Ý Nghĩa Hoa Hồng Nhung Và Cách Trồng Ra Hoa đẹp - Eva
Có thể bạn quan tâm
Hoa hồng nhung hay còn gọi là hồng sadet, là giống hoa hồng cổ của người Việt.. Màu sắc nổi bật có thể dùng làm hoa trang trí, hoa cắm bình, hoa cưới cầm tay, hoa tặng bạn gái/người yêu,... rất thiết thực và ý nghĩa.
1. Ý nghĩa hoa hồng nhung
Hoa hồng nhung có màu đỏ thẫm là sự biểu trưng của tình yêu nồng nàn, đằm thắm, nhưng rực lửa. Màu đỏ như máu là màu của sự cống hiến, và tôn vinh vẻ đẹp tuyệt vời của người phụ nữ. Vì vậy, vào những dịp trọng đại, những đóa hoa hồng nhung tươi thắm thường được lựa chọn để tặng cho phái nữ, thầm cảm ơn và ghi nhận sự cống hiến không ngừng nghỉ của họ, đồng thời cũng nhằm gửi gắm tình yêu thương, sự cảm thông chia sẻ với một nửa của mình. Gửi tặng hoa hồng nhung tới người thân trong gia đình thể hiện ý nghĩa tình cảm bền chặt tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn.
Hình ảnh hoa hồng nhung đỏ thắm
- Sang trọng, lộng lẫy: Trong các sự kiện quan trọng như đám cưới, hội nghị, ra mắt thương hiệu,... thì hoa hồng nhung được sử dụng để làm hoa trang trí để làm nổi bật không gian sang trọng cho sự kiện, thể hiện nguồn nhiệt huyết to lớn, tình cảm yêu thương đong đầy…
Hoa hồng nhung cầm tay cô dâu
- Thể hiện sự vĩnh cửu trong tình yêu: Hoa cưới cầm tay là bó hoa không thể thiếu trong ngày trọng đại của cô dâu và chú rể. Hoa hồng đỏ được kết lại để trao cho cô dâu như tượng trưng cho sự nồng cháy và tình yêu hạnh phúc mãi mãi bên nhau.
Sử dụng hoa hồng nhung trang trí sự kiện
- Sự may mắn: Hoa hồng nhung nở vào mùa xuân, mỗi dịp tết đến xuân về với ý nghĩa mang lại may mắn cho cả năm.
2. Đặc điểm của cây hoa hồng nhung
- Hình dáng cây: Hồng nhung thuộc loại cây thân gỗ, trên cây phân hóa nhiều cành nhánh với nhiều gai nhọn, càng ở gốc gai càng cong. Rễ hồng dạng chùm có xu hướng mở rộng nhiều theo chiều ngang.
Cây mọc dạng bụi thấp, sống lâu năm, điều kiện đất đủ dinh dưỡng, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp thì cây có thể đạt tới chiều cao 1,7m.
- Đặc điểm lá cây: Lá kép dạng lông chim, mỗi lá kép có 3-9 lá chét, ở cuống lá có lá kèm nhẵn. Tùy theo giống mà hồng nhung có loại lá màu xanh nhạt hay xanh thẫm, hình dáng thuôn dài hay hơi tròn, với răng cưa sâu hay nông, ít hay nhiều…
- Hồng nhung nở hoa: Hồng nhung ra hoa có màu đỏ thắm, hoa nở tỏa hương thơm dịu nhẹ, quyến rũ, tạo cảm giác thư giãn thanh tao mà không bị hắc.
Cây ra hoa quanh năm, mùa hè lặp nhanh hơn tầm 4 – 4,5 tuần/lứa, mùa đông 4,5 – 5 tuần/lứa. Giống hoa hồng cổ này càng già càng sai hoa.
Nụ hoa mập khỏe, nhưng thường chỉ có một đến hai bông trên cuống dài, đài hoa màu xanh đậm và bóng. Cuống hoa cứng chắc. Khi hoa nở, cánh hoa có màu đỏ thẫm, cánh hoa dày có hình lượn sóng, mỗi bông có khoảng 25 đến 50 lớp cánh, đường kính hoa thường từ 4cm đến 12cm.
- Quả cây hoa hồng nhung: Hoa hồng nhung thuộc loại lưỡng tính tức là chứa nhị cái và nhị đực trên cùng một hoa. Xung quanh vòi nhụy có các nhị đực liên kết với nhau, khi phấn chín rơi trên đầu nhụy giúp thụ phấn cho hoa. Quả hồng hình trái xoan được ôm gọn bởi các cánh đài. Hạt hồng nhỏ, bề mặt có lông, vỏ hạt rất dày nên khả năng nảy mầm kém.
3. Tác dụng của hoa hồng nhung
Ngoài những ý nghĩa tuyệt vời của loài hoa này, hoa hồng nhung còn được ứng dụng để sản xuất ra các sản phẩm làm đẹp, y học trị liệu
- Mỹ phẩm: Hoa hồng có hợp chất phenyl ethanol, một hợp chất sát khuẩn, làm cho hoa hồng chống lại mụn rất hiệu quả. Cánh hoa hồng được dùng để chiết xuất lấy tinh dầu và dưỡng chất trong sản xuất nước hoa, nước tẩy trang cho mặt, sữa tắm, son dưỡng hoặc mặt nạ dưỡng da.
