Ý Nghĩa Sao Hóa Kỵ ở Cung Mệnh Thân
Có thể bạn quan tâm
Sao Hóa Kỵ là vì sao bất hạnh, thường dẫn đến tai họa & thất bại. Ở thân mệnh thì đời nhiều trắc trở gập ghềnh, hay đố kỵ giữa nhân gian…
Mục lục bài viết
- Ý nghĩa Sao Hóa Kỵ trong Tử Vi
- Sao Hóa Kỵ ở Cung Mệnh
- Thái Dương Hóa Kỵ – Can Giáp
- Thái Âm Hóa Kỵ – Can Ất
- Liêm Trinh Hóa Kỵ – Can Bính
- Cự Môn Hóa Kỵ – Can Đinh
- Thiên Cơ Hóa Kỵ – Can Mậu
- Văn Khúc Hóa Kỵ – Can Kỷ
- Thiên Đồng Hóa Kỵ – Can Canh (Âm)
- Văn Xương Hóa Kỵ – Can Tân
- Vũ Khúc Hóa Kỵ – Can Nhâm
- Tham Lang Hóa Kỵ – Can Quý
- Thay lời kết
Ý nghĩa Sao Hóa Kỵ trong Tử Vi
Sao Hóa Kỵ là 1 trong bộ tứ : Sao Hóa Lộc – Sao Hóa Quyền – Sao Hóa Khoa –Sao Hóa Ky.
Sao Hóa Kỵ có ngũ hành thuộc Thủy, ứng với số 1, 6 ở phương Bắc. Phương Bắc là nơi trời đông lạnh giá. Vạn vật thu tàng, suy kiệt. Cho nên Sao Hóa Kỵ chủ thu tàng, cất chứa, suy kiệt, không thuận, ẩn trạng, tình nghĩa, đạo nghĩa, quản thúc, bám dính, hung hiểm, dịch mã, tai họa, biến thiên, thua thiệt, tử vong, mê muội, tự ti, tật bệnh, phá tài, lục thân hình khắc, thị phi, quan tụng, tai nạn xe cộ.
Sao Hóa Kỵ có tượng về sự tuyệt diệt của vạn vật trong thời kỳ phải ẩn tàng. Hóa Kỵ ví như mùa đông, bề ngoài cây cối trơ trụi nhưng bên trong là sức sống mãnh liệt để tạo biến đổi, thay thế đợi mùa xuân tới bung ra. Hóa Kỵ là lúc phải chịu sự thanh toán triệt để, thoát thai hoán cốt. Vì phải biến hóa nên thông minh linh xảo.
Mùa đông ngũ hành thuộc thủy. Thủy chủ về trí tuệ. Mùa đông chủ về ẩn tàng. Trí tuệ mà ẩn tàng thì ý nghĩ khó đoán ra, bởi vậy người Hóa Kỵ thường hay mưu mô, đôi lúc gian trá, đầu óc quyền biến vô thường. Thủy chủ động nên thường xuyên xoay chuyển, xoay chuyển quá độ thành ra bội phản.
Sao Hóa Kỵ mà lạc hãm, gặp hại thì càng hung hiểm. Nhưng gặp kỵ tinh xung phá thì lại trở nên lợi hại. Sao Hóa Kỵ nhập lục thân cung, là sự quản thúc, quan tâm, thiếu nợ, là nghiệp quả.
Hóa Kỵ có nghĩa là “mắc nợ, thiếu hụt”, nhập vào cung nào là biểu thị mệnh chủ mắc nợ cung đó. Ví dụ • Nhập cung Thiên Di là mắc nợ chuyện xa quê hương”, mạng số phải bôn ba bên ngoài, đi xa. • Nhập cung Phu Thê, là mắc nợ duyên tình. • Hóa Kỵ nhập các cung Mệnh Tài Quan Điền chủ về lui về thủ, tổn thất, sự nghiệp thất bại, hao tổn tiền bạc, biến động thay đổi theo hướng xấu.
Hóa Kỵ nhập cung chỉ biểu thị quan hệ không bình mà thôi. Xung cung mới là điểm bị phá hoại thật sự. Ví dụ, nhập cung lục thân là măc nợ tình đối với người của cung đó, vì quan tâm quá độ mà dân đến không hòa mục, xảy ra tranh chấp bất hòa; còn xung cung lục thân là sự tình đã đến mức tuyệt tình.
Sao Hóa Kỵ ở Cung Mệnh
Sao Hóa Kỵ nhập miếu ở Tý Sửu, lạc hãm ở Dần Ngọ Tuất Tỵ Hợi. Có thể căn cứ vào sự khác nhau giữa chính tinh trong cung mà có tác dụng khác biệt. Sao Hóa Kỵ nhập mệnh, là người thích suy nghĩ vào ngõ cụt, có xu hướng ngoan cố, cá tính mạnh, thích đố kỵ, hay đa nghi, thích quản chuyện không đâu, quan hệ xã hội không tốt, thường có xung đột với người khác, làm việc khi sắp thành thì lại thất bại.
Sao Hóa Kỵ là sao bất hạnh, thường dẫn đến thất bại, hay gặp các tai họa như không vừa ý toại lòng, thất tình, thất nghiệp, phá sản, xung đột, tranh đấu, bệnh tật, thương tích, làm hỏng, thủ Thân Mệnh, một đời không thuận, hay rước thị phi. Trừ một số trường hợp nhỏ, nhập 12 hai cung thì đâu đâu cũng là họa, có ý nghĩa phá hoại, duy gặp cát tinh nhập miếu thì có thể giảm bớt cái hung, nếu hội chiếu với hung tinh mà không gặp cát tinh thì không lường trước được tai họa.
Nữ mệnh Hóa Kỵ nhập Mệnh Thân cung, lắm mồm, tính tình lanh lợi. Không hội cát tinh thì một đời vật chất khó khăn, chủ nghèo hèn. Hội hung tinh Hóa Kỵ họa nặng, nhiều cát tinh hội thì tai họa khá nhẹ.
Sao Hóa Kỵ tại Mệnh Thân, di, độ hung cực lớn, chủ một đời không thuận. Hay gặp trắc trở thất bại, tuy nhiên người này cũng không phải không có tài năng.
Sao Hóa Kỵ ở Mệnh, người này hay đố kỵ với người hiền tài, bụng dạ nhỏ hẹp. Nếu không, bản thân cũng bị người khác xa lánh, đố kỵ, đấu đá lẫn nhau.
Người thủy nhị cục, Mệnh cung phùng Hóa Kỵ không đáng sợ. Bởi lẽ Hóa Kỵ thuộc thủy, người sinh thủy nhị cục phùng Hóa Kỵ, có thể nhờ tác dụng của sao Hóa Kỵ này mà đạt được thành tựu lớn hay nhỏ. Nhưng cái hung của Hóa Kỵ cũng không vì vậy mà tan biến, người này vẫn gặp những điều không thuận lợi mà trên đây nói về Hóa Kỵ.
Thiên Đồng tại cung Tuất tọa Mệnh, người sinh năm Đinh đối cung Cự Môn tại Thìn Hóa Kỵ xung, lại tốt đẹp, chủ đại quý.
Cự Môn tại Thìn tọa Mệnh, người sinh năm Tân hội Văn Xương tại Mệnh hoặc đối cung Hóa Kỵ, lại luận là tốt, là kì cách, chủ đại phú đại quý.
Thái Dương, Thái Âm miếu vượng (Thái Dương ở cung Dần Thìn Tỵ Ngọ cung, Thái Âm ở Dậu Tuất Hợi Tý cung) Hóa Kỵ, không hung, lại luận là phúc, nếu Thái Âm Thái Dương cư lạc hãm hội Hóa Kỵ thì đại hung.
Các sao ở hãm địa hội Hóa Kỵ, cực kỵ.
Liêm Trinh tại hãm địa (tỵ hợi), Hóa Kỵ, càng kỵ, chủ đại hung, cư quan lộc thì có tù ngục kiện tụng.
Hóa Kỵ đồng cung với Liêm Trinh, Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang, tất gặp tai họa ngoài dự kiến.
Hóa Kỵ đồng thủ Mệnh với Dương Đà Hỏa Linh Tứ Sát, tượng đại hung, đa phần là số ngục tù, tàn phế, chết thảm.
Hóa Kỵ và Thiên Hình đồng thủ Mệnh, đại hung, là điềm chết ngoài đường, chết không toàn thây, hội Tứ Sát càng nguy hiểm. Gặp ở niên hạn, có chảy máu.
Hóa Kỵ thủ Mệnh, đồng cung với Tử Vi, Thiên Phủ, Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phụ, Hữu Bật, Khoa, Quyền, Lộc lại hội Dương Đà Hỏa Linh thì làm việc không dứt khoát, hoạnh phát hoạnh phá, không kiên trì, là số phát tài nhưng không bền.
Hóa Kỵ đồng cung với Sát, Phá, Tham, Liêm, Cự, Vũ, Cơ thủ Mệnh, tam phương tứ chính hội một trong Tứ Sát, có tai nạn tù ngục
Thái Dương Hóa Kỵ – Can Giáp
Lúc Sao Thái Dương và Thái Âm Hóa Kỵ đều có biểu hiện tổn hại các mối quan hệ nhân tế. Thái Dương chủ về người thân phái nam, Thái Âm chủ về người thân phái nữ.
