Ý Nghĩa “Nhà Phải Có Nóc” Theo Quan Niệm Xưa Và Nay - Reader

Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện câu nói “Nhà phải có nóc” và rất nhiều các bạn trẻ đã sử dụng câu nói này. Vậy nhà phải có nóc nghĩa là gì? Bạn có thật sự hiểu được ý nghĩa của câu nói này? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu trong bài viết dưới đây để hiểu thêm ý nghĩa câu nói này nhé!

Nhà phải có nóc nghĩa là gì Nhà phải có nóc nghĩa là gì?

1. Ý nghĩa “Nhà phải có nóc” theo quan niệm xưa

Câu nói “Nhà phải có nóc” có nguồn gốc từ câu tục ngữ: “Con có cha là nhà có nóc. Con có mẹ như bẹ ấp măng” của dân gian ta. Theo quan niệm xưa, ông bà ta muốn khẳng định tầm quan trọng của ba mẹ trong việc dạy dỗ và phát triển con cái. Như các bạn đã biết, nóc nhà chính là nơi phải chịu nhiều tác động của căn nhà, mái nhà và sẽ giúp giữ cho căn nhà luôn vững trãi trước giông tố. Tương tự, người cha sẽ đóng vai trò là chỗ dựa, người bảo vệ cả gia đình như hình ảnh của nóc nhà. Đó sẽ là hình ảnh vững vàng, mạnh mẽ khuyên con cháu của mình phải đi đúng hướng, trở thành người tốt.

Trong gia đình, các cô gái trẻ thường phụ thuộc vào cha của họ để được sự bảo vệ và hỗ trợ tinh thần. Một người ba cho con gái mình thấy mối quan hệ tốt đẹp với một người đàn ông như thế nào. Khi cô gái có được tình yêu thương của người cha, cô bé sẽ cảm nhận được sự quý giá và tốt đẹp của tình yêu, nhờ đó mà trở nên tự tin hơn. Nếu ba luôn biết cách yêu thương, chiều chuộng và đối xử nhẹ nhàng với con gái của ông ấy thì đến khi cô gái đến tuổi đủ lớn để bắt đầu hẹn hò, sẽ tìm kiếm những phẩm chất đó ở người đàn ông để bắt đầu một mối quan hệ. Nếu một người cha mạnh mẽ và dũng cảm, cô ấy sẽ có quan hệ mật thiết với những người đàn ông có cùng tính cách.

Nóc nhà biểu trưng cho một sự sung túc của gia đình Nóc nhà biểu trưng cho một sự sung túc của gia đình

Còn đối với con trai, nó sẽ học được những phẩm chất như sự năng động, tính độc lập và sự tự chủ từ người cha. Quyền hành và kỷ luật để duy trì nề nếp kỷ cương đặc biệt đối với những đứa con trai độ tuổi mới lớn là điều mà mẹ khó lòng có thể mang lại cho con trẻ. Nếu một người cha quan tâm và đối xử với mọi người một cách tôn trọng, cậu bé cũng sẽ lớn lên như vậy. Khi cha vắng mặt, những cậu bé tìm đến những hình tượng nam giới khác để tự đặt ra quy tắc cho cách cư xử và tồn tại trên thế giới này. Khi cậu con trai chứng kiến cảnh bố trồ tài làm bếp hay sử dụng máy giặt thì chắc chắn sau này nó cũng học theo và chăm chỉ làm việc nhà hơn.

Qua đó, các bạn có thể hiểu được vì sao “Nhà phải có nóc”. Người cha có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và hạnh phúc của con họ. Trong những gia đình có hình bóng của người cha, người cha sẽ đóng vai trò là một trong những hình mẫu đầu tiên của nam giới và các mối quan hệ nam giới mà đứa trẻ sẽ gặp phải. Việc giáo dục con trẻ bao cũng mất rất nhiều thời gian và công sức, nhưng một đứa con lớn lên, có thể gánh vác mọi việc trong nhà thay bố thì cũng xứng đáng với công sức đầu tư ban đầu. Và điều quan trọng nhất là cha con có nhiều cơ hội để ở bên cạnh nhau. Khoảng thời gian cả cha mẹ và các con hãy thưởng thức trọng vẹn bởi vì nó sẽ không thể kéo dài mãi mãi. Quãng thời gian bỏ ra để giáo dục con trẻ nên người sẽ không bao giờ là lãng phí. Và, đó cũng chính là thành công đáng kể nhất của người đàn ông trong sự nghiệp làm cha của mình.

