Ý Nghĩa, Lịch Sử Và Các Câu Hỏi Tìm Hiểu Ngày Thành Lập Đoàn 26/3
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Ý nghĩa và lịch sử ra đời ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26/3
- Ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26/3
- Những câu hỏi tìm hiểu về ngày 26/3
- Ngày 26/3/1931 được chọn là ngày thành lập Đoàn tại đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ mấy?
- Tại sao ngày 26/3 được quyết định chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn?
- Ngày 26/3 được quyết định chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn trong sự kiện nào?
- Thành phố được giải phóng vào ngày 26/3/1975
- Đoàn viên có mấy quyền, mấy nhiệm vụ?
- Tổ chức Đoàn có bao nhiêu cấp?
- Đoàn ta được mang tên Bác Hồ vào năm nào?
- Điều kiện tối thiểu để thành lập chi Đoàn là gì?
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có mấy chức năng?
- Hướng phấn đấu của bản thân khi đứng vào hàng ngũ Đoàn?
- 6 lần đổi tên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Sưu tầm tranh, ảnh và các bài hát hay về ngày 26/3
- Những bức ảnh, tranh ý nghĩa về ngày thành lập Đoàn 26/3
- Truyện cười ngày 26/3
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam dưới Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.
Ý nghĩa và lịch sử ra đời ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Sắp tới kỷ niệm ngày thành lập Đoàn, cùng chúng tôi tìm hiểu về lịch sử ra đời và ý nghĩa của ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ngọn cờ đi đầu trong công cuộc chiến đấu và bảo vệ tổ quốc trong thời chiến và luôn nỗ lực vươn lên xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26/3
Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.
Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần: -Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương -Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương -Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương -Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam -Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam -Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh -Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc.
Ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26/3
Cuối tháng 3 nǎm 1931, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệu tập Hội nghị toàn thể lần thứ hai tại Sài Gòn, dưới sự chủ toạ của Tổng bí thư Trần Phú. Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách và tǎng cường thành phần công nhân trong Đảng. Cũng tại Hội nghị này, nhận thấy vai trò của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng nên đã đề ra quyết định “Cần kíp tổ chức ra Cộng sản thanh niên Đoàn” và chỉ thị cho các tổ chức Đảng ở các địa phương quan tâm đến việc xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên. Từ đó, Đoàn TNCS Đông Dương ra đời. Qua các giai đoạn của Cách mạng, tổ chức này trải qua các tên gọi như: Đoàn thanh niên dân chủ, Đoàn thanh niên phản đế, Đoàn thanh niên cứu quốc, Đoàn thanh niên lao động và ngày nay là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Cùng đất nước, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình. Từ ngày 23 đến ngày 25-5-1961, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đoàn lấy ngày 26-3, một ngày trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương tháng 3-1931 làm kỷ niệm thành lập Đoàn.
Những câu hỏi tìm hiểu về ngày 26/3
Các câu hỏi nhanh về ngày thành lập Đoàn 26/3 sẽ giúp các bạn ghi nhớ lâu và mở rộng kiến thức về ngày quan trọng của thanh niên Việt Nam. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu bộ sưu tầm những câu hỏi hay và thường gặp về ngày 26/3 để các bạn tham khảo.
1. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày tháng năm nào?
► Đáp án: 26/3/1931
2. Tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội tiền thân của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập vào thời gian nào?
► Đáp án: 1925
3. Tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội tiền thân của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do ai sáng lập?
► Đáp án: Bác Hồ
4. Đội TNTP Hồ Chí Minh do ai trực tiếp phụ trách và lãnh đạo?
►Đáp án: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
5. Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đoàn ta dấy lên một phong trào thanh niên tình nguyện ra chiến trường cứu nước. Đó là phong trào gì?
►Đáp án: Thanh niên xung phong
6. Người đoàn viên đầu tiên đã ngã xuống vì sự nghiệp cách mạng là ai? Lúc đó anh bao nhiêu tuổi?
►Đáp án: Lý Tự Trọng, 17 tuổi
7. “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác…” Câu nói bất hủ trên là của ai?
►Đáp án: Lý Tự Trọng
8. "Mùa hoa Lêkima nở, ở quê ta miền đất đỏ, sông núi vẫn nhắc tên người anh hùng", người ấy là ai?
►Đáp án: Võ Thị Sáu
9. Từ ngày mới thành lập cho đến nay Đoàn đã mấy lần đổi tên? Tên gọi đầu tiên của Đoàn là gì?
►Đáp án: 7 lần, Đoàn TNCS Đông Dương:
- Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
- Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
- Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
- Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
- Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
- Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
- Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
10. Em hãy cho biết ý nghĩa chiếc huy hiệu Đoàn là gì?
►Đáp án: Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam, tính xung kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
11. Từ lâu, câu nói này đã trở thành khẩu hiệu của tuổi trẻ:
Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.