Ở một phương diện khác, do Thái Dương chủ về “quý”, Thái Âm chủ về “phú”. Cho nên Thái Dương Hóa Kỵ sẽ gây ảnh hưởng đến địa vị, ví dụ như bất hòa với thượng cấp, bị thượng cấp đè ép. Thái Âm Hóa Kỵ thì ảnh hưởng đến tài lộc, ví dụ như vì ly hôn mà tổn thất tiền của.
Về phương diện tổn hai nhân tế, biểu hiện cụ thể bao gồm: ly biệt, bệnh tật mà chết, thị phi, đố Kỵ, cạnh tranh không lành mạnh, hai bên công kích lẫn nhau, kiện tụng,.v.v …
Về phương diện sự nghiệp, biểu hiện cụ thể là lo lắng mất ăn mất ngủ và tranh chấp.
Thái Dương ở cung lạc hãm rất ngại hóa thành Sao Hóa Kỵ, lúc miếu vượng thì có tốt hơn. Lấy bất lợi về Cha để làm ví dụ, miếu vượng thì có thể là “sinh ly”, lạc hãm thì có thể chuyển thành “tử biệt”, hoặc có hai dòng Họ (vì cha mất, mẹ có chồng khác).
Do Thái Dương chủ về “quý”, cho nên lúc Hóa Kỵ còn chủ về danh dự bị tổn hại. Theo quan điểm của cổ nhân, phụ nữ lấy “trinh liệt” làm danh dự, cho nên Thái Dương Hóa Kỵ thường chủ về bị lừa dối về tình cảm, hoặc bị kẻ cường bạo cưỡng hiếp.
Thái Dương cũng đại biểu cho sức khỏe của bản thân, khi Hóa Kỵ thì sức khỏe không tốt, cần xem xét các tổ hợp tinh hệ mà định tính chất cụ thể.
Thái Dương Hóa Kỵ ở bản cung là cung độ ít gặp tai nạn nhất, chỉ chủ về dễ bị người ta áp chế làm cho tâm tình không vui. Nam mệnh cần lưu ý đại hạn thứ hai, dễ mang lại họa hoạn nhỏ, về sức khỏe nên phòng bệnh tim mạch và bệnh về mắt.
Thái Dương Hóa Kỵ ở cung Tý là lạc hãm, Hóa Kỵ có tính chất không tốt, nên giấu bớt tài năng, chọn sách lược thủ thành, hơi lộ sự sắc xảo lập tức bị trắc trở. Lúc chưa gặp thời cơ nên tự ngầm tu dưỡng (như tự bồi dưỡng trình độ để có cơ hội thăng chức, chuyển nghề). Về sức khỏe nên đề phòng bật tật ở mắt, đầu choáng mắt hoa, tuổi già đề phòng bệnh phủ tạng.
Tinh hệ “Thái Dương Thái Âm” đồng độ ở cung Sửu, khi gặp Thái Dương Hóa Kỵ thì đời người lên xuống vô thường, tuổi trẻ ít có duyên với Cha, ít được thượng cấp quan tâm và đề bạt. Còn ngại có Đà La đồng độ, dễ biến thành tiêu cực, hoặc chần trừ lần nữa mà làm mất cơ hội. Nếu cung Phụ mẫu gặp Cát tinh, thì nên đề phòng vì đối với cha mẹ nuông chiều mà thành ỷ lại.
Tinh hệ “Thái Dương Cự môn” đồng độ ở cung Dần, có Lộc tồn đồng cung, lúc Thái Dương Hóa Kỵ chủ về đời người gặp nhiều điều tiếng thị phi, thích hợp với những nghề “dùng lời nói để kiếm tiền”, cũng là Đạo “xu cát tị hung” vậy. Cuộc đời sau khi trải quan nhiều trắc trở mới ổn định, hơn nữa còn bị một trận tai nạn nghiêm trọng, và không có duyên với cha mẹ.
Tinh hệ “Thái Dương Thiên lương” ở cung Mão, có Kình dương đồng độ, lúc Thái Dương Hóa Kỵ là “biến cảnh”, chủ về tuổi trẻ phải trải qua gian nan trắc trở mới thành hữu dụng, nhưng vẫn không có duyên với cha mẹ. Ở lưu niên hay đại hạn mà gặp “biến cảnh” lại có lợi về cạnh tranh, có thể thắng lợi vào lúc cuối.
Thái Dương hóa thành Hóa Kỵ ở cung Thìn, là rơi vào “Thiên la Địa võng”, chủ về có khoảng ngăn cách giữa hai đời rất sau nặng, mà mệnh tạo còn phải tự lập không được Cha Mẹ che trở. Lúc trẻ còn gặp thêm Văn xương Văn Khúc hóa thành Hóa Kỵ ở lưu niên hay đại hạn, thường thường chủ về bỏ dở việc học hành.
Thái Dương Hóa Kỵ ở cung Tị, gặp Đà la, cũng chủ về dùng “lời nói để kiếm tiền”.
Thái Dương Hóa Kỵ ở cung Ngọ, bất lợi đối với Cha, phần nhiều là “sinh ly” hay “tử biệt”, còn khó được cấp trên tin tưởng đề bạt. Ngoài ra còn chủ về nội tâm tróng rỗng, dễ đau khổ về tình cảm. Sự nghiệp lớn lao nhưng trống rỗng. Theo đạo “tìm cát tránh hung” là phải phát triển một cách thiết thực, không được khoa trương, nhất là lúc đến đại hạn hoặc lưu niên có Thái Dương song Hóa Kỵ, thường dễ bị thất bại. Về sức khỏe thì nên đề phòng bệnh tật ở mắt, huyết áp cao, tắc nghẽn mạch máu (vascular thrombosis), trúng phong.
Tinh hệ “Thái Dương Thái Âm” đồng độ ở cung Mùi, có Kình dương Đà la giao hội, mà Thái Âm lạc hãm còn Thái Dương thì lại Hóa Kỵ, kết cấu này ít duyên phận với cha mẹ, gặp thêm Hỏa tinh Linh tinh thì dễ bị cha mẹ bỏ rơi. Nữ mệnh chủ về trưởng tử yểu mạng, hoặc sinh không đủ tháng, vợ chồng gặp nhau ít mà xa nhau nhiều. Thái Dương Hóa Kỵ ở cung này, còn chủ về quan hệ giao tế phần nhiều không được như ý, cần phải tự tìm lối đi, không được sinh tâm lý ỷ lại.
Tinh hệ “Thái Dương Cự môn” đồng độ ở cung Thân, có Lộc tồn vây chiếu, mà Thái Dương Hóa Kỵ, chủ về hôn nhân bất lợi, cũng bất lợi về đời sống tình cảm. Nữ mệnh càng dễ bị đàn ông gây phiền lụy, nên kết hôn với người ở nơi xa hay người ngoại quốc. Về phương diện sự nghiệp có oán trách rất lớn, cho dù theo những nghề “dùng lời nói để kiếm tiền” cũng gặp nhiều thị phi rắc rối không thể tự giải quyết, mức độ ảnh mang tính cộng đồng xã hội.
Tinh hệ “Thái Dương Thiên lương” ở cung Dậu, mà Thái Dương Hóa Kỵ, chủ về rất chủ quan và thiếu nguyên tắc, tuy có Thiên Lương hóa giải, cũng dễ vì tính chủ quan mà gây nên rắc rối rất phiền phức. Theo đạo “tìm cát tránh hung” thì nên theo nghiên cứu học thuật đối với bộ môn ít được chú ý, hoặc những nghề mà ít người làm, thì có thể thuận lợi toại ý hơn.
Thái Dương Hóa Kỵ ở cung Tuất là cung độ rất yếu, lúc còn nhỏ có thể “sinh ly” hay “tử biệt” với cha, đường đời nhiều gập gềnh, thường hay bất đắc trí. Về sức khỏe nên phòng bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về mắt.
Thái Dương Hóa Kỵ ở cung Hợi chủ về không có duyên với cha mẹ, trước 30 tuổi cuộc đời nhiều chìm nổi, sau 30 tuổi mới phát vượt lên, thường thường có thể tay trắng làm lên. Về sức khỏe dễ mắc bệnh ở mắt và ở khoang miệng. Nữ mệnh không nên lấy chồng trong giới kinh doanh làm ăn, nếu không chồng dễ thay đổi tình cảm.
Thái Âm Hóa Kỵ – Can Ất
Khi Sao Thái Âm Hóa Kỵ, ý nghĩa phổ biến nhất là bất lợi đối với người thân phái nữ, nhất là ở cung vị lạc hãm thì càng đúng. Nói “bất lợi” ở đây, không nhất định là bệnh tật hay tử vong, có lúc chỉ biểu hiện là thiếu duyên phận với nhau, hai bên khó thông cảm cho nhau, hoặc vì hoàn cảnh khách quan mà hai bên ít có cơ hội gặp nhau. Cần phải xem xét kỹ các sao Sát – Hình – Kỵ hội hợp thực tế mà định.
Gặp Thái Âm Hóa Kỵ, cũng biểu trưng cho tình huống rắc rối về tình cảm, thường chủ về trong lòng có ẩn tình khó sử. Nếu gặp thêm Hỏa tinh, Linh tinh, Văn xương, Văn khúc, thì đây là điềm tượng tình yêu không bình thường, nam mệnh phần nhiều chủ về có khuynh hướng “đồng tính luyến ái”.
