Ý Nghĩa Hình Xăm Của Yakuza Và Lịch Sử Xăm Hình Nhật Bản

Chắc hẳn ai quan tâm đến Nhật Bản khi nói đến hình xăm của Yakuza đều liên tưởng đến những hình xăm sặc sỡ phủ kín lưng của anh chàng hay cô gái nào đó đúng không? Đã bao giờ các bạn thắc mắc những hình xăm đó có ý nghĩa gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử xăm hình tại Nhật và ý nghĩa của những hình xăm qua bài viết này. (→ Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Yakuza Nhật Bản TẠI ĐÂY)

Xăm hình Nhật Bản có từ bao giờ?

xam-hinh-Nhat-ban-co-tu-bao-gio

Xăm hình bắt đầu xuất hiện ở Nhật bản từ thời kì đồ đá nghĩa là khoảng 10,000 năm trước Công Nguyên. Đến thời kì Yayoi (khoảng 300 năm trước Công Nguyên), ngoài mục đích trang trí, làm đẹp cho cơ thể, xăm hình còn được dùng để đánh dấu, phân biệt đẳng cấp của những người trong xã hội như nô lệ, tù nhân, kẻ phạm tội,..

Tuy nhiên, phải đến cuối thế kỉ thứ 17, tức là vào thời Edo (1603 – 1867), nghệ thuật xăm hình tại Nhật Bản mới thực sự phát triển nở rộ. Ít ai biết được rằng, xăm hình ở vương quốc mặt trời mọc có thể phát triển lên đỉnh cao như thế trong thời Edo, là nhờ nghệ thuật in khắc gỗ.

Năm 1827, nghệ nhân in khắc gỗ Utagawa Kuniyoshi tạo ra những bức tranh bằng gỗ nhiều màu sắc, khắc họa chân dung những vị anh hùng trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thời bấy giờ tại Nhật Bản là Suikoden. Những vị anh hùng này cương trực, dũng cảm, và ai ai cũng trang trí cơ thể bằng những bức họa rồng, hổ, hoa,… khổng lồ. Gần như ngay lập tức, người dân Edo đổ xô đi sở hữu cho mình một hình xăm trên cơ thể, rồi dần dần lan ra khắp các tỉnh thành khác, tạo thành một làn sóng văn hóa.

Ở Kyushu, công nhân than mỏ xăm hình rồng trên cả cánh tay, ngụ ý sẽ luôn được thần linh bảo hộ trước nhiều rủi ro nghề nghiệp. Ở Hokkaido hay Edo, phụ nữ khắc lên tay những họa tiết nhỏ, tượng trưng cho nét quyến rũ và sự trưởng thành.

Từ tầng lớp thấp đến giới thượng lưu, ai ai cũng sở hữu cho mình một hình xăm trên cơ thể.

Dần dần, nó trở thành một văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. Truyện kể rằng khi người phương Tây bắt đầu du nhập sang châu Á, khó có thể phân biệt được những người Á Đông hao hao nhau về vẻ ngoài. Nhưng nhờ những hình rồng, phượng hoàng hay mặt Quỷ (Oni), những người thuộc các châu lục khác dễ dàng nhận diện được người dân xứ Phù Tang.

Xăm Nhật Bản và Tatoo khác gì nhau?

Irezumi va Tatoo

Xăm theo tiếng Nhật là Irezumi, tuy nhiên về cách làm nó hơi khác với Tatoo ở phương Tây một chút về độ sâu khi đâm kim, còn về cơ bản Irezumi và Tatoo là giống nhau.

Do ở Nhật hầu hết những người xăm hình đều xăm những hình xăm lớn nên khi nói đến Irezumi, chúng ta thường liên tưởng đến những hình xăm lớn, nhiều họa tiết, màu sắc và có thể che phủ các bộ phận của cơ thể (lưng, tay, chân). Irezumi thiên về tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh trên cơ thể người hơn là những chi tiết nhỏ, tối giản như Tatoo phương Tây. Nhân vật chính trong các bức tranh cơ thể của Irezumi có thể kể đến như rồng (tượng trưng cho sức mạnh), cá chép (nghị lực), mặt quỷ (yêu tinh, tượng trưng cho khả năng bảo vệ con người) hay sóng, nước (mạnh mẽ, dồn dập nhưng cũng có nét dịu dàng, bình thản).

Bên cạnh đó, Irezumi không sử dụng máy móc mà phụ thuộc vào tay nghề của người thợ xăm, cùng với loại mực đặc biệt là mực Nara. Hình xăm lớn, lại xăm thủ công, vì thế, có không ít người phải bỏ ra tận 5 năm mới hoàn thành được một “bức tranh” tinh xảo trên lưng..

