Ý Nghĩa Khi Đi Chùa Đầu Năm Của Nguời Dân Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Đầu xuân năm mới là ngày mà mọi người ai ai cũng muốn lên chùa cầu cúng cho một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn buôn bán dễ dàng, gia đình hạnh phúc ấm no. Phong tục đi lễ chùa đầu năm đã có từ thời xa xưa, nhưng trải qua nhiều thế kỉ, những ý niệm tốt đẹp và tập tục cũng bị hiểu nhầm làm mất đi nét đẹp vốn có. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nét đẹp truyền thống của dân tộc “ Đi lễ chùa đầu năm” .
Ý Nghĩa Việc Đi Chùa Đầu Năm
Lễ chùa đầu năm từ bao đời nay đã trở thành phong tục tập quán đẹp của người Việt Nam. Hàng năm, những ngày đầu xuân, người người nhà nhà sắm sửa lễ lạt mang lên chùa với mong ước một năm được thuận buồm xuôi gió, gia đạo an khang, hòa thuận. Đa số người Việt Nam theo Đạo Phật. Thành tâm cầu nguyện mong được ban phước lành.
Không chỉ là việc đi chùa ngày mùng 1 đầu năm xuân mới, người Việt còn có tập tục xin chữ ở chùa hoặc của những thầy nho có tiếng, người có tri thức học rộng biết nhiều, người ta tin rằng năm mới xin chữ để cầu bình an, thi cử tốt đẹp sẽ trở thành hiện thực. Đó là những mong ước tốt lành, đẹp đẽ, mang một màu sắc tâm linh dân tộc, bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đến Chư vị thần thánh.
Cả một năm ngược xuôi vất vả chỉ có những ngày đầu năm đi chùa để cảm nhận sự thanh tịnh, không bon chen, không xô bồ. Chỉ còn tiếng chuông ngân vang, mùi khói hương và những câu cầu nguyện từ sâu trong thân tâm gửi đến các vị thánh thần, mong ước một năm bình an, tài lộc và gia đạo ấm êm.
Kinh Nghiệm Đi Chùa
Dưới đây là một số những chia sẻ của chúng tôi, tập tục đi chùa được nghiên cứu qua chiều dài lịch sử dân tộc, những đúc kết này sẽ giúp các bạn có được cái nhìn mới và đúng hơn về việc đi lễ chùa đầu năm.
Nên Đi Chùa Vào Thời Điểm Nào Đầu Năm?
Theo tập tục của người Việt xưa , ngay khi chuyển giao năm mới và năm cũ, tức đêm giao thừa rạng sáng ngày mùng 1 là thời khắc đi lễ chùa đầu năm tốt nhất. Đi chùa ngày mùng 1 để cầu may cho gia đình một năm gia đạo bình an, làm ăn thuận buồm xuôi gió, tình duyên tốt đẹp. Tuy nhiên, cũng tùy hoàn cảnh và sự sắp xếp của mỗi người mà quyết định nên đi vào thời điểm nào là thuận tiện nhất. Nếu bạn không thể đi chùa vào ngày đầu tiên của năm thì có thể lữa chọn những ngày này để đi lễ:
Mùng 2,3: theo như quan điểm xưa thì mùng 2 tết là ngày đón chào tài thần, hỷ thần, nên đi chùa ngày mùng hai để cầu công danh, tài lộc.
Mùng 4 tết: Đây là ngày mà theo tục lệ xưa để lại thì vào ngày mùng 4 tết hàng năm là ngày đón các vị chư phật, Chư thần thánh hạ phạm. Nên nếu đầu năm đi chùa vào ngày này và thành tâm cầu nguyện thì lời nguyện ước sẽ linh ứng thành sự thật. Đặc biệt nếu bạn nào muốn cầu tình duyên thì nên đi lễ chùa vào ngày mùng 4 đầu năm nhé.
Mùng 6,8: Đây là hai ngày đẹp nhất đầu năm, chủ về khai trương cửa hàng, cũng rất tốt để các bạn đi lễ chùa.
Mùng 10: Ngày này hàng năm chính là ngày vía thần tài. Đi lễ chùa ngày này để cầu tài lộc, làm ăn rất tốt.
Ngoài ra, các bạn có thể đi lễ chùa vào các ngày rằm, đây cũng là thời điểm thích hợp. Đi lễ chùa đầu năm thường mọi người sẽ đi trong tháng riêng, du xuân lễ chùa đã trở thành tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Mặc Gì Khi Đi Lễ Chùa Đầu Năm?
Đây cũng là câu hỏi mà rất nhiều bạn thắc mắc. Theo như tập quán xưa, ngày đầu năm đi chùa mọi người sẽ ăn mặc lịch sự, quần áo dài. Người xưa thường lựa chọn những trang phục truyền thống của mình để mặc đi lễ chùa.
Các bạn nữ có thể mặc áo dài truyền thống của dân tộc. Ngày nay áo dài cũng được may rất cầu kỳ, tỉ mỉ, nhiều hoa văn, họa tiết cũng như chất liệu cho các bạn dễ dàng lựa chọn. Có thể nói áo dài đi chùa đầu năm là lựa chọn thích hợp nhất. Còn các bạn nam có thể lựa chọn những bộ trang phục lịch sự, trang trọng như vest hoặc sơ mi và quần dài khi đi lễ chùa.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể mua những bộ trang phục dành cho Phật tử để mặc lên chùa nếu bạn thường xuyên đi lễ. Trang phục Phật tử thường được làm từ chất liệu vải mềm, mát, rất thoải mái, giúp bạn có những cảm nhận nhẹ nhàng chốn thanh tịnh.