Thái Âm Hóa Kỵ ở cung miếu vượng, thì ảnh hưởng đến tình hình lợi lộc, thường thường biểu hiện là trong đời người có một thời kỳ cảm thấy mình rất có tài mà không gặp thời. Nếu Thái Âm Hóa Kỵ ở cung lạc hãm, thì đây là điềm tượng không tốt; trái lại, sẽ ưa gặp Sát tinh “kích thích”, chủ về có thể theo ngành công nghệ. Cổ nhân gọi là “thợ”, nhưng ở thời hiện đại, cũng chủ về những ngành khoa học kỹ thuật.
Thái Âm hóa thành Hóa Kỵ ở cung Tý, đồng độ với Thiên Đồng. Đối với nữ mệnh thì rất ưa trang điểm, chải chuốt, làm đẹp, nhưng tính cách điệu nghệ thuật không cao, thường dễ bị người ta phê bình cách thức trang điểm của bản thân đương số. Đối với nam mệnh thì có nội tài, dễ được người khác giới để mắt, nhưng lại thiếu duyên phận. Về hôn nhân, nam mệnh và nữ mệnh đều nên nhờ người giới thiệu, và nên kết hôn muộn, nếu không sẽ chủ về duyên phận không đủ.
Khi gặp hoặc Văn xương, hoặc Văn khúc, thì thường là văn sỹ nghèo nàn, thất chí, nhưng cũng có chút thanh danh. Về sức khỏe phần nhiều chủ về bệnh ở mắt, như bệnh nốt ruồi bay, nếu có thêm các sao Sát Hình nặng, thì có thể bị mù. Thái Âm Hóa Kỵ ở cung Sửu, là Thái Âm và Thái Dương đồng cung. Vì Thái Âm Hóa Kỵ nên gây lụy cho Thái Dương, khiến tăng thêm vất vả khổ lụy, và không có duyên với cha mẹ.
Cuộc đời và sự nghiệp có tính lưu động khá lớn, dễ thay đổi nghề, mà nghề thường thường cũng là loại “lao tâm tổn thần”, cũng chủ về có lúc cuộc sống dễ chịu thì lại không có tinh thần làm việc, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của sự nghiệp.
Thái Âm Hóa Kỵ ở cung Dần, là “Thiên cơ Thái Âm” đồng độ với Đà la, Thiên cơ đồng thời hóa Lộc. Nếu gặp thêm Hỏa tinh, Linh tinh, thì tình hình tiền bạc trong tương lai khá nghiêm trọng. Tham khảo thêm ở đoạn thuật “Thiên cơ hóa Lộc”.
Thái Âm Hóa Kỵ ở cung Mão, khá bất lợi về hôn nhân, tình hình dễ xuất hiện nhất là vợ chồng gặp nhau ít mà xa nhau nhiều, nhất là đối với nữ mệnh, nên kết hôn muộn. Nam mệnh thì phần nhiều sự nghiệp chìm nổi thất thường, chỉ thích hợp làm công hưởng lương, không thích hợp tự kinh doanh làm ăn, tự kinh doanh làm ăn sẽ dễ xảy ra trắc trở và thất bại.
Thái Âm rất ngại Hóa Kỵ ở cung Thìn, hội Sát tinh, cần phải rời xa quê hương để phát triển, nếu ở bản địa sẽ gặp nhiều áp lực. Nếu có các sao Sát – Hình đồng độ, thì có lợi khi rời xa quê hương có thể làm những ngành nghê thủ công để mưu sinh, ở thời hiện đại có thể làm những nghề về khoa học kỹ thuật. Nam mệnh và nữ mệnh, hôn nhân đều bất lợi, nên kết hôn muộn.
Thái Âm Hóa Kỵ ở cung Tị, cũng nên chủ động rời khỏi quê hương để phát triển. Cung Di là Thiên cơ hóa Lộc hội Thiên mã, là cách “Lộc Mã giao trì”, nếu xuất ngoại ắt sẽ sáng sủa phát đạt.
Bất kể nam mệnh hay nữ mệnh, an Mệnh tại cung Tị này đều bất lợi đối với người thân phái nữ. Cho nên nam mệnh hôn nhân không tốt đẹp, thường thường phải tái hôn mới sống đến bạc đầu.
Tinh hệ “Thái Âm Thiên đồng” đồng độ ở cung Ngọ, mà Thái Âm Hóa Kỵ, cần phải xem xét tình hình của tinh hệ hội hợp mà định. Nếu có Hỏa tinh, Linh tinh đồng độ, sẽ chủ về rời xa quê hương, hoặc chủ về “song trùng phụ mẫu”. Thái Âm hóa thành Hóa Kỵ ở bản cung, thường thường bị ảnh hưởng về sự nghiệp, chủ về có biên độ lên xuống thất thường rất lớn, vì vậy nên làm những công việc có tính thiết thực, cũng chủ về có khuynh hướng “đồng tính luyến ái” như Thái Âm Hóa Kỵ ở cung Tý.
“Thái Âm đồng cung với Thái Dương” ở cung Mùi, mà Thái Âm Hóa Kỵ, còn Thái Dương cũng bắt đầu ngả về chiều, cho nên bất lợi đối với cha mẹ, bất lợi nhất là người thân phái nữ. Nếu Sát tinh quá nặng, cũng chủ về Mẹ sống cảnh góa bụa. Người có tinh hệ này thủ Mệnh, bất kể nam mệnh hay nữ mệnh, thường thường đều có tính bên ngoài thì “cương” mà bên trong thì “nhu”, cho nên phần nhiều đều gặp trắc trở về sự nghiệp và tình cảm (ngược lại: ngoại nhu nội cương?).
“Thái Âm Thiên cơ” đồng độ ở cung Thân, mà Thái Âm Hóa Kỵ, cũng có tình hình “cọp mà ăn thức ăn của mèo”. Tham khảo thêm ở đoạn thuật “Thiên Cơ hóa Lộc”.
Thái Âm Hóa Kỵ ở cung Dậu, nữ mệnh rất bất lợi về tình cảm, thường chủ về làm “nhị phòng” hay “kế thất”, nếu không khó có thể sống với nhau đến bạc đầu. Đối với nam mệnh chủ về lang bạt tha hương rồi mới tay trắng làm nên, nhưng vẫn chủ về “danh” lớn hơn “lợi”, mức độ thu nhập tăng theo địa vị xã hội, và không thích hợp tự kinh doanh làm ăn. Dễ được phái nữ yêu thích, nên cũng gặp nhiều rắc rối khó xử về tình cảm, do vậy lãng phí rất nhiều thời gian của đời người.
Thái Âm Hóa Kỵ ở cung Tuất, không có ảnh hưởng xấu, Thái Dương ở Thìn đối cung là ánh sáng đang hiển lộ, Thái Âm đối nhau ở xa xa, là cách ưu mỹ. Nên Thái Âm Hóa Kỵ chỉ chủ về thiếu phúc ấm của cha mẹ, nhưng lại biểu trưng cho “tay trắng làm nên”.
Thái Âm rất ưa Hóa Kỵ ở cung Hợi, là “biến cảnh”. Thái Âm lúc này tỏa sáng, khi Hóa Kỵ chỉ chủ về đời người phải trải qua một giai đoạn đau khổ, nhờ vào đó mà thành tựu được sự nghiệp.
Nhưng “tam phương tứ chính” có các sao hội hợp phần nhiều có tính “lưu động”, cho nên bất kể là nam mệnh hay nữ mệnh, đều chủ về dễ gặp rắc rối khó xử về tình cảm, thường vì có khuynh hướng yêu đương lãng mạn (nên gia đình khó tránh khỏi sứt mẻ hay đổ vỡ).
Liêm Trinh Hóa Kỵ – Can Bính
Trong Đẩu Số, Liêm Trinh hóa thành sao Kỵ là sao có sức ảnh hưởng khá lớn, tính chất khi Hóa Kỵ cũng khá phức tạp. Liêm Trinh Hóa Kỵ, chủ về biểu trưng cho tình cảm trắc trở, bao gồm tình cảm đối với lục thân và tình cảm nam nữ. Hơn nữa, nói “trắc trở” là do Liêm Trinh khi Hóa Kỵ thường có tính chất ảnh hưởng lâu dài và không gì hóa giải được.
Đồng thời, Liêm Trinh Hóa Kỵ còn biểu trưng cho tâm trạng “đau buồn”, nếu gặp các sao “khoa văn” thì đây là nỗi đau buồn có tính văn hóa tư tưởng, thường diễn hóa ở mức độ thâm sâu. Nhưng lúc có Sát tinh cùng bay đến, thì trở thành là không đắc ý về tư tưởng nhân sinh.
Do tính chất diễn hóa đã thuật ở trên, nên Liêm trinh Hóa Kỵ còn là điềm tượng bị lừa dối, đặc biệt là khi bị “lục thân lừa dối”, cho nên nói Liêm Trinh Hóa Kỵ biểu trưng cho tình cảm trắc trở. Trong đó tinh hệ “Liêm trinh Thiên tướng” đối nhau với Phá quân ở hai cung Tý hoặc Ngọ, mà Liêm Trinh Hóa Kỵ thì chủ về tình cảm trắc trở càng lớn. Lúc gặp thêm các sao Sát – Hình tụ tập, có thể có khuynh hướng tự sát.
Mở rộng tính chất về tình cảm trắc trở, lại thường bị “làm ơn mắc oán”, hoặc do bản thân không tự lượng sức mình khiến cho lòng tự tôn bị tổn thương.
