Ý Nghĩa Nhan đề Một Số Tác Phẩm Ngữ Văn 9
Có thể bạn quan tâm
Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm Ngữ văn 9, giúp các bạn giải thích nhan đề một số tác phẩm văn thơ quan trọng trong chương trình Văn lớp 9 giúp ôn thi vào lớp 10 như: Hoàng Lê nhất thống chí, Lặng lẽ Sa Pa, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Làng, Đồng chí, Mùa xuân nho nhỏ...
Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm Ngữ văn 9
- 1. Ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí
- 2. Ý nghĩa nhan đề Truyền kì mạn lục
- 3. Truyện Kiều của Nguyễn Du vốn có tên gọi khác khác là “Đoạn trường tân thanh”. Em hãy giải mối quan hệ giữa đầu đề đó với nội dung tác phẩm.
- 4. Ý nghĩa nhan đề Đồng chí
- 5. Ý nghĩa nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- 6. Ý nghĩa nhan đề Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- 7. Ý nghĩa nhan đề Ánh trăng
- 8. Ý nghĩa nhan đề Mùa xuân nho nhỏ
- 9. Ý nghĩa nhan đề Làng
- 10. Ý nghĩa nhan đề Lặng lẽ Sa Pa
- 11. Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà
- 12. Ý nghĩa nhan đề Bến quê
- 13. Ý nghĩa nhan đề Những ngôi sao xa xôi
- 14. Ý nghĩa nhan đề Bếp lửa (Bằng Việt)
- 15. Ý nghĩa nhan đề Sang thu (Hữu Thỉnh)
- 16. Ý nghĩa nhan đề Đoàn thuyền đánh cá
- 17. Ý nghĩa nhan đề Con cò
- 18. Ý nghĩa nhan đề Mây và sóng
- 19. Ý nghĩa nhan đề Cố Hương
- 20. Ý Nghĩa Đoạn trích Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang
- 21. Ý nghĩa nhan đề Bố của Xi-Mông
- 22. Ý nghĩa nhan đề Con chó bấc
- 23. Luyện thi vào lớp 10 các môn
1. Ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí
Ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí rút gọn: Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước, vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê
Ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí đầy đủ: Nhan đề: “Hoàng Lê nhất thống chí” viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Nó không chỉ dừng lại ở sự thống nhất của vương triều nhà Lê, mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu thế kỷ XIX. Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi.
2. Ý nghĩa nhan đề Truyền kì mạn lục
Truyền (lưu truyền) kì (li kì) mạn (tản mạn) lục (ghi chép). Truyền kì mạn lục là ghi chép tản mạn những câu chuyện li kì trong dân gian.
Nội dung “Truyền kì mạn lục” (xem SGK ngữ văn 9).
Tác phẩm được xem là áng “thiên cổ kì bút” (bút lạ từ ngàn xưa)
3. Truyện Kiều của Nguyễn Du vốn có tên gọi khác khác là “Đoạn trường tân thanh”. Em hãy giải mối quan hệ giữa đầu đề đó với nội dung tác phẩm.
- Nội dung cơ bản của Truyện Kiều: Truyện Kiều là tiếng kêu đau xót (như đứt từng khúc ruột) của người phụ nữ (nàng Kiều) dưới chế độ phong kiến.
- Đầu đề tác phẩm:
- Truyện Kiều: tên gọi thể hiện nội dung cơ bản của tác phẩm: dùng tên nhân vật chính của truyện để đặt tên cho tác phẩm.
- Tên gọi: “Đoạn trường tân thanh” đoạn trường (đứt ruột) tân thanh (tiếng kêu mới) tên gọi được rút ra từ nội dung cơ bản của tác phẩm " tiếng kêu đau xót toát lên từ số phận con người.
- Cả hai đầu đề đều phù hợp với nội dung tác phẩm có tác dụng định hướng cho người đọc khi tiếp xúc với văn bản.
Xem thêm: Ý nghĩa nhan đề Truyện Kiều của Nguyễn Du
4. Ý nghĩa nhan đề Đồng chí
Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm Ngữ văn 9: Đồng chí
Ý nghĩa nhan đề Đồng chí ngắn gọn:
- Đồng chí là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.
- Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng.
Ý nghĩa nhan đề bài thơ "Đồng chí" (Chính Hữu) bản tóm tắt:
- Đồng chí là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt, xuất hiện từ đầu thời kỳ kháng chiến chống Pháp và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.
- Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng.