Nghệ thuật xăm hình ở Nhật Bản có bề dày lịch sử như vậy, nhưng chặng đường phát triển của nó lại không đi theo quĩ đạo thẳng sau thời Edo.

Xăm hình bị phản đối ở Nhật

irezumi

Nửa cuối thế kỉ 19, chính phủ Nhật Bản bắt đầu cấm các hình thức xăm hình. Irezumi dần trở nên thất thế trước những làn sóng văn hóa khác đổ dồn vào xứ sở Phù Tang lúc bấy giờ. Những người trót sở hữu hình xăm trên cơ thể, để tránh sự soi xét của chính phủ, phải tìm mọi cách để giấu hình xăm sau lớp quần áo.

Mọi chuyện ngày càng tồi tệ khi Yakuza – băng đảng khét tiếng ở Nhật Bản dùng những hình xăm lớn để nhận diện lẫn nhau và thị uy với người khác. Những tên xã hội đen khắc hình xăm lên cơ thể, vô tình “khắc” luôn cả định kiến xấu về nghệ thuật này vào tâm trí của những người dân Nhật.

Cứ như thế, người Nhật sợ hãi và bài trừ chính loại hình nghệ thuật mà họ đã phát triển đến độ rực rỡ trong quá khứ.

Những năm gần đây, phong trào đấu tranh bảo vệ và gìn giữ nét văn hóa hình xăm Nhật Bản ngày càng trở nên sôi nổi. Tháng 3/2018, Bảo tàng quốc gia Nhật Bản – Hoa Kì ở Los Angeles đã tổ chức một buổi triển lãm hình xăm truyền thống Nhật Bản với tên gọi “Giữ gìn truyền thốnghình xămNhật Bản trong thế giới hiện đại”. Buổi triển lãm kéo dài 6 tháng, gây ấn tượng với những khóa học về lịch sử của hình xăm Nhật Bản, đồng thời trưng bày những tác phẩm của những nghệ nhân xăm hình nổi tiếng của Nhật từ trước đến nay.

Greg Kimura, người tổ chức buổi triển lãm, chia sẻ:

“Hình xăm Nhật Bản cần được nhìn nhận công bằng như những loại hình nghệ thuật khác. Gìn giữ nó còn là gìn giữ lịch sử, văn học của Nhật Bản. Tôi hi vọng những buổi triển lãm irezumi như thế này không chỉ được tổ chức ở ngoại quốc nữa. Một ngày, nó sẽ được mang về Nhật Bản, và trưng bày những tác phẩm nghệ thuật cho chính người dân quê hương chiêm ngưỡng.”

Cuộc đấu tranh bảo vệ những giá trị xưa cũ của văn hóa Nhật Bản vẫn diễn ra dai dẳng như vậy. Cuộc chiến chống lại những tiềm thức đã ăn quá sâu vào tâm thức người dân xứ mặt trời mọc về quan niệm hình xăm sẽ đòi hỏi thật nhiều nghị lực và tâm huyết. Song, trên khắp thế giới, có lẽ khó có một nét văn hóa nào như hình xăm Nhật Bản irezumi – vừa là lịch sử, vừa là văn học, đã từng được yêu, nhưng cuối cùng lại bị chối bỏ.

Cho đến thời điểm tại, nếu có hình xăm trên người, du khách và kể cả người Nhật sẽ không thể vào các khu tắm suối nước nóng (Onsen) hay những nhà tắm công cộng trên khắp cả nước Nhật Bản…

Ý nghĩa hình xăm của Yakuza

Rồng

hinh-san-Rong

Người Nhật tin rằng Rồng có nguồn gốc từ Nhật Bản trước khi nó được phổ biến sang các nước khác của Châu Á. Và Rồng càng tiến hóa thì số chân càng tăng lên. Tuy nhiên, người Hàn Quốc và Trung Quốc thì lại nghĩ rằng Rồng có nguồn gốc từ đất nước họ và càng tiến hóa thì số chân càng giảm đi. Mặc dù vậy, Rồng ở Châu Á có điểm chung là nó đều xuất hiện cùng với mây và mưa (khác với Rồng ở Châu Âu thường xuất hiện với lửa) và tượng trưng cho sức mạnh, sự giàu có.Ở Nhật Bản, Rồng còn là đại diện cho sự hào phóng, khôn ngoan và có sức mạnh để cứu giúp nhân loại. Đó cũng chính là lý do mà hình xăm Rồng là một trong những hình xăm phổ biến nhất tại Nhật hiện nay

Cá chép

hinh-dam-ca-chep

Một hình xăm phổ biến khác ở Nhật là cá chép. Cá chép có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được lai giống một cách đặc biệt tại Nhật. Theo phong tục dân gian của phương Đông, Cá chép là loại động vật tượng trưng cho sức mạnh và sự can đảm. Cá chép ở Trung Quốc thường bơi ngược dòng trên sông Hoàng Hà và chỉ có một số ít trong đó vượt qua được một điểm gọi là Long Môn. Theo truyền thuyết nổi tiếng thì sau khi vượt qua điểm đó, Cá chép sẽ hóa thành Rồng. Do đó hình xăm Cá chép tượng trưng cho quyết tâm, nỗ lực để có thể có được thành công.