Một tính chất quan trong khác của Liêm Trinh Hóa Kỵ là: bệnh tật có liên quan đến máu, còn chủ về vì tai nạn bất ngờ hay do phẫu thuật mà gây ra chảy máu. Ở nữ mệnh là biểu trưng vào lúc mang thai hoặc vào lúc sinh con. Ở cung Tật Ách thì biểu trưng cho bệnh về máu hoặc bệnh về tính dục.
“Liêm trinh Thiên tướng” đồng độ ở hai cung Tý hoặc Ngọ, mà Liêm Trinh Hóa Kỵ, đồng độ với Kình dương, hoặc hội với Kình Dương Đà la, đối cung là Phá Quân, tam phương tương hội với “Tử vi Thiên phủ” và Vũ khúc độc tọa.
Liêm Trinh hóa thành sao Kỵ ở tinh hệ này chủ về trắc trở và bị người ta kiềm chế, tuyệt đối không nên cố tự xuất đầu lộ diện, nếu không ắt sẽ tổn thất hoặc phá tán, thất bại. Rất ngại có Hỏa tinh đồng độ, chủ về tình cảm bị trắc trở nghiêm trọng mà nảy sinh ý định tự sát. Có lúc cũng vì bản thân sai lầm mà gây hậu quả trọng đại. Đặc biệt không nên hợp tác với người khác.
Nhưng tinh hệ này lại chủ về có được nguồn tiền tài toại ý. Đại khái là, không những có thể kiếm tiền mà còn có thể tích lũy. Cho nên, người gặp tinh hệ này, rất nên chọn sách lược thủ thành, không thể quá gấp cầu thành công, đồng thời cần phải biết mức độ nặng nhẹ nhiều ít của cá tính “tự ái”, thì mới có thể duy trì thành tựu đã đạt được. Có thể vì tính “tự ái” không đúng lúc đúng chỗ, mà biến thành “hợp lực” đạp đổ kết quả thành tựu đã đạt được.
“Liêm trinh Thất sát” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi (ở cung Sửu gặp Lộc tồn), mà Liêm Trinh Hóa Kỵ, tứ chính đối nhau với Thiên Phủ, tam phương hội hợp với “Tử vi Tham lang” và “Vũ khúc Phá quân”.
Do Liêm Trinh hóa thành sao Kỵ, nên “Liêm trinh Thất sát” ở cung Mùi không thành cách “Hùng tú Kiền nguyên”, vì vậy ở cung Sửu là tốt hơn, đời người khá thuận lợi toại ý.
Cũng do Liêm Trinh Hóa Kỵ, nên “Liêm trinh Thất sát” ở hai cung độ này không thích hợp theo võ nghiệp, nếu theo võ nghiệp e rằng bất trắc. Tinh hệ này rất Kỵ các sao Sát – Hình, chủ về đời người gặp nhiều gian khổ, rất thích hợp trong lĩnh vực sản xuất, làm việc hưởng lương, nếu tự kinh doanh làm ăn thì sẽ sinh phá tán thất bại.
Tinh hệ này cũng chủ về tính “giao du thù tạc”, thường chịu lãng phí tiêu tiền và lãng phí thời gian về phương diện này, nhưng sự lãng phí này không mang lại hiệu quả gì như dự liệu. Phần nhiều tốn tiền chỉ do ưa thích, ví dụ như mua sắp quần áo thời trang không cần thiết, đây là đặc điểm của tinh hệ này.
Liêm Trinh độc tọa, Hóa Kỵ ở hai cung Dần hoặc Thân, gặp Kình dương hoặc Đà la, tứ chính là Tham lang ở đối cung, tam phương hội hợp là “Vũ khúc Thiên phủ” và “Tử vi Thiên tướng”.
Do Liêm Trinh Hóa Kỵ, nên Liêm Trinh của cung Thân cũng không thành cách “Hùng tú Kiền nguyên”. Tinh hệ của bản cung có sắc thái “ưu uất”, nhưng trưng diện khá sa hoa, thường ứng xử vui vẻ lấy tiền bạc giúp bạn bè, mà không xem trọng việc tích lũy tiền bạc cho gia đình, vì vậy bị người phối ngẫu oán trách.
Bất lợi về hôn nhân, tính cách của người phối ngẫu không hợp với bản thân mệnh tạo, trong cuộc đời dễ nảy sinh tình yêu đối với người đã có gia thất bất kể là nam hay nữ, có tình mà không có duyên là đặc điểm của tinh hệ này.
“Liêm trinh Phá quân” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu (ở cung Dậu gặp Lộc tồn), mà Liêm Trinh Hóa Kỵ, đối cung là Thiên Tướng, tam phương hội hợp với “Tử vi Thất sát” và “Vũ khúc Tham lang”.
Tinh hệ này có tính chất suy sụp nhanh chóng, ở cung Mão nghiêm trọng hơn ở cung Dậu. Cho nên đạo “tìm cát tránh hung” là phải xem xét Lưu niên để tiến thoái hợp thời cơ.
“Liêm trinh Phá quân” ở cung Dậu có Thiên Hình đồng độ, thì nên đề phòng sự cố giao thông, cũng chủ về gông cùm, hay thú dữ cắn. Cung Thiên Di mà gặp tinh hệ này lúc đi xa nên phòng xảy ra bất trắc. Xem xét các sao của Lưu niên để định tình hình cụ thể, mức độ nặng nhẹ. Tinh hệ này còn có một sắc thái đặc biệt khác, đó là cuộc đời ắt có một thời kỳ tiền bạc qua tay rất nhiều, nhưng khi vận thế qua rồi thì lại buồn rầu lo lắng vì túng thiếu. Do đó nhân sinh quan có ảnh hưởng rất lớn đối với vận mệnh.
“Liêm trinh Thiên phủ” đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, Liêm trinh Hóa Kỵ ắt sẽ có Đà La đồng độ, hoặc Kình dương Đà la hội chiếu, đối cung là Thất sát, tam phương tương hội với Tử vi độc tọa và “Vũ khúc Thiên tướng”.
Liêm Trinh Hóa Kỵ ở 12 cung, hai cung Thìn và Tuất là khá tốt, vì Hóa Kỵ trong “Thiên là Địa võng” sẽ chủ về làm tăng ý chí phấn đấu, tuy cuộc đời thành bại bất nhất, nhưng tâm cảnh vẫn giữ được sự cởi mở, tốt nhất là ở cung Tuất, thường dễ vượt hơn nhiều người.
Do đối cung là Thất Sát, nên cũng phải đề phòng sự cố giao thông.
Tinh hệ này bất lợi về tình cảm, vợ chồng tính cách không hợp nhau, nên phần nhiều có ngoại tình, nhưng không dễ vợ chồng nói lời chia tay.
“Liêm trinh Tham lang” đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi, Liêm trinh Hóa Kỵ ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, tam phương tương hội “Tử vi Phá quân” và “Vũ khúc Thất sát”.
Tinh hệ này có sắc thái ưu uất rất nặng, nếu không gặp thêm các sao “văn” nhuyễn hóa trở thành có tính văn nghệ, thì cuộc đời phần nhiều sẽ tự đi tìm sự phiền phức, nhất là rắc rối về tình cảm, mệnh tạo thường lấy đau khổ làm niềm vui, thường ảo tưởng bắt chước phong cách của người phi thường. Có thêm Địa không Địa kiếp thì càng nặng.
Sắc thái đặc biệt của tinh hệ này là không có khả năng quản lý tài chính một cách hiệu quả, do đó thường có hiện tượng tiền vào tay trái rồi ra bằng tay phải. Trong số các tinh hệ Liêm Trinh, thì tinh hệ này (Liêm Tham) mang sắc thái bôn ba phiêu bạt nhất. Cho nên không thích hợp với nữ mệnh, đời người quá nhiều sương gió, không ổn định.
Cự Môn Hóa Kỵ – Can Đinh
Sao Cự Môn không ưa hóa thành sao Kỵ, vì vốn đã có tính chất “điều tiếng thị phi”. Sau khi Hóa Kỵ càng làm mạnh thêm tính chất này, khiến cho một đời người thêm nhiều rắc rối trắc trở.
Cự Môn sau khi Hóa Kỵ, cũng ảnh hưởng đến phương diện tình cảm, thường dễ xảy ra rắc rối phiền phức liên tiếp mà không thể đoán trước được. Cho nên người Cự Môn Hóa Kỵ tại Mệnh, bất kể các sao của cung Phu Thê có hoàn mỹ đến đâu, ít nhất cũng có một lần gãy đổ trong tình yêu hoặc hôn nhân, tất nhiêu sau đó để lại vết thương lòng suốt đời khó quên.
Thích cầu toàn cầu mỹ, nhưng bất kể đã nỗ lực như thế nào, sự nghiệp phát triển cũng không như lý tưởng hằng mong ước. Nhưng mệnh tạo lại chấp trước sự toàn mỹ, vì vậy sinh ra sự thất vọng bất mãn. Hơn nữa trong quá trình sự kiện phát triển, thì mệnh tạo thường trong tình cảnh rất đau đớn khổ sở và vất vả. Lúc có Đà la đồng độ, khuynh hướng này càng bộc lộ rõ hơn.
Cự Môn Hóa Kỵ ở hai cung Tý hoặc Ngọ, đối cung là Thiên Cơ hóa Khoa, ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vậy chiếu, tam phương tương hội với Thái Dương độc tọa và mượn “Thiên đồng Thiên lương” mà Thiên Đồng hóa Quyền.