2. Ý nghĩa khác của câu “Nhà phải có nóc” hiện nay

Bên cạnh nghĩa gốc từ câu tục ngữ trên, hầu hết các bạn trẻ ngày nay hay còn gọi là thế hệ gen Z lại hiểu câu “Nhà phải có nóc” theo một nghĩa hoàn toàn khác có thể nói là có ý nghĩa hài hước hơn. Có thể nói là nóc nhà hay mái nhà càng bùng nổ hơn từ bản biến thể trong ca khúc “Giàu vì bạn, sang vì vợ” của rapper MCK trong chương trình Rap Việt, và nó đã được cộng đồng mạng Việt lan truyền và sử dụng trong thời gian qua.

Nhà phải có nóc theo quan điểm của giới trẻ hiện nay Nhà phải có nóc theo quan điểm của giới trẻ hiện nay

Câu nói này hiện nay được hiểu theo mối quan hệ của người chồng người vợ trong gia đình hoặc bạn trai bạn gái trong mối quan hệ yêu đương. Nóc nhà ngày ấy là đấng mày râu. Thế nhưng, bây giờ địa vị của nữ giới ngày càng được nâng cao, cũng từ đó mà những người chồng, bạn trai cũng tôn trọng và cưng chiều vợ, bạn gái của mình hơn. Chính vì lẽ đó, mà họ dùng từ nóc nhà cho hội chị em để bày tỏ sự tôn trọng của mình đối với người thương của mình. Trong xã hội hiện đại, đàn ông không còn là người đưa ra mọi quyết định nữa. Lúc này, họ sẽ phải tỏ ra nhường nhịn chị em phụ nữ, thậm chí là phải nhường nhịn đối phương một chút để bày tỏ tình cảm của mình.

Nếu bạn đang là một người chồng hay một người bạn trai thì chắc chắn đã trải qua các tình huống này với nóc nhà của mình. Nếu bạn gái gọi người yêu hoặc vợ gọi chồng của mình thì người bạn trai, người chồng đó sẽ không được trả lời cục súc như ơi, ừ…mà phải đáp lại thật ngọt ngào như anh đây, chồng đây chẳng hạn. Vì một ngôi nhà là phải có nóc không thể làm phật lòng nóc nhà được. Thấy việc gia đình phải tự giác làm, không được ỷ lại vào việc phải ra ngoài kiếm tiền và đổ hết trách nhiệm trong nhà lên người phụ nữ, vì phụ nữ bây giờ họ đã rất mạnh mẽ, độc lập, có việc làm ổn định và có thể tự kiếm ra tiền. Tiếng nói của hai người trong mối quan hệ là ngang nhau nên đàn ông muốn nói vợ thì phải giỏi hơn vợ mình, phải kiếm được nhiều tiền hơn, cũng do vậy mà làm việc nhà cũng càng phải đảm đang hơn.

Bài viết sẽ giúp cho các bạn đọc hiểu hơn về ý nghĩa của câu nói “Nhà phải có nóc” theo quan niệm xưa và nay. Dù rằng ý nghĩa của từ nóc nhà ngày nay đã thay đổi nhưng nó là một dấu hiện đáng mừng cho vai trò của nữ quyền trong thời đại mới. Vì nhà nào mà chẳng có nóc nên những người chồng, người cha, người bạn trai hãy học cách yêu thương và trân trọng người phụ nữ của mình hơn.

Xem thêm:

  • Những câu nói hay về cuộc sống gia đình vô cùng ý nghĩa
  • Đủ gió chong chóng sẽ quay, Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy...

Từ khóa » Nóc Với Nhà