- Thư giãn: Để giải tỏa căng thẳng, stress sau mỗi ngày làm việc, dùng cánh hoa hồng thả vào bồn và ngâm mình trong đó. Hương thơm và tinh dầu của hoa hồng sẽ làm bạn thấy cực kỳ dễ chịu
- Điều trị vết thương: Tinh chất hoa hồng còn là một chất tẩy rửa tự nhiên hiệu quả, giúp làm da sáng hơn, tươi trẻ hơn. Cánh hoa hồng có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất kháng khuẩn nên nó có tác dụng làm dịu da, kể cả da bị kích thích hay bị ngứa.
- Giảm cân: Theo y học Trung Hoa, trà hoa hồng còn có tác dụng điều hòa khí huyết, cải thiện da, an thần, giảm căng thẳng, kích thích lưu thông máu ở vùng bụng giúp hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân
- Cải thiện sinh lý: Theo Y học cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda), tinh dầu chiết xuất từ hoa hồng có tác dụng lên hệ thần kinh khi ngửi, làm con người phấn chấn, tăng ham muốn tình dục.
4. Cách trồng cây hoa hồng nhung
Chọn giống cây
Cây thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành. Khi được chăm sóc chu đáo, bông rất to (cỡ hai bàn tay). Lựa chọn những cây hoa hồng nhung có thân mập mạp không bị sâu bệnh, nấm ở trên thân. Lá nhiều và xanh tươi, cuống lá to, nhiều cành và chồi non đang phát triển như vậy khả năng cao cây sẽ cho rất nhiều hoa. Nếu chắc chắn bạn có thể chọn cây đã có búp hoa sẵn.
Nên lựa chọn mua cây hồng nhung tại những vườn ươm lớn, uy tín sẽ cho cây con chất lượng. Ưu tiên chọn những cây đã trồng trong chậu hoặc giỏ ươm vì lúc này bạn có thể nhìn rõ nhất sức khỏe của cây phát triển thế nào.
Thực hiện trồng hoa hồng nhung trong chậu
Chuẩn bị:
- Đất trồng: Đất mùn tơi xốp có trộn lẫn một lượng phân hữu cơ bằng 30% đất.
- Chậu trồng: Chọn chậu cây có kích thước vừa phải với đường kính từ 30 đến 50cm, độ sâu của chậu khoảng 25 đến 35cm. Bên dưới chậu có các lỗ nhỏ để thông hơi và thoát nước khi tưới hoặc mưa, rễ cây không bị úng thối.
Cách trồng:
- Đổ đầy đất vào chậu cây, không đổ đầy tràn miệng của chậu. Đào từ 1 đến 2 lỗ ở giữa chậu (tùy kích thước chậu mà trồng từ 1 đến 2 cây, mỗi lỗ tương ứng với một cây trồng).
- Cho cây hoa hồng nhung vào lỗ đã đào, đặt ngập rễ, tay trái giữ cho cây thẳng đứng, tay phải gạt đất vào lấp kín gốc cây rồi ấn nhẹ để giữ cây đứng thẳng, không lung lay. Cắm một cái que thẳng đứng gần sát gốc sau đó dùng dây vải buộc cố định lại với que đó để giữ cây không bị gió thổi lung lay, đứt rễ khiến chết cây. Sau khi được 1 đến 2 tuần cây bén rễ thì tháo dây buộc ra.
- Trồng cây xong, dùng bình có vòi hoa sen tưới nước cho cây, tưới ẩm đất là được, không nên tưới nhiều. Sau đó đặt cây vào vị trí có ánh sáng nhẹ, đợi vài ngày để cây thích nghi dần rồi cho cây ra ngoài nắng tự nhiên.
5. Chăm sóc hoa hồng nhung
Để cây ra hoa đều, phát triển tốt, không bị sâu bệnh thì cần lưu ý chăm sóc cây cho tốt.
Bón phân
Cây ra hoa nhiều hay ít, ra hoa bông có nở to, màu đỏ rực rỡ, số lượng nhiều bông hay ít bông phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng của cây.
Đối với cây mới trồng trong vòng 3 tuần thì chưa cần bón phân cho cây. Sau 3 tuần thì hàng tháng hãy bón phân NPK với liều lượng khoảng 1 muỗng cafe và rắc xa gốc để không bị xót và chết cây.
Nếu những mầm hoặc cây non mới nhú lên mà thân có màu đỏ tía, mập mạp là cây đủ dinh dưỡng. Còn nếu như thân gầy, cao màu đỏ nhạt là cây đang thiếu và cần bổ sung phân bón.
Tưới nước
Sau khi trồng cây từ 4 đến 10 ngày, cây bắt đầu bén rễ, lúc này tăng lượng nước tưới. Nếu trồng hoa hồng nhung ở vườn vườn, thì có thể tưới 2 ngày 1 lần. Nếu như trồng hồng trong chậu thì bạn tưới mỗi ngày một lần.
