đèn cảnh báo lỗi động cơ:

Trường hợp của bạn gặp vấn đề về động cơ. Cảm biến nào đó trong động cơ phát hiện những dấu hiệu sai lệch so với tiêu chuẩn, đèn cảnh báo lỗi động cơ sẽ báo cho tài xế được biết.

Cảnh báo nhiệt độ động cơ
Cảnh báo nhiệt độ động cơ

Tuy nhiên, đèn này sáng chưa hẳn ảnh hưởng đến vận hành ngay lập tức nhưng cảnh báo tài xế đưa xe đi kiểm tra càng sớm càng tốt, nếu không có thể gặp vấn đề nặng nề hơn theo thời gian.

Đèn cảnh báo hệ thống phanh có vấn đề:

Khi gặp cảnh báo này, tài xế cần cẩn thận. Bởi chữ Brake hiện lên, không đơn thuần là bạn chưa hạ hết phanh tay hay hệ thống chống bó cứng phanh gặp trục trặc, mà đây là biểu hiện cho biết trên cả hệ thống phanh đang có vấn đề. Đó có thể là má phanh mòn, dầu phanh thiếu, đường dẫn rò rỉ, cảm biến không đọc,…

Cảnh báo hệ thống phanh có vấn đề
Cảnh báo hệ thống phanh có vấn đề

Khi phát hiện đèn này sáng, bạn cần lập tức thử đạp phanh ở mức độ vừa phải để kiểm tra tình trạng hoạt động. Trong trường hợp phanh hoạt động không tốt, thì lập tức tấp vào lề và gọi đội cứu hộ, tuyệt đối không chạy tiếp.

Nếu phanh vẫn hoạt động bình thường, đưa xe tới ngay xưởng dịch vụ để kiểm tra và sửa chữa.

Đèn cảnh báo áp suất dầu đang ở mức thấp:

Áp suất dầu bôi trơn trong động cơ thấp, sẽ không đảm bảo để động cơ hoạt động an toàn.

Áp suất dầu ở mức thấp
Áp suất dầu ở mức thấp

Và việc cố tình lái xe trong tình trạng như vậy, có thể làm hỏng động cơ vì các bề mặt kim loại có chuyển động tương đối sẽ bị cào xước.

Nguyên nhân đèn báo này phát sáng có thể vì thiếu dầu, dầu quá loãng, các ổ trục đã mòn, không thể duy trì được áp suất hệ thống hoặc thiết bị đo áp suất dầu đã hỏng.

Đèn cảnh báo Ắc – Quy:

Ắc – Quy yếu có thể do nhiều nguyên nhân như: Đai kéo máy phát bị trượt hoặc đứt, lỗi máy phát điện, dây dẫn bị ăn mòn, đứt, quá nhiều hệ thống dùng điện nhưng không được sặc lại khi xe chạy hay thậm chí môi trường cũng là nguyên nhân khiến Ắc Quy tiêu điện.

Cảnh báo Ắc Quy
Cảnh báo Ắc Quy

Ắc – Quy yếu sẽ khiến xe không khởi động được. Vậy nên cách tốt nhất là chạy tới gara gần nhất để được kiểm tra, nạp điện hoặc thay mới Ắc – quy.

Đèn báo lỗi túi khí:

Túi khi sinh là hệ thống an toàn, sinh ra với mục đích giảm thiểu thương vong cho người ngồi bên trong ô tô. Do đó, tài xế cần chắc chắn không muốn hệt thống này gặp lỗi.

Báo lỗi túi khí
Báo lỗi túi khí

Khi thấy đèn báo túi khí sáng lên, bạn cần hiểu rằng túi khí của xe đang gặp trục trặc. Hãy nhanh chóng, mang xe tới Gara kiểm tra túi khí.

Đèn cảnh báo nước làm mát:

Cảnh báo nước làm mát
Cảnh báo nước làm mát

Nước làm mát đống một vai trò quan trọng với mọi ô tô, nhất là vào những ngày hè nóng nực. Nước làm mát có chức năng chính là làm mát động cơ. Nếu không có đủ nước làm mát trong hệ thống, động cơ xe sẽ bị quá nóng và ngừng chạy.

Ý nghĩa đèn cảnh báo trên ô tô:

Việc nắm bắt, hiểu rõ được đèn cảnh báo trên ô tô giúp tài xế có thể khắc phục lỗi kịp thời, tránh tình trạng xe hư hỏng khi đang di chuyển trên đường. Tập đoàn Britannia Rescue đã tổng hợp được 64 ký hiệu đền khác nhau xuất hiện ở Táp lô xe hơi thường xuất hiện trên các dòng xe thuộc 15 thương hiệu xe hơi phổ biến trên thế giới.