- Tên bài thơ gợi chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình đồng chí của những người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Ý nghĩa nhan đề bài thơ "Đồng chí" (Chính Hữu) bản đầy đủ:
Người nghệ sĩ đặt tên cho đứa con tinh thần (tác phẩm) của mình đều có dụng ý. Nhan đề ấy không chỉ là đề tài mà còn gắn với chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa nội dung tác phẩm.
Chính Hữu đặt tên cho bài thơ của mình là “Đồng chí” không chỉ có ý nghĩa viết về những con người cùng chung lí tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị, cơ quan; mà sâu sắc hơn, ông muốn viết về tình đồng đội, về những con người đồng cảnh, đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Chính nhà thơ đã từng tâm sự: “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Một người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một lí tưởng cách mạng".
Tình đồng chí, đồng đội – đó là chỗ dựa tinh thần để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, để chiến đấu và chiến thắng. Tình cảm cao đẹp này đã trở thành nguồn cảm hứng lớn nhất, dồi dào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này.
Xem thêm: Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
5. Ý nghĩa nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Giải thích nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính số 1:
- Bài thơ có một nhan đề khá dài tưởng như có chỗ thừa, nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ độc đáo của nó.
- Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.
- Nhan đề có thêm hai chữ “bài thơ” cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà điều chủ yếu là tác giả muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy: Chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang dũng cảm, vượt lên thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh.
Ý nghĩa nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính mẫu phân tích số 2:
- Nhan đề làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ - hình ảnh những chiếc xe không kính. Hình ảnh ấy gợi lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh.
- Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “bài thơ” tưởng như rất thừa nhưng là sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh.
- Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đồng thời thể hiện cảm hứng khai thác chất thơ từ trong hiện thực chiến tranh khốc liệt của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Tham khảo thêm: Đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2019 - 2020 - Mới
6. Ý nghĩa nhan đề Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Ý nghĩa nhan đề Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ tóm tắt:
Những em bé chứ không phải một em bé nhằm mang tính khái quát. Chỉ một thế hệ những con người lớn lên được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ. Người mẹ Tà-ôi trong tác phẩm cũng là đại diện cho các bà mẹ Việt Nam có tình yêu gắn liền với tình yêu đất nước.
Ý nghĩa nhan đề Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 2:
Bài thơ là một khúc hát ru. Người mẹ dân tộc Tà-ôi, rông hơn là cả dân tộc Việt Nam (trong đó có tác giả) hát ru những em bé dân tộc thiểu số lớn lên trên lưng mẹ trong kháng chiến chống Mỹ.
Nhan đề làm nổi bật vẻ đẹp của người mẹ Tà-ôi có tình yêu con gắn liền với tình yêu đất nước, có những mong ước vừa bình dị vừa lớn lao.
7. Ý nghĩa nhan đề Ánh trăng
Phân tích ngắn gọn: Ánh trăng chỉ là một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể le lói vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến những giá trị đích thực của cuộc sống.
Phân tích đầy đủ: Ánh trăng không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu mà nó còn là một thứ ánh sáng diệu kỳ (đối với nhân vật trữ tình trong bài thơ, đó là nghĩa tình đẹp đẽ của quá khứ), ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những lẽ sống cao đẹp - lẽ sống "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Đó chính là ý nghĩa của bài thơ được Nguyễn Duy gửi gắm trong qua nhan đề "Ánh trăng". Ánh trăng là một hình tượng nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong tác phẩm.
8. Ý nghĩa nhan đề Mùa xuân nho nhỏ
- Tên bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.
- Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời của mỗi con người. thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời.
- Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
Các bạn xem tiếp tài liệu tại đây: Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải
9. Ý nghĩa nhan đề Làng
Ý nghĩa nhan đề Làng (Kim Lân) bài số 1:
- Đặt tên “Làng” mà không phải là: “Làng chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.
- Đặt tên “Làng” vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: tình cảm với quê hương, với đất nước.
→ Tình cảm yêu làng, yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy.
Ý nghĩa nhan đề Làng (Kim Lân) bài số 2:
- Kim Lân đặt tên truyện là “Làng” (chứ không phải là "Làng Chợ Dầu") vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong tâm hồn người dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp: tình yêu, gắn bó sâu nặng với quê hương, với đất nước.
- Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình yêu làng gắn bó, hòa hợp với tình yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.
- Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân.