Nên tưới vào buổi sáng sớm, hoặc tối mát, không tưới vào lúc trời đang nắng, sẽ khiến cây bị sốc vì mất nước liên tục dẫn tới chết cây. Nếu tưới ban đêm thì bạn nên tưới vào phần đất, không nên tưới vào lá và hoa. Nước sẽ đọng lại qua đêm nếu bạn tưới vào hoa, và là nguyên nhân phát sinh sâu bệnh.
Nếu cây bị thiếu nước sẽ có hiện tượng vàng lá và rụng.
Ánh sáng
Trồng hoa hồng nhung dưới đất cần lưu ý đến hướng sáng vì đây là cây ưa nắng. Hoa hồng chỉ ra hoa khi có ánh nắng chiếu vào vậy hãy trồng cây hồng nhung ở nơi có hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên là tốt nhất.
Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng hoa hồng nhung là nơi có nền nhiệt từ 22-27 độ C đối với ban ngày, ban đêm từ 12 đến 18 độ C. Cây có thể chịu được nhiệt độ cao tới 35-38°C, tuy nhiên khi trời quá nắng gắt, nên sử dụng màng lưới che chắn cho cây để tránh ảnh hưởng đến việc ra hoa và sinh trưởng.
Cắt tỉa cành
Cắt tỉa cành hoa hồng nhung khi nào thì phù hợp? Thời điểm cắt tỉa chia làm ba loại chính: cắt tỉa thường xuyên, cắt tỉa sau khi hoa tàn và cắt tỉa đồng loạt. Quan sát tỉa bỏ cành yếu, xấu, bỏ bớt lá dưới gốc để gốc thông thoáng, ít nấm bệnh.
- Cắt tỉa thường xuyên: Cắt tỉa những cành già, sâu bệnh, cành không cần thiết đồng thời tạo dáng cho cây.
- Cắt tỉa sau khi hoa tàn: Mục đích cắt tỉa giai đoạn này là ngăn không cho cây tạo quả, bởi khi cây tạo quả các chất dinh dưỡng của cây sẽ dồn vào việc nuôi quả mà không tạo hoa mới.
- Cắt tỉa đồng loạt: Giúp cây tái tạo lại và ra hoa một cách đồng loạt.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Các loại sâu bệnh khi trồng hoa hồng nhung cần lưu ý như:
- Bệnh đốm đen: Mầm bệnh này có tồn tại trong đất, và khó trị, lây lan nhanh. Đặc biệt khi trời vừa mưa xong, đất ẩm ướt khiến cây dễ nhiễm bệnh. Lúc đầu là những chấm nâu, về sau chuyển thành đen trên các bề mặt lá với hình dạng chấm tròn hoặc không đều, làm cho lá cây rụng sớm dần, các chồi non cũng dễ dàng bị lây bệnh.
- Bệnh phấn trắng: Ở ẩm độ cao khoảng 85% và nhiệt độ thấp dưới 18 độ C là điều kiện thích hợp để bệnh phấn trắng gây hại phát triển. Các bộ phận bị ảnh hưởng như lá, thân, cuống hoa, đài hoa và cánh hoa, trên những phần non của cây sẽ phủ một lớp nấm trắng như bột làm cho lá bị khô héo và rụng hàng loạt.
Ý nghĩa hoa hồng vàng, nguồn gốc và tặng vào dịp nào? Hoa hồng là loài hoa nổi tiếng nhất trên thế giới. Có nhiều màu sắc khác nhau của hoa hồng. Trong bài này, chúng ta sẽ hiểu được nguồn gốc, ý nghĩa... Bấm xem >>Từ khóa » Hình ảnh Hoa Hồng Nhung
-
[TOP] 199+ Hình ảnh Hoa Hồng Nhung đẹp, Lãng Mạn Nhất Thế Giới
-
Hình ảnh Hoa Hồng đẹp Lãng Mạn
-
Bộ ảnh Hoa Hồng Nhung đẹp Nhất - ThaiDui.Com
-
Hoa Hồng Nhung: Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
Tổng Hợp Hình ảnh Hoa Hồng Nhung đẹp Xuất Sắc
-
50+ Hình ảnh Hoa Hồng đẹp Và Lãng Mạn Nhất
-
Hoa Hồng Nhung - Vẻ đẹp Khó Cưỡng
-
Ảnh Hoa Hồng Nhung
-
Tổng Hợp Hình ảnh Hoa Hồng đỏ đẹp Nhất - Thủ Thuật Phần Mềm
-
300++ Hình ảnh Hoa Hồng Tuyệt đẹp Không Nên Bỏ Qua
-
Top 100 Hình ảnh Hoa Hồng đẹp Ngọt Ngào Lãng Mạn Nhất Thế Giới
-
99+ Những Hình Ảnh Hoa Hồng Đẹp Lãng Mạn Và Ý Nghĩa Nhất ...
-
16388 Hình ảnh Hoa Hồng đẹp Chất Lượng Cao Và Miễn Phí - Pixabay