Ý Nghĩa Hình Dạng Của Lồng đèn Trung Thu Truyền Thống

Ý nghĩa hình dạng của lồng đèn Trung thu truyền thống

Lồng đèn là vật phẩm quan trọng trong nền văn hóa nhiều nước châu á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… Lồng đèn được làm từ giấy, vải hoặc lụa tạo hình ống chụp, đốt nến bên trong để thắp sáng và tránh được gió. Lồng đèn xuất hiện rất sớm từ thời nhà Hạ - Trung Quốc gắn liền với nhiều mục đích. Người Việt Nam không sử dụng lồng đèn thường xuyên như người Trung Quốc mà chỉ thường vào các dịp lễ tết trong năm. Rước đèn là truyền thống không thể thiếu vào mỗi dịp Trung thu của trẻ em Việt Nam với những chiếc đèn lồng có hình thù đa dạng. Những hình thù của đèn lồng truyền thống mang một ý nghĩa phong thủy riêng.

Lồng đèn con cóc

Con cóc là hình ảnh gắn liền với văn hóa Việt xuất hiện nhiều trong văn học ca dao, tục ngữ Việt Nam: “Con cóc là cậu ông trời /Nếu ai đánh cóc ông trời phạt cho”,… truyện cổ tích về con cóc: “Cóc Tía”, “Cóc kiện trời”,… ca ngợi sự thông minh của cóc. Con cóc gắn liền với văn minh lúa nước qua những hình ảnh “Cóc nghiến răng là trời đổ mưa”. Cóc tượng trưng cho sự thịnh vượng qua hình ảnh linh vật cóc ngậm tiền trên tranh ảnh, những tác phẩm điêu khắc,… Con lân cũng là hình ảnh con cóc có sừng là linh vật đem đến điềm lành. Tết Trung thu, người ta tái hiện hình ảnh con cóc qua những chiếc lồng đèn cho trẻ em vui chơi với ý muốn cầu mong thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu, sự thịnh vượng và may mắn.

Lồng đèn cá chép

“Mồng bảy cá đi ăn thể

Mồng tám vượt thác Vũ Môn”

Để vượt thác Vũ Môn mà hóa rồng, con cá phải vượt qua chặng đường đầy gian nan thử thách. Chỉ những con cá mang phẩm chất kiên cường, không từ bỏ mục đích với những khó khăn mới đạt được thành công mỹ mãn. Qua sự tích này, con cá trở thành hình ảnh của sự kiên trì vượt khó, niềm hi vọng, sự may mắn và thành đạt.

Cá chép còn xuất hiện nhiều trong văn hóa Việt Nam như là linh vật phóng sinh vào rằm tháng 7, cá chép đi chơi vào rằm tháng 8, là phương tiện của 3 ông Táo về trời vào ngày 23 tháng chạp hàng năm,…

Cá chép cũng là con vật ưa thích được lựa chọn trên những loại hình nghệ thuật dân gian: tranh Đông Hồ, điêu khắc, hình xăm,… Tết Trung thu, hình ảnh cá chép xuất hiện trong hình thù những chiếc lồng đèn với nhiều mong ước. Trong học hành thi cử, cá chép tượng trưng cho sự cầu tiến, vượt khó để tiến tới đỗ đạt cho con em mình. Cá chép còn biểu trưng cho sự đoàn kết, sức mạnh và thành công.

Đèn kéo quân

Đèn kéo quân, còn gọi là đèn cù có nguồn gốc từ Trung Quốc xuất phát từ sự tích về người con hiếu thảo – Lục Đức. Đèn kéo quân là sản phẩm Tự Đức dâng vua. Đây là loại lồng đèn có cấu trúc đặc biệt có thể chuyển động được khi thắp đèn. Tự Đức tâu vua về ý nghĩa chiếc đèn:” Thưa bệ hạ, thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượng cho sáu cá tính của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Cái chong chóng quay luôn luôn, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làm người. Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt lành cũng nhờ đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy tươi sáng biểu hiện cá tính của con người”. Vua thưởng cho mẹ con Tự Đức rất hậu và phong làm Vạn Hộ Hầu. Từ đó, mỗi khi đến dịp tết Trung thu, để tưởng nhớ lại người con hiếu thảo Lục Đức, người ta đua nhau bắt chước làm đèn kéo quân.

Lồng đèn ông sao

Đèn ông sao có thể nói là loại đèn phổ biến nhất với các em nhỏ. Đèn ông sao có thể nói là loại đèn đơn giản nhất nhưng cũng không kém phần thu hút với các thế hệ trẻ em. Đơn giản là thế nhưng hình ảnh ngôi sao năm cánh là hình ảnh biểu trưng mang nhiều ý nghĩa. Trong văn hóa phương Đông, 5 cánh tượng trưng cho ngũ hành tương sinh tương khắc trong phong thủy (Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ). Nó thể hiện mong muốn sự cân bằng, hòa hợp trong cuộc sống. Ngôi sao còn là biểu tượng của sự khởi đầu mới, tham vọng và mục tiêu. Người ta tin lồng đèn ông sao có tác dụng xua đuổi ma quỷ, cầu mong sự may mắn trong cuộc sống,… Đặc biệt đối với những thế hệ trải qua thời chiến tranh, cuộc sống khốn khó nên chiếc đèn ông sao với những nguyên liệu sẵn có đã trở thành món đồ chơi quen thuộc, là hi vọng, là “ánh sao hòa bình” cho người dân Việt Nam bấy giờ.

ĐẠI LÝ BÁNH TRUNG THU CỐNG QUỲNH

Chuyên Phân Phối Các Loại Bánh Trung Thu Givral -Brodard -Kinh Đô- Như lan- Hỷ Lâm Môn

Chiết khấu tới 30% - Giao hàng miễn phí tận nơi-Xuất Hóa Đơn VAT

Địa chỉ: 20 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM

CN Thủ Đức: 33 Đường 48, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP.HCM

Hotline: 0906 986 885 - 0933 138 885

Tel: 08.38374987 Fax: 08. 38360973

Email : banhtrungthu999@gmail.com

Website: dailybanhtrungthu.com.vn

Facebook: facebook.com/dailybanhtrungthu.com.vn

Từ khóa » Hình đèn Trung Thu