Xem thêm:
- Văn mẫu lớp 9: Thay lời ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân
- Làng của Kim Lân – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9
10. Ý nghĩa nhan đề Lặng lẽ Sa Pa
Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm Ngữ văn 9: Lặng lẽ Sapa
Ý nghĩa nhan đề Lặng lẽ Sa Pa số 1:
Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thật ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.
→ Trong cái không khí lặng im của Sa Pa, Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghĩ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.
Ý nghĩa nhan đề Lặng lẽ Sa Pa số 2:
- Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, nơi mà nhắc đến tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, nhưng thực ra đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.
- Gợi ra sự đối lập, nhan đề tác phẩm làm nổi bật chủ đề: ca ngợi những con người ngày đêm lao động hăng say, đầy nhiệt huyết, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.
11. Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà
Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà rút gọn:
- Vì chiếc lược ngà là kỉ vật cuối cùng của ông Sáu dành cho con.
- Là minh chứng cho tình cảm giữa hai cha con của ông Sáu.
⇒ Chiếc lược kỉ niệm, chiếc lược tình cha, chiếc lược của hi vọng và niềm tin, là quà tặng của người đã khuất.
Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà tóm tắt:
- Chiếc lược ngà trong tác phẩm là kỷ vật cuối cùng người cha gửi tặng cho con trước lúc hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
- Chiếc lược ngà đã chứng minh tình cha con bất diệt trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến tranh. Nó còn là cầu nối cho những tình cảm mới mẻ, cao đẹp ở con người. Đây là một hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình cha con, tình cảm gia đình trong chiến tranh.
Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chiếc lược ngà phân tích đầy đủ:
* Ý nghĩa nhan đề "Chiếc lược ngà":
“Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay, thể hiện sâu sắc nội dung của tác phẩm. Đó là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng.
Chọn hình ảnh “Chiếc lược ngà” làm nhan đề cho tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã bộc lộ tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm qua một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa:
- Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỷ vật , là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ.
- Với ông Sáu, chiếc lược ngà là một vật quý giá, thiêng liêng bởi nó chứa đựng tình yêu, nỗi nhớ thương của ông đối với đứa con gái và làm dịu đi nỗi day dứt, ân hận vì đã đánh con khi nóng giân…
=> Với nhan đề này, nhà văn không chỉ nói tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.
Xem thêm:
- Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
- Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà
- Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9
12. Ý nghĩa nhan đề Bến quê
Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm Ngữ văn 9: Bến quê
- Bến: tức là chỗ đỗ, chỗ đậu.
- Quê hương (gia đình, vợ con) và những gì thân thương nhất là bến đỗ của cuộc đời.
- Câu chuyện thức tỉnh mọi chúng ta phải biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình là “Bến quê”. Bởi vì, đây là hình ảnh xuyên suốt tác phẩm. Nó vừa có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc lại vừa có tác dụng liên kết các yếu tố, các hình ảnh trong truyện làm nổi bật chủ đề .
“Bến quê” là những gì gần gũi, thân thương nhất với Nhĩ. Đó là những cành hoa bằng lăng đậm sắc với những cánh hoa màu tím thẫm; là cái bờ đất lở dốc đứng, có chuyến đò ngang chạy qua mỗi ngày; là cái bãi bồi màu mỡ, tươi tốt nằm phơi mình bên kia sông Hồng; là người vợ hiền thục, đảm đang, ân nghĩa, thủy chung sẵn sàng chịu đựng, hy sinh, dành tất cả tình cảm yêu thương, chăm chút cho anh trong những ngày tháng cuối đời; là bầy trẻ với những ngón tay “chua lòm mùi nước dưa"; là ông lão láng giềng sẵn sàng giúp đỡ, hỏi han, động viên anh mỗi ngày... Tất cả là những gì giàu có, đẹp đẽ, thuần phác, cổ sơ nhất của mảnh đất quê hương xứ sở- nơi đã sinh thành ra anh và sẽ đón nhận anh về khi anh nhắm mắt xuôi tay. Đó còn là mái ấm gia đình- điểm tựa để anh cất cánh bay cao đồng thời cũng là nơi nương tựa vững chắc, bình yên của anh trong những ngày tháng cuối đời. Đó là nơi neo đậu bình yên nhất của cuộc đời mỗi con người.
Nhan đề “Bến quê” có ý nghĩa thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi mà đích thực của cuộc sống, của quê hương. Đó cũng là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc được cô đúc qua nhan đề của tác phẩm.