Em hãy cho biết câu nói nổi tiếng này là của ai?
►Đáp án: Hồ Chí Minh
Ngày 26/3/1931 được chọn là ngày thành lập Đoàn tại đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ mấy?
Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1931 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
Tại sao ngày 26/3 được quyết định chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn?
26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2) dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề quan trọng đối với công tác thanh niên theo như quyết định tại đại hội toàn quốc lần thứ 3 (22 - 25/3/1931). Vì vậy, ngày 26/3 trở thành ngày thành lập Đoàn, ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam.
Ngày 26/3 được quyết định chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn trong sự kiện nào?
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 3 (22 - 25/3/1931)
Thành phố được giải phóng vào ngày 26/3/1975
Đến tối ngày 25-3-1975, Quân giải phóng đã đập tan toàn bộ quân địch trong thành phố Huế. Sáng ngày 26-3, chiến dịch giải phóng Thừa Thiên - Huế kết thúc thắng lợi. Thừa Thiên - Huế hoàn toàn giải phóng!
Đoàn viên có mấy quyền, mấy nhiệm vụ?
Đoàn viên có các nhiệm vụ sau đây:
- Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Gương mẫu chấp hành và vận động thanh thiết nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn và các nghị quyết của Đoàn; tích cực tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên; sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định.
- Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam và các thành viên khác của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên.
Đoàn viên có các quyền sau đây:
- Yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn đầu trưởng thành.
- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn.
- Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về công việc của tổ chức Đoàn; tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú.
Tổ chức Đoàn có bao nhiêu cấp?
Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp: cấp Trung ương; cấp tỉnh; cấp huyện; cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).
Đoàn ta được mang tên Bác Hồ vào năm nào?
Từ tháng 12 năm 1976 đến nay, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Điều kiện tối thiểu để thành lập chi Đoàn là gì?
Như vậy, điều kiện tối thiểu thành lập chi đoàn là đơn vị phải có 03 đoàn viên trở lên. Trong trường hợp không đủ điều kiện tối thiểu thành lập chi đoàn thì Đoàn cấp trên giới thiệu đến sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở Đoàn thích hợp.
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có mấy chức năng?
Đoàn có 3 chức năng:
- Đoàn là Đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, Nhà nước và các ngành. Đoàn luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là đội quân xung kích cách mạng tích cực tham gia xây dựng Đảng và là người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của Bác Hồ.
- Đoàn là Trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động giúp học tập rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu cảu xã hội hiện nay.
- Đoàn là Người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. Chức năng này khẳng định rõ tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, vì thanh niên.
Hướng phấn đấu của bản thân khi đứng vào hàng ngũ Đoàn?
– Trung thành với lí tưởng Cộng sản. – Ra sức học tập, rèn luyện, lao động mang lại lợi ích cho xã hội. – Luôn quý trọng, yêu thương nhân dân. – Phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. – Phấn đấu trở thành người công dân tốt, sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật; tích cực học tập lao động, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. – Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt, có đủ khả năng cống hiến và trưởng thành. – Tích cực trong lao động sản xuất để làm giầu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội.
6 lần đổi tên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Intrographic - 6 lần đổi tên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Sưu tầm tranh, ảnh và các bài hát hay về ngày 26/3
Tổng hợp những bức ảnh, tranh vẽ đẹp, ý nghĩa chào mừng ngày thành lập Đoàn với các chủ đề nói lên tinh thần bảo vệ và xây dựng đất nước trong các thời kỳ của thanh niên Việt Nam.
Những bức ảnh, tranh ý nghĩa về ngày thành lập Đoàn 26/3
54 dân tộc anh em cùng quy về một mối
Tự hào đi theo ánh sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngày tôn vinh tình quân dân sâu sắc, tha thiết
Hạnh phúc bình dị là đây!
Phương châm hành động
Kỉ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Biểu tượng lí tưởng muôn thuở
Dễ hiểu, dễ nhớ chính là biểu tượng Đoàn viên
Tem thư - chặng đường lịch sử
Phát hành tem thư chính là cách để nhắc nhở người ta nhớ về ngày 26/3
Nụ cười tuổi trẻ
Những nụ cười của niềm tin và hi vọng
Người không có trong khung hình - Ra đi mãi tuổi thanh xuân
Hàng đứng: Nguyễn Văn Phúc, Ngô Thị Điểm, Lê Thị Lân, Đinh Việt Cường Hàng ngồi: Trương Thị Minh Nguyệt, Trần Đình Phúc, Phan Thị Sợi
Bản đồ đất nước
Việt Nam - đất nước của rừng vàng biển bạc
Truyện cười ngày 26/3
1. Bài văn tủ
Cô giáo cho học sinh tả về con vật mình yêu thích nhất. Cu Bin 7 tuổi về bắt một con rận nghiên cứu và tả rất chi tiết, tất nhiên là cô giáo không hài lòng, Cô bắt cu Bin làm lại bài văn là hãy tả con chó nhà em.