Phượng Hoàng

hinh-xam-Phuong-hoang

Theo những phong tục dân gian ở nhiều nơi trên thế giới, Phượng Hoàng là một loài chim bị lửa bao trùm và đã tự trỗi dậy từ đống tro tàn của chính nó. Phượng Hoàng xuất hiện trong nhiều câu chuyện tồn tại trong suốt lịch sử, bao gồm cả thần thoại Hy Lạp và La Mã. Ý nghĩa của nó chính là tái sinh và thắng lợi.

Hổ

hinh-xam-ho

Một con vật khác cũng rất hay được các Yakuza lựa chọn là con Hổ, vì nó tượng trưng cho sự can đảm và sức mạnh. Người Nhật cho rằng Hổ có thể điều khiển được gió và chọn nó để xăm lên người với mục đích bảo vệ chống lại xui xẻo, ma quỷ và bệnh tật

Sư tử

hinh-dam-su-tu

Sư tử cũng là một hình xăm được nhiều Yakuza ưa thích. Sư tử trong hình xăm ở Nhật Bản nhìn rất giống một chú chó hung dữ với đôi tai nhọn và nó cũng tượng trưng cho sức mạnh và lòng can đảm. Ngoài ý nghĩa bảo vệ khỏi những điều không may, nó còn thể hiện ý chí muốn trở thành anh hùng của người xăm.

Rắn

hinh-xam-ran

Rắn là một hình xăm có rất nhiều ý nghĩa tại Nhật. Phần lớn người Nhật cho rằng rắn có ý nghĩa bảo vệ con người khỏi thảm họa, thiên tai và bệnh tật. Ngoài ra nó còn giúp bảo vệ con người khi đưa ra những quyết định sai lầm. Việc lột xác của con rắn cũng có ý nghĩa giống như việc tái sinh của con người. Không chỉ đàn ông mà phụ nữ ở Nhật cũng rất ưa thích hình xăm này vì nó còn tượng trưng cho sự linh thiêng.

Đầu lâu

hinh-dam-dau-lau

Không giống với phương Tây, Đầu lâu tượng trung cho sự chết chóc, nguy hiểm, Đầu lâu ở Nhật được cho là biểu tượng cho sự tích cực về chu kỳ sống tự nhiên. Người Nhật thường xăm hình này với ngụ ý cho sự thay đổi.

Hoa

hinh-dam-hoa

Hình xăm hoa ở Nhật có rất nhiều ý nghĩa và cũng có rất nhiều thiết kế tùy theo từng loại hoa. Hoa sen tượng trưng cho sự hiểu biết, kiến thức, sinh mệnh và sự giác ngộ. Hoa anh đào tuy rất đẹp nhưng lại không nở lâu và sẽ bị rụng chỉ bởi một cơn gió nhẹ, do đó nó tượng trưng cho sự không thể tránh khỏi của cái chết.

Hoa cúc có mối liên quan mật thiết với Thiên Hoàng, tượng trung cho sự hoàn hảo, hạnh phúc và tuổi thọ. Hoa hồng thì tượng trung cho sự cân bằng, tình yêu bền vững và một sự khởi đầu mới. Ngược lại, hoa hồng có gai thì lại có ý nghĩa cho sự mất mát, phòng thủ và cảnh giác. Hoa mẫu đơn ở Nhật được cho là vua của các loài hoa, tượng trưng cho sự thanh lịch và giàu có. Hoa lan là biểu hiện của lòng can đảm và sức mạnh. Đặc biệt, Hoa dâm bụt ở Nhật chỉ có một ý nghĩa duy nhất, đó là sự “ôn hòa”.

Mặt quỷ (Oni)

hinh-xam-quy

Hình xăm mặt quỷ (Oni) cũng là một trong những hình xăm rất phổ biến trong giới Yakuza của Nhật. Nó tượng trưng cho một niềm tin ở thế giới tâm linh – nơi mà Quỷ (Oni) chịu trách nhiệm trừng phạt sự bất công, xấu xa. Ở Nhật, Quỷ không phải là đại diện cho cái ác mà Quỷ tốt sẽ bảo vệ những người tốt.

Từ khóa » Hình Xăm Của Yakuza Nhật Bản