Xem thêm: Phân tích truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
13. Ý nghĩa nhan đề Những ngôi sao xa xôi
Ý nghĩa nhan đề Những ngôi sao xa xôi số 1:
Tác giả đặt tên truyện là Những ngôi sao xa xôi: Từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, lời các anh bộ đội lái xe ca ngợi họ, hình ảnh thơ mộng lãng mạn, đẹp và trong sáng lại phù hợp với những cô gái mơ mộng đang sống và chiến đấu trên cao điểm…những vì sao trên tuyến đường Trường Sơn. Những ngôi sao là biểu tượng cho vẻ đẹp anh hùng của những cô gái thanh niên ở Trường Sơn. Ở họ luôn có những phẩm chất tốt đẹp, có sức tỏa sáng diệu kì. Ánh sáng ấy không phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu chúng ta mới cảm nhận được vẻ đẹp diệu kì. Các chị xứng đáng là những ngôi sao trên đỉnh Trường Sơn.
Ý nghĩa nhan đề Những ngôi sao xa xôi số 2:
- Những ngôi sao là biểu tượng cho vẻ đẹp anh hùng, tâm hồn trong sáng, lãng mạn của những cô gái thanh niên xung phong ở chiến trường Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ở họ luôn có những phẩm chất tốt đẹp, có sức cuốn hút kì lạ. Ánh sáng ấy không phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu, chúng ta mới cảm nhận được hết vẻ đẹp diệu kì. Các chị xứng đáng là “Những ngôi sao xa xôi” trên đỉnh Trường Sơn, những ngôi sao dẫn đường cho dân tộc Việt Nam đi tới thắng lợi. Các chị mãi bất tử với non sông đất nước và trong tâm trí các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.
- Nhan đề làm nổi bật cảm hứng ngợi ca thế hệ nữ thanh niên xung phong ở Trường Sơn thời kỳ chống Mỹ.
Xem thêm: Ý nghĩa nhan đề Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
14. Ý nghĩa nhan đề Bếp lửa (Bằng Việt)
Bếp lửa là hình ảnh thân thuộc trong mỗi ngôi nhà ở làng quê Việt Nam, gợi hơi ấm gia đình, bàn tay tần tảo sớm hôm của người phụ nữ, người bà; gợi tình cảm gia đình ấm áp, tình bà cháu yêu thương.
Bếp lửa trong bài thơ còn là biểu tượng cho cội nguồn gia đình, quê hương, đất nước; cho những gì gần gũi, thân thiết đối với tuổi thơ mỗi người có sức tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Bếp lửa vừa là hình ảnh thực vừa là một hình tượng nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
Tham khảo thêm: Ý Nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
15. Ý nghĩa nhan đề Sang thu (Hữu Thỉnh)
Không phải là "Thu sang" mà là "Sang thu": Thiên nhiên sang thu và lòng người cũng sang thu (tâm hồn con người như đồng điệu, hòa nhịp với những biến chuyển của thiên nhiên, đất trời bước sang mùa thu).
"Sang thu" còn mang nghĩa ẩn dụ: bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời con người: giai đoạn tuổi trung niên. Điều đó góp phần lý giải những lưu luyến, bịn rịn của tam hồn con người với mùa hạ (sự sôi nổi, những khao khát của tuổi trẻ) đang đi qua.
Tham khảo: Ý nghĩa nhan đề bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
- Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
16. Ý nghĩa nhan đề Đoàn thuyền đánh cá
Bài thơ ngợi ca công việc lao động xây dựng quê hương
- Đoàn thuyền chỉ sự đồng lòng chung sức của mọi người, thể hiện sự đoàn kết dân tộc
- Bài thơ phản ánh không khí lao động sôi nổi của nhân dân miền Bắc, khí thế lao động hứng khởi, hăng say của người dân chài trên biển quê hương
17. Ý nghĩa nhan đề Con cò
- Con cò là hình ảnh tượng trưng cho người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp.
- Từ hình ảnh trong ca dao qua các lời hát ru: “con cò cổng phủ”, "con cò Đồng Đăng” nay đã hóa thân vào hình bóng của người mẹ gầy lam lũ trọn đời lo lắng cho con. Hình ảnh con cò trong ca dao là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng sáng tạo rộng mở của tác giả. Nó đã trở thành hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhưng lại rất gẫn gũi, rất quen thuộc mà do đó có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới giàu giá trị biểu cảm.
18. Ý nghĩa nhan đề Mây và sóng
“Sóng” và “em” là “em” và “sóng”. Hai hình tượng tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng. Hai hình tượng ấy đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng.