Cu Bin làm bài văn như sau: "Nhà em có một con chó, con chó có nhiều lông, đã nhiều lông thì ắt phải có rận, sau đây em xin tả con rận: ....", và chú bắt đầu tả con rận.
Cô giáo đọc bài văn, rất bực mình, liền bắt cu Bin làm lại lần nữa, lần này là tả con cá.
Hôm sau cu Bin nộp bài như sau: "Nhà em có một con cá, con cá sống dưới nước nên nó có nhiều vảy. Nếu nó sống trên cạn chắc hẳn nó sẽ có nhiều lông, đã nhiều lông thì phải có rận, sau đây em xin tả con rận:....".
2. Cáo phó
Tý vừa khóc mếu máo vừa chạy về nhà, mách với bố: "Thầy giáo toàn trù con, bố ạ. Hôm nào thầy cũng gọi con lên trả bài. Thầy cố tình chọn những câu thật khó để phạt con. Hôm nay con lại bị phạt cầm tai đứng ở cuối lớp".
Bố Tý tức lắm. Hôm sau ông ta dẫn Tý, hầm hầm vào gặp thầy:
- Tôi nghe cháu nó nói thầy trù cháu ghê lắm. Tại sao thầy lại đối xử với con tôi như vậy? - Tôi trù con ông hồi nào đâu. Ông thử nghĩ xem, hôm nào tôi bảo nó lên bảng trả bài, nó cũng không trả lời được, kể cả câu hỏi dễ nhất. - Tôi lại nghe cháu nó nói thầy toàn chọn câu khó thôi. Đâu, thầy cho tôi một ví dụ xem nào - Này nhé, hôm qua tôi hỏi nó Trần Hưng Đạo chết hồi nào mà nó có trả lời được đâu.
Bố Tý ngẫm nghĩ một lúc, rồi đáp:
- Thôi, thầy thông cảm cho cháu. Gia đình tôi làm ăn buôn bán, lâu lâu coi báo để xem tin tức chứ làm gì có thời gian mà đọc cáo phó.
3. Chuyện học trò số 1
Trong lớp học, thày hỏi trò: - Em đang viết gì vậy? - Một bức thư cho chính mình ạ! - Trong đó nói gì? - Ngày mai em mới có thể biết được điều đó sau khi nhận thư. - Ngày trước, tôi đã phải đi bộ 10 cây số để đến trường đấy. - Lẽ ra, thầy nên dậy sớm hơn để không bị lỡ chuyến xe bus.
4. Chuyện học trò số 2: - Tại sao những người chỉ huy thường đứng khi đi thuyền? - Vì nếu ngồi xuống, ông ta sẽ phải chèo như những người khác.
Chào mừng kỷ niệm 92 ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023), Hy vọng đội ngũ thanh niên Việt Nam luôn cố gắng học tập, làm việc và phát triển theo lý tưởng của Đảng nhằm xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh, đi lên.
Từ khóa » Các Câu Hỏi 26/3
-
Câu đố Vui Ngày 26/3
-
Những Câu Hỏi Về đoàn Thanh Niên 26/3 Có đáp án - Thủ Thuật
-
Câu Hỏi Về Ngày 26/3, Câu đố 26/3 Hài Hước
-
Câu đố Vui Ngày Thành Lập Đoàn 26/3 Hay Nhất
-
Những Câu Hỏi Về đoàn Thanh Niên 26/3 Có đáp án
-
Câu Hỏi Tìm Hiểu Về đoàn Thanh Niên 26/3 Có đáp án Hay Và ý Nghĩa ...
-
10 Câu Hỏi Tìm Hiểu Về đoàn Thanh Niên 26/3 Có đáp án Hay Và ý ...
-
Top 10 Câu Hỏi Tìm Hiểu Về đoàn Thanh Niên 26/3 Có đáp án Hay Và ý ...
-
Top 9 Câu Hỏi Tìm Hiểu Về đoàn Thanh Niên 26/3 (có đáp án) Hay Nhất
-
Câu đố Vui Ngày 26/3 | .vn
-
Bộ Câu Hỏi Về Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
-
Câu đố Vui Ngày Thành Lập Đoàn 26/3 Hay Nhất
-
Câu Hỏi Về Ngày 26/3, Câu đố 26/3 Hài Hước - Ha Tien Venice Villas
-
Các Câu Hỏi Về Ngày 26/3 | Tiểu Học Nguyễn Khuyến