Các trang phục không nên mặc đến chùa là những trang phục thiếu sự nhã nhặn, cung kính, trang phục ngắn, hở hang, màu sắc lòe loẹt, quần áo bó sát người…các bạn cũng cần lưu ý đến những trang phục như thế này để tránh gây phản cảm khi đi lễ.
Chuẩn Bị Đồ Cúng Lễ Trên Chùa Và Đình ( Đền)
Một trong những việc quan trọng khi đi lễ là cách chuẩn bị đồ cúng sao cho đúng. Vì đồ cúng lễ ở chùa, đền, đình có những tính chất khác nhau, tại mỗi nơi sẽ có cách thờ cúng riêng, nên bạn có thể tham khảo thêm một số cách chuẩn bị đồ cúng lễ phù hợp nhất cho các ban.
Đồ cúng ở chùa: Chùa thường là nơi thờ cúng các Chư Phật Bồ Tát, nên khi tới chùa bạn nên chuẩn bị đồ ăn chay, hoa quả tươi, các loại hoa như: hoa sen, hoa hoa huệ, hoa mẫu đơn, nến, xôi, oản phẩm… để cúng dường Chư Phật Bồ Tát. Tuyệt đối không mang đồ ăn mặn, sát sinh lên chùa.
Đồ cùng ở Đình ( Đền): bạn có thể lựa chọn cúng chay hoặc cúng mặn
Lễ chay gồm: Ban Phật ( chính điện) và ban mẫu các bạn có thể mang đồ chay như: hoa quả, hoa, xôi, oản,…để cúng dường ban Phật và ban Thánh Mẫu. Ngoài ra, các bạn cũng nên sắm chút tiền vàng, lọng, hài, quần áo…đồ hàng mã để dâng cúng bên Thánh Mẫu.
Lễ mặn các bạn có thể chuẩn bị: gà, lợn, giò chả…các món ăn đều được nấu chín cẩn thận, không nếm trước. Lễ này bạn đặt bên Cộng Đồng Tú Phú.
Lễ đồ sống: gồm: trứng gà 2 quả, trứng vịt 5 quả, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, rượu, nước, chè, một miếng thịt khứa sống không tách rời, chút tiền vàng. Lễ này thường được đặt ở ban ngũ hổ.
Lễ Sơn Trang
Cỗ mặn Sơn Trang gồm : cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả…Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15:
+ 15 con ốc, cua
+ 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần…
Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang (1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang).
Lễ ban thờ cô, thờ cậu: bạn nên sắm những đồ lễ như: hương, hoa, quả, nón, mũ, áo, quần,hia…những đồ nhỏ nhắn, xinh xắn như: gương, lược, bộ trang sức ( đồ hàng mã)….Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn.
Nên Cầu Gì Khi Đi Lễ Chùa Đầu Năm
Theo quan niệm của nhà Phật, đầu năm đi lễ Phật để mong cầu nhận được sự chở che, bảo vệ và phù hộ của chư vị Bồ Tát, xin cho một năm may mắn, bình an, chứ không xin tài lộc tình duyên. Việc cầu cúng xin tài lộc, tình duyên, làm ăn buôn bán thì nên cầu cúng tại đình, đền, miếu, phủ… nơi thờ các vị Thánh Thần độ cho dân chúng an cư lạc nghiệp.
Ngoài ra, nếu các bạn có điều kiện thì nên sắm cho mình một cuốn văn khấn mẫu có sẵn, trong đó sẽ hướng dẫn đầy đủ bài văn khấn, những thứ cần chuẩn bị cho khi đi đến từng ban một, như vậy sẽ thuận tiện hơn cho các bạn. Các bài văn khấn cũng phù hợp với từng ban.
Trên đây là ý nghĩa phong tục đi lễ chùa đầu năm và những kinh nghiệm khi đi chùa. Hy vọng với những thông tin hữu ích của bài viết, mỗi người khi đi lễ chùa sẽ có được những gợi ý cần thiết để trách mắc phải những sai lầm không đáng có. Và để việc đi chùa đầu năm sẽ mãi là phong tục tốt đẹp của dân tộc ta.Xem thêm: Hướng dẫn dâng hương khi đi lễ chùa đầu năm.
Từ khóa » đi Lễ đầu Năm Là Gì
-
Đi Lễ đầu Năm, Người Việt Thường Xin Chữ Gì?
-
Đi Lễ Chùa đầu Năm Ta Nên Cầu Gì? - .vn
-
Nét đẹp Văn Hóa Lễ Chùa đầu Năm Của Người Việt
-
Đi Lễ đầu Năm – Nét đẹp Văn Hóa Của Người Việt
-
Đầu Năm đi Lễ Chùa Thế Nào Cho đúng Không Phải Ai Cũng Biết
-
PHONG TỤC ĐI LỄ CHÙA ĐẦU NĂM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
-
Những điều Cần Lưu ý Khi đi Lễ đầu Năm - VnExpress
-
Đầu Năm đi Lễ Chùa: Sắm Lễ, Khấn Thế Nào, Cầu Gì Cho đúng?
-
Phong Tục đi Lễ Chùa Ngày đầu Năm - Lạp Xưởng Mai Quế Lộ
-
Thứ Tự Hành Lễ, Cách Sắm Lễ Khi Tới Chùa
-
Đầu Năm đi Lễ Chùa: Sắm Lễ, Khấn Thế Nào, Cầu Gì Cho đúng?
-
Lễ Chùa đầu Năm - Chi Tiết Tin Tức - Huyện Yên Thế
-
Đi Lễ Chùa đầu Năm | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Đi Lễ Chùa đầu Năm 2021: Đi đâu Và Cần Lưu ý điều Gì Cho Cả Năm ...