– Tác giả mượn hình ảnh “sóng” để thể hiện những cảm xúc, cung bậc tình cảm của trái tim khao khát yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là vẻ đẹp tâm hồn thiết tha nồng hậu và niềm khao khát của người phụ nữ về một tình yêu thủy chung, bất diệt.
19. Ý nghĩa nhan đề Cố Hương
Cố hương nghĩa là quê cũ người dịch ko để nhan đề là quê cũ mà là cố hương một cái tên nghe khá "cổ" - để nhấn mạnh vào cái cũ, gợi về xã hội nông thôn cũ trước kia, đồng thời đây là cái tên mang đậm màu sắc trữ tình, thể hiện tình cảm của "tôi" với cố hương.
Tham khảo: Ý nghĩa nhan đề bài Cố Hương của Lỗ Tấn
20. Ý Nghĩa Đoạn trích Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang
Rô-bin-xơn Cru-sô là cuốn tiểu thuyết từng làm say mê bao thế hệ trẻ em Việt Nam. Dựa trên một câu chuyện có thật, Đ. Đi-phô đã sáng tạo hình tượng chàng thủy thủ Rô-bin-xơn lạc giữa đảo hoang hơn hai mươi tám năm đã cho thấy con người có thể vượt qua những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, chiến thắng thiên nhiên và tự chiến thắng nỗi cô đơn của chính mình để trở về với đồng loại. Cuộc sống ấy hiện lên qua lời kể của chính nhân vật, khiến chúng ta thích thú và bị cuốn hút theo giọng kể hài hước, ngôn ngữ đặc tả chi tiết sống động hóm hỉnh, toát lên vẻ đẹp tinh thần lạc quan của con người. Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang sẽ cho thấy rõ vẻ đẹp ấy.
Nhân vật tự hình dung diện mạo chính mình để thuật lại cho người đọc bằng giọng điệu hài hước cố hữu nổi tiếng của người Anh. Tính chất của lời tự thuật khiến cho trình tự miêu tả cũng hết sức độc đáo, khác với lối tả chân dung thông thường.
Qua hình ảnh Rô-bin-xơn “đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai, và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê”, ta như nhìn thấy bóng dáng con người thời tiền sử sống bằng nghề hái lượm, săn bắt. Nhưng điểm khác biệt duy nhất là khẩu súng - vật bất li thân của chàng. Vũ khí của xã hội văn minh phần nào cũng giúp chàng tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm để đối chọi với thiên nhiên, chủ động đối phó với mọi bất trắc một cách tự tin hơn. Rô-bin-xơn không hề ỷ lại vào đó để sống sót mà điều quan trọng là sống một cách vững vàng trong điều kiện thiếu thốn.
Đàng sau nụ cười thấp thoáng qua lời kể, ta có thể hình dung ra quyết tâm và ý chí của một con người đầy nghị lực vươn lên. Biết bao lo toan, tính toán từ “sáng tạo” để thích nghi với hoàn cảnh, khẳng định bản năng sinh tồn mạnh mẽ của con người hiện lên qua câu chuyện của Rô-bin-xơn.
Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vẫn sống động từng chi tiết, với nụ cười thường trực có sức hấp dẫn lạ kì. Rô-bin-xơn là hiện thân của con người lí tưởng không biết lùi bước trước bất kì thử thách khắc nghiệt nào. Bản lĩnh phi thường và tình yêu sự sống của chàng là bài học cho bất cứ ai muốn hoàn thiện giá trị tốt đẹp của con người.
Tham khảo: Ý Nghĩa Đoạn trích Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang
21. Ý nghĩa nhan đề Bố của Xi-Mông
I. Tác giả
Mô - pa - xăng sinh năm 1890 và mất năm 1893 là nhà văn hiện thực vĩ đại của Pháp thế kỉ 19. Ông sinh trưởng trong gia đình quý tộc sa sút, tuổi thơ của ông là những trang buồn, những năm cuối đời đầy bất hạnh: ông mắc bệnh tâm thần và chết đau đớn trong nhà thương điên 6/7/1893.