Cự Môn Hóa Kỵ trong tinh hệ này, có một đặc điểm là thường nhờ “hung sự” mà biến thành lực “kích phát”. Sự cố trắc trở đang trong quá trình phát triển thì bỗng nhiên ngưng lại, nhưng mỗi lần gặp trắc trở như vậy, thực ra lại khiến cho kết cục được hoàn thiện và hoàn mỹ hơn. “Thấy hung nhưng thực ra là cát” là một đặc điểm của tinh hệ này.
Mệnh cục này bất lợi về hôn nhân, tuy giao du với nhiều người khác giới nhưng tình cảm vẫn duy trì lâu dài, hoặc lúc tình cảm trở thành sâu đậm thì bỗng nhiên xảy ra biến cố, dẫn đến chia ly.
Ở cung Ngọ dễ chuốc điều tiếng thị phi hơn ở cung Tý, nhưng lại thành sức mạnh “kích phát”.
“Thiên đồng Cự môn” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, Cự môn Hóa Kỵ thì Thiên đồng ắt sẽ hóa Quyền. tham khảo ở đoạn thuật “Thiên đồng hóa Quyền”.
“Thái Dương Cự môn” đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân (ở cung Dần gặp Lộc tồn), Cự môn Hóa Kỵ, tam phương mượn “Thiên cơ Thiên lương” mà Thiên cơ hóa Khoa, và mượn “Thái Âm Thiên đồng” trong đó một sao hóa Lộc một sao hóa Quyền.
Tinh hệ này thành cách “Tứ Hóa hội hợp”, nhưng do Cự Môn của bản cung Hóa Kỵ nên rất bất lợi về quan hệ nhân tế. Thông thường bất lợi đối với người thân phái nam, cho nên không thích hợp với nữ mệnh đến tuổi trung niên không có duyên với chồng, đến tuổi vãn niên thì có khoảng cách đối với con cái. Bất kể nam mệnh hay nữ mệnh đều chủ về thiếu duyên với Cha, hoặc dễ xung đột với thượng cấp.
Do tính chất “điều tiếng thị phi”, nên rất thích hợp với những nghề “dùng lời nói để kiếm tiền”, như luật sư, dạy học,.v.v … nhờ có “Lộc Quyền Khoa hội” có thể thăng tiến danh dự và tài lộc.
“Thiên cơ Cự môn” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Cự Môn Hóa Kỵ ắt Thiên cơ hóa Khoa. tham khảo ở mục “Thiên cơ hóa Khoa”.
Cự Môn độc tọa, Hóa Kỵ ở hai cung Thìn hoặc Tuất (ở cung Tuất ắt sẽ gặp Lộc tồn), Thiên Đồng của đối cung hóa Quyền, tam phương tương hội với Thái Dương độc tọa và mượn “Thiên cơ Thái Âm” mà Thái Âm hóa Lộc còn Thiên cơ hóa Khoa.
Cự Môn Hóa Kỵ ở “Thiên la Địa võng” lại chủ về cát lợi, tính chất “thấy hung mà thực ra là cát” rất rõ ràng. Cho nên bề ngoài tuy gặp trắc trở, rắc rối, thị phi, nhưng kết cục lại khiến cho người ta bất ngờ, có điều vẫn khó tránh khỏi phải trải qua gian khổ, tâm tư nhiều lo nghĩ.
Nếu gặp thêm Hỏa tinh, Linh tinh, hoặc Địa không Địa Kiếp đồng độ, thì rất thích hợp “dùng lời nói để kiếm tiền”. Có điều mệnh tạo lại ưa giải quyết khó khăn giúp cho người khác, nên sự nghiệp tuy ổn định có chiều hướng tốt nhưng cuộc đời lại khó được yên tịnh.
Hôn nhân cũng chủ về mỹ mãn, bất kể là nam mệnh hay nữ mệnh, đều nên lấy người có sự nghiệp.
Cự Môn độc tọa Hóa Kỵ ở hai cung Tị hoặc Hợi, đối nhau với Thái Dương, ắt sẽ gặp Kình dương Đà la, hoặc đồng độ với Đà La, tam phương tương hội với Thiên Đồng độc tọa hóa Quyền và Thiên Cơ độc tọa hóa Khoa.
Thông thường tinh hệ này ảnh hưởng đến lục thân ở mức độ nhẹ, khi Cự môn Hóa Kỵ ở cung Hợi càng nhẹ hơn. Nhưng tình trạng điều tiếng thị phi, sóng gió trắc trở trong tình cảm thì khá nặng.
Nam mệnh ắt lấy được vợ đẹp, nữ mệnh ắt lấy được chồng có sự nghiệp tốt. Bàng nhân thiên hạ nhìn bề ngoài đều cho rằng họ đẹp đôi, nhưng bên trong họ lại bất mãn với người phối ngẫu, sau trung niên thường thay lòng đổi dạ, khiến cho mọi người đều ngạc nhiên.
Thiên Cơ Hóa Kỵ – Can Mậu
Sao Thiên Cơ vốn có tính linh động, sau khi Hóa Kỵ sức linh động giảm bớt, chủ về gặp chướng ngại, hoặc vì một số nhân tố khách quan và chủ quan, dẫn đến mất cơ hội tốt.
Thiên Cơ có tính chất kế hoạch, sau khi Hóa Kỵ sẽ biến thành kế hoạch sai lầm.
Thiên Cơ vốn có tính chất suy nghĩ, sau khi Hóa Kỵ thì biến thành lo toan nghĩ ngợi, thậm chí thành ra lo lắng. Vì vậy lúc Thiên
Cơ Hóa Kỵ ở cung Tật Ách, có đặc trưng mất ngủ, suy nhược thần kinh, “Can vị bất hòa”, “Tâm Thận bất giao”, tình hình nghiêm trọng là “trúng phong”.
Lúc Thiên Cơ Hóa Kỵ có Sát tinh đồng độ, đặc biệt dễ mắc bệnh mang tính thần kinh, như co dật thần kinh mặt, kinh phong,.v.v … Đối với nữ mệnh, Thiên Cơ Hóa Kỵ phần nhiều chủ về vì tâm trạng xung động nhất thời mà xa chân lỡ bước.
Thiên Cơ Hóa Kỵ còn biểu trưng cho sự cố bị người ta phỉ báng, nói xấu, bêu rếu, hai bên công kích lẫn nhau, cạnh tranh không lành mạnh, nếu mệnh tạo “hao thần tổn khí” quyết đối phó, thì càng khiến sóng gió dễ nổi lên, tốt nhất nên “dĩ bất biến ứng vạn biến” thì tự nhiên sóng yên biển lặng.
Thiên Cơ độc tọa Hóa Kỵ ở hai cung Tý hoặc Ngọ (ở cung Tý thì bị Kình dương Đà la chiếu xạ, ở cung Ngọ thì đồng độ với Kình dương), tứ chính đối cung là Cự Môn độc tọa, tam phương tương hội với “Thiên đồng Thiên lương” và Thái Âm độc tọa hóa Quyền.
Tổ hợp tinh hệ của hai cung này, chủ về cách suy nghĩ của mệnh tạo khó giải quyết vấn đề, một sự cố đơn giản có thể biến thành cục diện phức tạp, vì vậy mà kế hoạch sai lầm. Do tính chất này, còn có thể mở rộng thành tình trạng “không có việc gì đáng mà cứ phải bôn ba bận rộn”, hoặc làm việc không có phương pháp, thiếu mạch lạc, lớp lang.
Thương thường, khi Thiên Cơ Hóa Kỵ còn biểu trưng cho là “kinh sợ”, hoặc bị uy hiếp, trong thương trường thì đột nhiên bị cạnh tranh không lành mạnh, trong chính giới thì hai bên công kích lẫn nhau.
Lúc có các sao Sát – Hình cùng chiếu, chủ về điềm tượng di chứng của bệnh tật, như bán thân bất toại, tứ chi tổn thương tàn tật. Ở cung Ngọ nặng hơn ở cung Tý.
Thiên Cơ độc tọa, Hóa Kỵ ở hai cung Sửu hoặc Mùi (ở cung Sửu thì gặp Lộc tồn), đối cung là Thiên Lương, tam phương hội hợp với Thiên Đồng đọc tọa và Cự Môn độc tọa.
Do đối nhau với Thiên Lương, nên tinh hệ này chủ về tình trạng gặp rắc rối, phiền phức, tuy nhiên cuối cùng cũng hóa giải được, nhưng phải hao tổn tinh thần rất nhiều.
Liên quan đến sự cố phiền phức đột nhiên xuất hiện, thường thường có liên quan đến việc vạch kế hoạch sai lầm, vì vậy nội tâm càng nhiều lo lắng.
Tinh hệ này còn chủ về những rắc rối khó xử trong tình cảm và hôn nhân. Nam mệnh thì người phối ngẫu ưa lộ sự sắc sảo, nữ mệnh thì dễ bất hòa với chồng.
“Thiên cơ Thái Âm” đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, Thiên cơ Hóa Kỵ thì Thái Âm hóa Quyền. Tham khảo ở đoạn thuật “Thái Âm hóa Quyền”.
“Thiên cơ Cự môn” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu (ở cung Dậu sẽ gặp Lộc tồn), tam phương hội hợp với Thiên Đồng độc tọa, và mượn “Thái Dương Thái Âm” để nhập cung, trong đó Thái Âm hóa Quyền còn Thái Dương hóa Khoa.
Tinh hệ “Thiên cơ Cự môn” đồng độ vốn đã có tính chất “phá phách”, khi Thiên Cơ Hóa Kỵ sẽ làm mạnh thêm tính chất “phá phách” này. Do đó chủ về không theo đuổi một ngành nghề nào chuyên nhất, đứng núi này trông núi nọ, mệnh tạo thường cảm thấy mình có tài mà không gặp thời.
