Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Ngọc Ngân - CafeLand

Cây Ngọc Ngân là gì?

Cây ngọc ngân có tên khoa học Dieffenbachia Picta, thuộc họ Araceae (Ráy) và có tên gọi khác là Valentin, với đặc điểm lá mềm, có màu xanh đốm trắng nổi bật, rễ chùm sinh trưởng rất nhanh và mọc thành bụi. Cây trưởng thành có thể cao khoảng 30-50cm.

Cây ngọc ngân

Cây có rễ chùm, hoa có màu trắng hoặc xanh, hình trụ, màu hoa tương tự màu lá tỉ lệ màu trắng hơn xanh. Ngoài màu xanh thường thấy thì còn có cây ngọc ngân đỏ chỉ khác nó có màu đỏ đan xen với xanh.

Tác dụng của cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân còn là loài cây có giá trị thẩm mỹ cao, thường được dùng để trang trí nhà cửa, vườn tược, các công trình cây quan để tạo không gian thoáng mát. Hơn nữa cây còn giúp lọc sạch không khí, loại bỏ bụi bặm, cây còn tỏa năng lượng tích cực giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

Ý nghĩa phong thủy cây ngọc ngân

Theo phong thủy, ngọc ngân được mệnh danh là cây tài lộc mang về tiền tài, may mắn và thịnh vượng cho chủ nhân. Người ta tin rằng có cây ngọc ngân trong nhà hay phòng làm việc sẽ làm may mắn mỉm cười và tài lộc hưng vượng.

Ý nghĩa phong thủy cây ngọc ngân

Để phát huy tác dụng phong thủy, bạn có thể đặt cây tại hướng Đông Nam, sẽ tích trữ nhiều năng lượng tích cực, vận khí trở nên tốt hơn.

Cây còn có tên Valentine, một trong các đại diện cho tình yêu, các cặp đôi có thể mua ngọc ngân làm quà tặng trong lễ tình nhân để thể hiện tâm ý, tình cảm chân thành dành cho nhau.

Cây ngọc ngân hợp mệnh gì?

Trong ngũ hành, Thổ sinh Kim nên người mệnh này rất hợp với màu nâu, vàng hay trắng, ghi. Cây ngọc ngân có 80% phần lá là màu trắng, nên về cơ bản cây khá phù hợp với mệnh này.

Cây ngọc ngân hợp mệnh gì?

Đối với những người thuộc mệnh khác, vẫn có thể trồng cây phong thủy này tùy ý thích.

Riêng mệnh Hỏa cần tránh trồng cây thủy sinh vì Thủy khắc Hỏa dễ dập tắt niềm tin, chặn đứng đường tài lộc và mệnh Kim cũng cần cân nhắc chọn cây vì màu sắc của cây thuộc mệnh Kim (Kim khắc Mộc).

Cây ngọc ngân có độc không?

Theo các chuyên gia, cây ngọc ngân có một lượng nhỏ chất độc trong thân. Khi chủ nhân tiếp xúc vật lý với lá cây sẽ không gây nguy hiểm, nhưng nếu dính phải nhựa và mủ cây vào da sẽ gây nên các triệu chúng như nóng rát miệng, lưỡi và cổ họng, nôn mửa và khó thở.

Cây ngọc ngân có độc không?

Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc nuôi thú cưng thì bạn nên đặt cây ở vị trí cách xa tầm với của trẻ và thú cưng, tránh để cho trẻ nhỏ nghịch ngợm và hiếu động sẽ bứt lá cây cho vào miệng. Ngoài ra, người trồng cây nên đeo găng tay hoặc sử dụng dụng cụ làm vườn khi chăm sóc, cắt tỉa cây.

Cách trồng và chăm sóc cây ngọc ngân

Bạn có thể trồng cây ngọc ngân bằng cách trồng trong chậu đất hoặc trồng thủy sinh.

- Khi trồng cây trong chậu, bạn cần chuẩn bị đất có độ pH trung bình, tới xốp, dễ thoát nước, thêm mùn cưa, vỏ trấu hoai mục để tạo xốp và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Trước khi trồng cây vào chậu, lưu ý rửa sạch rễ, cắt bỏ phần hư thối, sau đó đặt vào chậu, vun đất, tưới nước, để ráo và cho cây vào chỗ râm mát.

- Với phương pháp trồng thủy sinh, sau khi đã chọn được lọ, chậu thủy tinh, bạn cho cây giống vào chính giữa dùng sỏi hay dây kẽm để cố định gốc, cho nước đã pha dung dịch thủy sinh vào là được.

Lưu ý chăm sóc khi trồng cây ngọc ngân

- Ánh sáng: Cây ngọc ngân ưa bóng râm, tránh đặt cây nơi nắng gắt. Hàng tuần nên cho cây ra ngoài ánh sáng tự nhiên vào lúc sáng sớm.

- Nước tưới: là loại cây ưa ẩm nhưng không trữ nước, bạn nên tưới cây bằng bình xịt phun sương để giữ độ ẩm. Khi đặt chậu cây trong phòng có máy lạnh, lưu ý không phun lên lá mà chỉ tưới phần gốc và đất.

- Bón phân: Bạn có thể bón phân hữu cơ cho cây khi vừa mới trồng hoặc 2 - 3 tháng thì bón 1 lần, tránh bón gần gốc vì dễ gây cháy gốc. Chú ý cắt tỉa các lá bị hư, thối hay bị vàng, nếu cây bị sâu bệnh bạn có thể mua thuốc trừ sâu hữu cơ để diệt sâu.

Từ khóa » Cây Lá đốm