Đang theo học Đại học Luật thì phải nhập ngũ. Sau chiến tranh, ông trở về Pa ri làm viên chức của Bộ Hải Quân. Ba mươi tuổi ông mới viết văn. Năm 1888, nhà văn cho ra đời "Viên mỡ bò" và nổi tiếng trên văn đàn. Với tác phẩm này "anh tự xếp vào hàng ngũ các nhà văn bậc thầy". Tiếp đó, ông cho ra đời trên 300 truyện ngắn, vài vở kịch, sáu cuốn tiểu thuyết. Trong số đó có những tác phẩm xuất sắc như "Một cuộc đời" - 1883, "Ông bạn đẹp" - 1885, "Núi Ôri - ôn" - 1886. Nội dung văn chương của ông tập trung hai chủ đề: Ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu chống xâm lược; vạch trần bộ mặt xấu xa của giai cấp quý tộc, tư sản đồng thời thể hiện tình yêu thương với những người nhỏ bé, bất hạnh.
II. Giải thích nhan đề
Nhan đề nhằm giúp người đau khổ được hạnh phúc và đem lại cho người đọc lòng tin vào con người và cuộc sống. Đó cũng chính là mục đích cao cả mà nhà văn G.Mô-pa-xăng đặt ra trong tác phẩm này.
Đoạn trích còn nhắc nhở chúng ta về thái độ ứng sử với người xung quanh, cần có một tấm lòng nhân hậu, không nên dửng dưng trước những đau khổ bất hạnh của người khác.
Tham khảo thêm: Ý nghĩa nhan đề Bố của Xi-Mông
22. Ý nghĩa nhan đề Con chó bấc
Nơi hoang dã là nơi núi rừng. Tiếng gọi nơi hoang dã vì thế có thể hiểu là tiếng gọi của đại ngàn, của tổ tiên loài sói, gọi con chó Bấc về với đồng loại của nó ở chốn rừng sâu.
Bên cạnh đó Nơi hoang dã còn là nơi cõi lòng băng giá của một bộ phận người trong xã hội tư bản Mĩ đương thời. Ở đó người với người tàn nhẫn, khái niệm tình thương, sự công bằng, lòng nhân hậu bị xem rẻ. Hàm ý sâu xa của nhan đề này chính là tiếng gọi vào cõi lòng giá lạnh, vô cảm, tàn nhẫn của con người. Tác giả muốn đánh thức lương tri con người, gọi họ trở về với lối sống văn minh, tình nghĩa.
23. Luyện thi vào lớp 10 các môn
Ôn thi vào lớp 10 với các đề thi tuyển sinh mới nhất trên cả nước và tra cứu điểm thi mời các bạn học sinh tham khảo.
- Thi vào lớp 10 môn Toán
- Thi vào lớp 10 môn Văn
- Thi vào lớp 10 môn tiếng Anh
- Thi vào lớp 10 môn Lịch sử
- Thi vào lớp 10 môn Sinh học
- Thi vào lớp 10 môn Hóa học
- Thi vào lớp 10 môn Vật lý
- Thi vào lớp 10 môn Địa
- Thi vào lớp 10 môn Giáo dục công dân
- Tra cứu Điểm thi vào lớp 10
- Thông tin Tuyển sinh lớp 10
Từ khóa » Giải Thích ý Nghĩa Nhan đề Nhớ Rừng
-
Ý Nghĩa Nhan đề Nhớ Rừng - Ngữ Văn Lớp 8
-
ý Nghĩa Nhan đề Bài Nhớ Rừng - Hoc24
-
Giải Thích Nhan đề Văn Bản Nhớ Rừng? - Hoc24
-
Giải Thích Nhan đề : Nhớ Rừng?
-
Nêu ý Nghĩa Nhan đề Của Bài Nhớ Rừng; Ông đồ; Quê Hương - Olm
-
Nhớ Rừng - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Tại Sao Tác Giả Lại Chọn Hình Tượng Con Hổ Trong Bài Thơ "Nhớ Rừng ...
-
Hãy Cho Biết Vì Sao Tác Giả Lại Viết Tựa đề Dưới Nhan đề Bài Thơ Là ...
-
Giải Thích! | Cộng đồng Học Sinh Việt Nam - HOCMAI Forum
-
Ý Nghĩa Nhan đề Một Số Tác Phẩm Ngữ Văn Lớp 12
-
Các đề Văn Về Nhớ Rừng Của Thế Lữ Thường Gặp Trong Các đề Thi
-
Ý Nghĩa Nhan đề Sang Thu (8 Mẫu) - Văn 9
-
Ý Nghĩa Nhan đề Rừng Xà Nu Lớp 12 (Hay Nhất)
-
Môn Ngữ Văn Lớp 8 Hãy Phân Tích Một Số Hình ảnh Mang ý Nghĩa ...