Tinh hệ này còn chủ về trong quan hệ giao tế, thường hay “nói năng lỡ lời”, mà thường thường bị thất thố vào những lúc quan trọng.
Do “Thiên cơ Cự môn” đồng cung, cho nên thích hợp làm công việc có tính chất “nhờ miệng lưỡi để kiếm tiền”.
“Thiên cơ Thiên lương” đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, mà Thiên Cơ Hóa Kỵ đồng độ với Đà la, hoặc bị Kình dương Đà la hội chiếu, tam phương hội hợp với “Thiên đồng Thái Âm” mà Thái Âm hóa Quyền, và mượn “Thái Dương Cự môn” để nhập cung mà Thái Dương hóa Khoa.
Do có Thái Âm và Thái Dương hóa thành sao Cát hội chiếu, các Sao hội hợp lại không phải là “vô lực” (Cơ Lương ở cung Thìn thì càng tốt), cho nên tinh hệ này chủ về Thiên Lương phải hao tổn sức lực để hóa giải những gì Thiên Cơ Hóa Kỵ gây ra. Biểu trưng cụ thể là có sắc thái “rời xa người thân”, “lưu lạc”, “tính hiếu động trôi nổi”, “do dự không quyết đoán”, “xử sự sai lầm gây nên sóng gió trắc trở”,.v.v …
Tinh hệ Cơ Lương vốn có năng lực “dự cảm”, nhưng sau khi Thiên Cơ Hóa Kỵ, sẽ rất dễ vì quá “dự cảm” mà biến thành quá lo lắng, dẫn đến quyết đoán sai lầm, nhất là ở cung Tuất thì càng đúng.
Thiên Cơ độc tọa Hóa Kỵ ở hai cung Tị hoặc Hợi, ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, đối cung là Thái Âm hóa Quyền, tam phương hội hợp với “Thiên đồng Cự môn”, và mượn “Thái Dương Thiên lương” nhập cung mà Thái Dương hóa Khoa.
Tinh hệ này thường chủ về “cơ quan dùng lầm”, bao gồm sự nghiệp và tình cảm. Cho nên hễ tâm bình thường mà xử sự, thì không xảy ra sóng gió, trắc trở. Nếu tâm không bình thường, thì sẽ nổi sóng gió ngoài dự liệu của mọi người.
Thiên Cơ độc tọa ở cung Hợi còn chủ về hư danh, về tình cảm rất dễ bị quấy nhiễu gây khó khăn.
Ngoài ra tinh hệ này còn chủ về dễ bị uy hiếp, và bị áp lực vô hình. Nếu Hỏa tinh, Linh tinh đồng độ với Thiên Cơ Hóa Kỵ, thì nên đề phòng lúc vãn niên sẽ bị “trúng phong”.
Văn Khúc Hóa Kỵ – Can Kỷ
Văn khúc Hóa Kỵ, ý nghĩa cơ bản là thiếu văn hóa, bản chất của Văn khúc vì Hóa Kỵ mà bị trắc trở.
Văn khúc là biểu trưng cho tài ăn nói, Hóa Kỵ thì nói năng sai lầm.
Văn khúc biểu trưng cho văn thư, hợp đồng. Hóa Kỵ thì văn thư phạm sai lầm, do đó mà gây ra phiền phức, thậm chí còn bị tổn thất.
Văn khúc thường thường còn biểu trưng cho người khác giới để mắt, Hóa Kỵ thì vì vậy gây ra sóng gió, hoặc gây ra hiểu lầm không cần thiết trong sinh hoạt tình cảm. Có sát tinh nặng, thì biểu trưng cho là khó phát triển tình cảm với người khác giới.
Văn khúc là tài nghệ tinh, Hóa Kỵ thì lại không có liên quan về phương diện tài năng.
Văn khúc là thiên tài ngôn ngữ, Hóa Kỵ thì tiêu trừ năng khiếu này. Có sát tinh nặng, thì có thể nói cà răm, nói lắp, có lúc còn làm cho người khác phê bình chỉ trích.
Văn khúc còn mang sác thái kim tiền, Hóa Kỵ thì tổn thất tiền bạc. Cần phải xem xét các sao hội hợp mà định, như thu lầm chi phiếu không có tiền bảo chứng, hoặc bị lừa, bị hại. Những điều có tính vật chất này, không có ở Văn Xương Hóa Kỵ.
Văn khúc Hóa Kỵ, còn dễ xảy ra tình huống bị tình cảm và tiền bạc cùng gây lụy.
Văn khúc Hóa Kỵ, còn chủ về dễ rơi vào ảo tưởng, mà còn chấp trước ảo tưởng, do đó nảy sinh cảm giác có tài mà không gặp thời.
Trên là thuật những nguyên tắc cơ bản, cần xem xét thêm các sao hội hợp mà định tình huống cụ thể.
Thiên Đồng Hóa Kỵ – Can Canh (Âm)
Tính chất của Thiên Đồng cơ bản là miêu tả về tâm trạng, cho nên lúc hóa thành sao Kỵ, ý nghĩa phổ biến là “tâm trạng không ổn định”, nếu Thiên đồng nhập miếu thì càng đúng, vì vậy không phải là tai vạ.
Thiên Đồng chủ về tay trắng làm nên, ý vị mở rộng là trung niên ắt sẽ có một khoảng thời gian gian khổ, sau khi Thiên Đồng Hóa Kỵ sẽ làm mạnh thêm ý vị này. Do đó, thường thường biểu trưng cho tuổi trẻ có gia cảnh không tệ, đột nhiên mọi thứ thay đổi, thế là phải sống độc lập, trải qua gian khổ của cuộc đời.
Thiên Đồng còn là sao “tình cảm”, sau khi Hóa Kỵ thường chủ về xảy ra tình huống rắc rối khó xử về “tình cảm”, có tình yêu không bình thường nên đau khổ vì tình, trong tình cảnh này mệnh tạo thường thường khó tự động đứng lên, vì vậy mà ảnh hưởng đến sự nghiệp.
Thiên Đồng Hóa Kỵ ở cung lạc hãm, đây là tâm trạng không yên, tinh thần xuống thấp (suy sụp), do đó không có cách nào chuyên tâm phát triển sự nghiệp. Thường thường còn biểu trưng cho “Lý tưởng vượt quá hiện thực”, vì vậy mà đời người theo đuổi “lý tưởng” rất lao khổ. Nếu có các sao Sát – Hình trùng trùng, thì tâm lý bị mất quân bình, trở thành đa nghi mà chịu nhiều lo lắng.
Thiên Đồng hóa thành sao Kỵ thường thường biểu trưng cho hội chứng “suy nhược thần kinh”, cũng tức là nói “âm hư”, “khí hư” mà cổ nhân đã nói.
“Thiên đồng Thái Âm” đồng độ ở hai cung Tý hoặc Ngọ (ở cung Tý còn gặp Lộc tồn), Thiên Đồng Hóa Kỵ, tam phương hội hợp với “Thiên cơ Thiên lương”, và mượn “Thái Dương Cự môn” để nhập cung mà Thái Dương hóa Lộc. Thiên Đồng ở cung Tý là cung vượng, ưu hơn ở cung Ngọ, nên không sợ bị Hóa Kỵ quấy rối.
“Thiên đồng Thái Âm” ở cung Ngọ đều bị lạc hãm, khi Thiên Đồng Hóa Kỵ thường biểu trưng cho lo nghĩ nghi ngờ không có căn cứ, có thể dẫn đến hội chứng “suy nhược thần kinh”, lại còn tự chuốc lấy rắc rối về tình cảm, dẫn đến xảy ra những phiền phức không cần thiết.
Nữ mệnh chủ về rất ưa phấn son, trang điểm, trải chuốt, nhưng phẩm chất không tốt. Bất kể là nam mệnh hay nữ mệnh gặp tinh hệ này, đều biểu trưng cho kiếm tiền không thuận lợi, có lúc còn vì phản ứng quá mẫn cảm mà dẫn đến những trắc trở không cần thiết, nhưng tài lộc vẫn không lo bị thiếu.
“Thiên đồng Cự môn” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi (ở cung Mùi thì đồng độ với Đà la, ở cung Sửu thì bị Kình dương Đà la hội chiếu), Thiên Đồng Hóa Kỵ, tam phương hội hợp với Thiên Cơ độc tọa, và “Thái Dương Thiên lương” mà Thái Dương hóa Lộc.
Thiên Đồng ở hai cung này là lạc hãm, lúc Hóa Kỵ rất dễ gây ra sóng gió, trắc trở, và rắc rối khó xử trong tình cảm, do đó dẫn đến “điều tiếng thị phi”. Còn chủ về dễ mắc chứng viêm đau thần kinh, như thoái hóa đốt sống làm đau dây thần kinh. Lúc có Hỏa tinh Linh tinh đồng độ là dễ bị “trúng phong”, thậm chí có thể “bán thân bất toại”.
Do có tinh hệ “Thái Dương Thiên lương” hội hợp, mà Thái Dương hóa Lộc, vì vậy cũng thích hợp nghiên cứu học thuật. Thiên Đồng Hóa Kỵ càng biểu trưng cho tâm tư lo nghĩ lúc nghiên cứu, nhưng vẫn cần chú ý sức khỏe.