Dưới đây là ý nghĩa của 64 đèn cảnh báo lỗi, từ đó có thể dễ dàng khắc phục khi lỗi xảy ra.

Đèn cảnh báo trên bảng Tap lô ô tô

Đèn cảnh báo trên bảng Tap lô ô tô
Đèn cảnh báo trên bảng Tap lô ô tô

Chú thích:

1. Đèn cảnh báo phanh tay4. Đèn cảnh báo trợ lực lái điện
2. Đèn cảnh báo nhiệt độ5. Đèn cảnh báo túi khí
3. Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp 6.6. Đèn cảnh báo lỗi ắc quy, máy giao điện

Đèn báo hệ thống

Đèn báo hệ thống
Đèn báo hệ thống

Chú thích:

7. Đèn báo khóa vô lăng16. Đèn báo sấy nóng bugi/dầu diesel
8. Đèn báo bật công tắc khóa điện17. Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp
9. Đèn báo chưa thắt dây an toàn18. Đèn cảnh báo phanh chống bó cứng
10. Đèn cảnh cửa xe mở19. Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử
11. Đèn báo nắp capo mở20. Đèn báo áp suất lốp ở mức thấp
12. Đèn báo cốp xe mở21. Đèn báo cảm ứng mưa
13. Đèn cảnh báo động cơ khí thải22. Đèn cảnh báo má phanh
14. Đèn cảnh báo bộ lọc hạt diesel23. Đèn báo tan băng cửa sổ sau
15. Đèn báo cần gạt kính chắn gió tự động24. Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động

Nhóm đèn cảnh báo màu vàng

nhóm đèn cảnh báo màu vàng
nhóm đèn cảnh báo màu vàng
25. Đèn cảnh báo lỗi hệ thống treo34. Đèn cảnh báo mui của xe mui trần
26. Đèn báo giảm xóc35. Đèn báo chìa khóa không nằm trong ổ
27. Đèn cảnh báo cánh gió sau36. Đèn cảnh báo chuyển làn đường
28. Báo lỗi đèn ngoại thất37. Đèn báo nhấn chân côn
29. Cảnh báo đèn phanh38. Đèn cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp
30. Đèn báo cảm ứng mưa và ánh sáng39. Đèn báo sương mù phía sau
31. Đèn báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha40. Đèn báo sương mù phía trước
32. Đèn báo hệ thống chiếu sáng thích ứng41. Đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình
33. Báo lỗi đèn móc kéo42. Đèn báo nhấn chân phanh

Nhóm đèn báo nhiên liệu và thời tiết

nhóm đèn báo nhiên liệu và thời tiết
nhóm đèn báo nhiên liệu và thời tiết
43. Đèn báo sắp hết nhiên liệu54. Đèn báo hỗ trợ đỗ xe
44. Đèn báo rẽ55. Đèn báo xe cần bảo dưỡng
45. Đèn báo chế độ lái mùa đông56. Đèn báo nước vô bộ lọc nhiên liệu
46. Đèn báo thông tin57. Đèn báo tắt hệ thống túi khí
47. Đèn báo trời sương giá58. Đèn báo lỗi xe
48. Cảnh báo điều khiển từ xa sắp hết pin59. Đèn báo bật đèn cos
49. Đèn cảnh báo khoảng cách60. Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn
50. Đèn cảnh báo bật đèn pha61. Đèn báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu
51. Đèn báo thông tin đèn xi nhan62. Đèn báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo
52. Đèn cảnh báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác63. Đèn cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu
53. Đèn báo phanh đỗ xe64. Đèn báo giới hạn tốc độ

Qua bài viết trên của Honda Mỹ ĐÌnh, chúng tôi mong rằng các đọc giả có thể hiểu thêm về một số đèn cảnh báo trên chiếc xe của mình và có thể hiểu thêm về tình trạng của xe.

Xem thêm : Cách tẩy sạch sơn xịt trên ô tô đơn giản hơn bao giờ hết

Thông tin liên hệ

HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH

Sau hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín

Địa chỉ: Số 02 , Lê Đức Thọ, Phường Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Email Sales.hondaotomydinh@gmail.com

Hà Nội: 0333088889 Miss Quỳnh ( Tp Kinh doanh)

Website: https://hondamydinh5s.com/

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên

Email

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Từ khóa » đèn Báo Lỗi Xe Honda City