“Thiên đồng Thiên lương” đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Thiên đồng Hóa Kỵ ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, tam phương hội hợp với Thái Âm độc tọa và Thiên Cơ độc tọa.
Nếu không có Hỏa tinh, Linh tinh, Địa không, Địa kiếp đồng độ, sẽ chủ về mệnh tạo tay trắng kiếm tiền, nhưng phải hao tổn tinh thần. Nếu có Sát tinh, thì biểu trưng cho tâm trạng không yên một nghề, không chuyên nhất theo một ngành nghề mà thường thay đổi. Vì vậy mà ảnh hưởng đến sự ổn định của cuộc sống.
Đặc biệt là lúc có Địa không, Địa kiếp đồng độ, không ai hiểu được tư tưởng của mệnh tạo, do đó xử sự không hòa hợp. Thiên đồng ở cung Thân là cung vượng, tốt hơn ở cung Dần.
Thiên Đồng độc tọa Hóa Kỵ ở hai cung Mão hoặc Dậu (ở cung Dậu thì đồng độ với Kình dương, ở cung Mão thì bị Kinh dương Đà la chiếu xạ), đối cung là Thái Âm độc tọa, tam phương hội hợp với Cự môn độc tọa và Thiên Cơ độc tọa.
Đây cũng là tinh hệ nhiều lo nghĩ, nghi ngờ, nên cũng chủ về có khuynh hướng “suy nhược thần kinh”. Kiếm tiền phải hao tổn tinh thần, sự nghiệp nhiều biến động thay đổi, là đặc điểm của tinh hệ này.
Ngoài ta, tinh hệ này còn dễ chuốc “đố Kỵ”, “điều tiếng thị phi”, thường thường là do mệnh tạo cố tránh “điều tiếng thị phi” mà ra, đúng với câu nói “càng sợ thì càng gặp nhiều”. Nhưng Thiên Đồng ở cung Mão là nhập miếu, chỉ chủ về có tâm trạng không ổn định, ưu hơn ở cung Dậu.
Thiên Đồng độc tọa Hóa Kỵ ở hai cung Thìn hoặc Tuất (ở cung Thìn được hội Lộc tồn), đối cung là Cự Môn, tam phương hội hợp với Thiên Lương độc tọa và “Thái Âm Thiên cơ”.
Hai cung Thìn và Tuất là “Thiên la Địa võng”, lúc Thiên Đồng Hóa Kỵ sẽ biến thành lực kích phát, do đó thường là cách “phản bối”, có thể không thành cách “phản bối” nhưng cũng chủ về nhờ trải qua nhiều biến động thay đổi mà thành người hữu dụng.
Ở cung Thìn ưu hơn ở cung Tuất, biến động thay đổi trong đời người cũng ít hơn, biên độ biến động thay đổi cũng nhỏ hơn. Hơn nữa thường lại được phát triển một cách thiết thực, và dễ gặp cơ hội phát đạt đột ngột, có ý vị “vô tình cắm liễu, liễu xanh um”. Ở cung Tuất còn chủ về các bệnh viêm đau thần kinh, thống phong, ở cung Thìn thì nhẹ hơn.
Thiên Đồng độc tọa Hóa Kỵ ở hai cung Tị hoặc Hợi, đối cung là Thiên Lương, tam phương hội hợp với “Thiên cơ Cự môn”, và mượn “Thái Dương Thái Âm” nhập cung mà Thái Dương hóa Lộc. Tinh hệ này “tam phương tứ chính” đều gặp Kình dương hoặc Đà la.
Thiên Đồng ở hai cung Tị hoặc Hợi là nhập miếu, Hóa Kỵ chỉ làm tăng “tâm trạng không ổn định”. Nhưng có lúc “tâm trạng không ổn định” này, có thể chuyển biến thành bất mãn với người phối ngẫu. Nữ mệnh thường dễ vì ham muốn hư vinh mà xảy ra sự cố, gây nên sóng gió trắc trở trong đời sống tình cảm và hôn nhân. Nếu có các sao đào hoa trùng trùng, thì nên kết hôn muộn, nếu không sau khi kết hôn dễ thay đổi tình cảm.
Văn Xương Hóa Kỵ – Can Tân
Văn xương hóa thành sao Kỵ, ý nghĩa trực tiếp nhất là “sai lầm về văn thư”, cho nên lúc thi cử, làm hợp đồng, gửi văn thư,.v.v … đều phải cực kỳ cẩn thận để tránh sai lầm, làm tăng thêm phiền phức không cần thiết. Tóm lại, Văn xương Hóa Kỵ là “chữ nghĩa gây ra rối ren, phiền phức”.
Văn xương tuy không dính dáng đến kim tiền, nhưng thời hiện đại là xã hội công nghiệp, văn thư thường có liên quan đến thương nghiệp, do đó cũng dễ tạo thành tổn thất kim tiền. Khác với Văn khúc Hóa Kỵ, khi Văn xương Hóa Kỵ là vì yêu cầu của người khác, hay vì sai lầm của người khác, mà bản thân mệnh tạo phải gánh trách nhiệm, còn đối với Văn khúc Hóa Kỵ thì trách nhiệm là do bản thân phải gánh vác, tức sai lầm là do bản thân gây ra. Cho nên Văn xương Hóa Kỵ thường dễ vì cho mượn, hoặc đứng ra lấy tư cách bảo đảm mà bị tổn thất.
Văn xương Hóa Kỵ, lạc hãm thì làm việc không chú tâm, thường thường vì sơ sót mà gây ra trắc trở, còn biểu trưng cho là “mau quên”, có lúc lại biểu trưng cho “có tài mà không gặp cơ hội, học mà không dùng”, Văn xương Hóa Kỵ cũng có thể biểu trưng cho “bỏ học nửa trừng”.
Văn xương thích hợp làm công việc quảng bá, soạn thảo. Ngoài ra Văn xương Hóa Kỵ còn là điềm tượng hôn lẽ không được trọn vẹn, nếu gặp sát tinh nặng, phần nhiều không có hôn lễ, cũng chủ về bị quấy nhiễu, gây khó khăn về tình cảm. Văn xương Hóa Kỵ chủ về “lốm đốm”, cho nên biểu trưng cho tàn nhang, nốt ruồi, đậu mùa.
Trên là những ý vị phổ biến và khái quát của Văn Xương Hóa Kỵ, cần phải xem xét các sao hội hợp thực tế mà định tính chất cụ thể.
Vũ Khúc Hóa Kỵ – Can Nhâm
Vũ khúc là sao “tiền tài”, lúc hóa thành sao Kỵ sẽ biểu trưng cho tình trạng xoay chuyển tiền bạc khó khăn, hoặc vì người khác mà phải ngưng dừng nửa chừng, có lúc vì hoàn cảnh khách quan thúc đẩy mà phải mở rộng việc kinh thương buôn bán đến nỗi không dự toán được, khiến tiền bạc tổn thất. Đây là ý nghĩa cơ bản của Vũ Khúc Hóa Kỵ.
Vì vậy có lúc cũng chủ về bệnh tật dây dưa kéo dài, hoặc tiến hành một sự kiện nào đó vượt quá dự liệu, do đó ảnh hưởng đến tình hình chi tiêu. Ví dụ như Vũ Khúc Hóa Kỵ ở cung Điền Trạch đồng độ với Tham Lang, chủ về vì sửa sang nhà cửa vượt ngoài dự toán ban đầu, để hoàn thiện thì phải cố thu xếp, dẫn đến tiền bạc trống rỗng.
Vũ Khúc chủ về “quyết đoán”, sau khi Hóa Kỵ nhuyễn hóa thành “quyết liệt”, có nghĩa là khi phải giải quyết vấn đề rắc rối phức tạp thì thường quá cứng rắn, nên dễ bị trắc trở. Tinh hình như vậy rất dễ xuất hiện trong vấn đề tình cảm, cho nên hôn nhân trở nên bất lợi.
Cổ nhân cho rằng đây là tinh hệ “không có lạc thú phòng the”, ở thời hiện đại đây là điềm tượng hôn nhân đổ vỡ. Vũ Khúc Hóa Kỵ cũng bất lợi về sức khỏe, chủ về phẫu thuật. Lúc hội hợp các sao không tốt, thì chủ về khối u, phù thũng. Khi hội hợp với Tạp diệu chủ về các bệnh có tính hao tổn, nếu còn gặp thêm các sao Sát – Hình, có lúc biểu trưng cho bệnh ung thư.
Do Vũ Khúc Hóa Kỵ có đặc tính “quyết đoán”, do đó còn có thể biểu trưng cho rụng răng, đau răng.
Nói chung Vũ Khúc Hóa Kỵ ở 12 cung đều có ý vị không cát tường.
“Vũ khúc Thiên phủ” đồng độ ở hai cung Tý hoặc Ngọ, khi Vũ khúc Hóa Kỵ thì Thiên phủ ắt sẽ hóa Khoa. Tham khảo mục Thiên phủ – can Nhâm hóa Khoa.
“Vũ khúc Tham lang” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi (ở cung Mùi thì gặp Lộc tồn), mà Vũ Khúc Hóa Kỵ, tam phương hội hợp với “Liêm trinh Phá quân” và “Tử vi Thất sát” mà Tử vi hóa Quyền.
Tinh hệ này thường chủ về lý tưởng quá cao mà “lực bất tòng tâm” (bao gồm cả năng lực tài chính), vì vậy xảy ra thất bại. Cho nên có lúc cũng chủ về việc sắp thành lại hỏng.
Nếu có các sao đào hoa đồng độ, thì nên theo ngành nghệ thuật biểu diễn, giải trí, vui chơi, v.v… thì lại có thể phát huy. Nếu có Sát tinh đồng độ, thì thích hợp với ngành công nghệ, khoa học kỹ thuật. Việc theo những ngành nghề này, còn có thể hóa giải đặc tính xấu của Vũ Khúc Hóa Kỵ, nhưng vẫn khó tránh gặp phải rắc rối về tinh cảm.
Nếu có Hỏa tinh Linh tinh đồng độ, chủ về sau khi phát lên một cách đột ngột sẽ dễ bị suy sụp nhanh chóng. Cần phải xem xét các sao Lưu niên để tìm cách “xu cát tị hung”.
“Vũ khúc Thiên tướng” đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, Vũ Khúc Hóa Kỵ, đối cung là Phá Quân, tam phương là “Liêm trinh Thiên phủ” mà Thiên phủ hóa Khoa, lại hội Tử vi hóa Quyền.
Tinh hệ này “tam phương tứ chính” đều hội Sát tinh.
Tinh hệ này có hai điểm bất lợi: Một là, hôn nhân dễ sóng gió, trắc trở trọng đại; Hai là, ưa hợp tác với người khác để sáng lập sự nghiệp, nhưng thường vì nóng lòng muốn mau thành, mà bị tổn thất, thất bại.
Đạo “xu cát tị hung” là kết hôn muộn, rất nên thận trọng trong việc lựa trọn bạn đời. Phải suy tính kỹ lưỡng kế hoạch hợp tác, và định rõ các điều kiện hợp tác một cách tỷ mỹ mới có thể tiến hành.
Đại khái là, tinh hệ này không nên hợp tác kinh doanh, trái lại có thể nên một mình đảm trách công việc, nguy cơ thất bại cũng nhỏ hơn.
“Vũ khúc Thất sát” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu (ở cung Mão có thể gặp Lộc tồn), đối nhau với Thiên Phủ hóa Khoa, tam phương hội với “Liêm trinh Tham lang” và “Tử vi Phá quân” mà Tử vi hóa Quyền.
Tính chất cơ bản của tinh hệ này là “cô độc và hình khắc”, cho nên không thích hợp với nữ mệnh, chồng và con đều dễ ly tán. Cổ nhân cho rằng nên làm nhị phòng hay kế thất, thời hiện đại chủ về không có hôn lễ chính thức.
Đời người thường gặp sóng gió lớn, đây cũng là đặc điểm của tinh hệ này, cho nên mưu sự thường rất hao tổn sức lực, tinh thần bị áp lực rất nặng. Ở cung Mão thì đỡ hơn.
Nhiều lực để thư giãn, giảm áp lực, lại chủ về thích tiêu sài, nữ mệnh thì càng nặng. Nếu có Phỉ Liêm đồng độ, thì mua sắp cuồng nhiệt, nhưng mua rồi lại thường không dùng tới.
Vũ Khúc độc tọa Hóa Kỵ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, đối cung là Tham Lang, tam phương hội hợp với “Liêm trinh Thiên tướng”, và “Tử vi Thiên phủ” mà Tử vi hóa Quyền và Thiên Phủ hóa Khoa. Ở cung Thìn thì bị Kình dương Đà la hội chiếu, ơ cung Tuất thì đồng độ với Đà la.
Thìn và Tuất là “Thiên la Địa võng”, Vũ Khúc Hóa Kỵ ở đây dễ biến thành suy nghĩ nông cạn. Thường hay nóng lòng muốn đột phá, nhưng khi xử lý sự vụ lại gây thêm phản ứng ngược, dẫn đến tình hình càng thêm rắc rối khó khăn và phiền thức. Tinh hệ này còn chủ về khi bị trắc trở thì lại thường có phải ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ, do đó dễ biến thành thất chí.
Thích lãng phí cũng là khuyết điểm của tinh hệ này. Thường thường tổn hao tiền vì bạn bè, mà thường không thấy được báo đáp.
Cũng chủ về hai lần kết hôn, nên kết hôn muôn, nhất là nữ mệnh.
“Vũ khúc Phá quân” đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi, mà Vũ Khúc Hóa Kỵ, ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, đối cung là Thiên Tướng, tam phương hội hợp với “Liêm trinh Thất sát” và “Tử vi Tham lang” mà Tử vi hóa Quyền.
Tổ hợp các sao cơ bản đã có tính chất đổ vỡ và trắc trở, nhất là khi hợp tác với người khác sẽ có kết cục xấu.
Vũ Khúc Hóa Kỵ ở cung Hợi, thì Kinh dương và Đà la sẽ giáp cung, thành cách “Kình Đà giáp Kỵ”, tình hình sẽ xấu hơn ở cung Tị. Ngoài việc không nên hợp tác với người khác, còn chủ về cuộc đời phần nhiều đều bị kinh tế áp lực, hễ có hành động thì liền bị kinh tế giới hạn, khiến không thể đạt được lý tưởng. Nếu có thêm Hỏa tinh Linh tinh đồng độ, thì đây là hiện tượng sụp đổ, thường thường việc sắp thành lại hỏng. Gặp Thiên nguyệt, Thiên hư, Âm sát, thì chủ về cơ thể suy nhược, bệnh hoạn.
Hễ Vũ Khúc Hóa Kỵ, thì Tử vi trong nhóm “Tử vi Tham lang” ắt sẽ hóa Quyền, vì vậy tình hình khó khăn kinh tế thường do ham muốn quyền lực gây ra, biểu hiện ở khuynh hướng “lực bất tòng tâm” và khuynh hướng lãng phí.
Vũ khúc Hóa Kỵ ở hai cung Tị hoặc Hợi, nam mệnh bất lợi về hôn nhân, chủ về vợ lộng quyền.
Tham Lang Hóa Kỵ – Can Quý
Ý nghĩa cơ bản của Tham Lang hóa thành sao Kỵ là “đoạt tình”. Vì vậy, nhẹ thì không như lý tưởng, nặng thì cảm thấy trắc trở về tâm lý. Nhưng thông thường không bị tổn thất về vật chất.
Tham Lang Hóa Kỵ mang lại bất lợi có tính chất khá ôn hòa, thường chỉ là tranh cãi ồn ào, hoặc tâm trạng không yên, tâm trạng không yên có lúc kéo dài, vì vậy mệnh tạo dễ đi tìm kiếm sự kích thích.
Tham Lang vốn đã có ý vị trang sức, trang hoàng, làm dáng, khi Tham Lang Hóa Kỵ sẽ làm mất đi phép lịch sự, hoặc có phần “đức” không tốt. Có lúc, cũng là trang sức, trang hoàng, làm dáng không được như lý tưởng, không tìm ra được cách sửa sang cho hợp sở ý, ví dụ như thích sửa sang cho đẹp chỗ ở nhưng khi trang trí, trang hoàng bố cục nội thất, thì việc lại rối tung rất khó thỏa mãn theo ý tưởng của chính mình.
Lúc “giao tế thù tạc”, ảnh hưởng của Tham Lang Hóa Kỵ mang lại sẽ là tốn tiền một cách vô ích, dùng tiền chi phối “quan hệ thù tạc” mà không được ai để mắt đến, không được bạn bè chú ý, cũng không được người ta gọi là hào sảng. Lúc có các sao đào hoa, hoặc các sao “khoa văn” đồng độ, Tham Lang Hóa Kỵ là biểu trưng cho biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thường biểu hiện bản thân trong giao tế, nhưng không xảy ra sự cố có tính chất đào hoa.
Tham Lang Hóa Kỵ cũng chủ về vất vả, có đặc tính “không có việc gì đáng mà cứ phải bôn ba bận rộn”, lòng ham muốn tạo dựng sự nghiệp cực nặng, thường không lo nghĩ quan tâm đến gia đình, còn ưa mở rộng kinh doanh nhiều phương diện, khiến càng vất vả khổ lụy, lúc thu hoạch kết quả thì lo lắng đến kết quả không được như ý tưởng ban đầu.
Tham Lang độc tọa Hóa Kỵ ở hai cung Tý hoặc Ngọ, có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, đối cung là Tử vi độc tọa, tam phương hội hợp với Phá Quân hóa Lộc và Thất Sát độc tọa.
Tham Lang Hóa Kỵ ở hai cung này lại chủ về “tài nghệ”, nhưng bất lợi về tình cảm. Nhất là nữ mệnh dễ bị người đã có gia đình theo đuổi, dù hôn nhân có sự cố thay đổi, nhưng vẫn có khuynh hướng “ngó đứt mà lòng còn tơ vương”, không thể dứt khoát được.
Trong 12 cung Tham Lang Hóa Kỵ ở cung Tý là tốt nhất, cung ngọ là kế đó, sự nghiệp và tiền bạc đều tốt, chỉ tại mệnh tạo luôn cảm thấy không được như lý tưởng mà thôi.
“Vũ khúc Tham lang” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, Tham Lang Hóa Kỵ ắt sẽ có Kình dương đồng độ, hoặc Kình dương Đà la hội chiếu, tam phương tương hội với “Liêm trinh Phá quân” mà Phá quân hóa Lộc, và “Tử vi Thất sát”.
Tham Lang Hóa Kỵ ở bản cung, chủ về sự nghiệp và tiền bạc không có gì đáng ngại, chỉ chủ về đời người khó đạt tới lý tưởng, nhưng thông minh tài trí vẫn được phát huy, phần nhiều phát huy trong nghề nghiệp. Tuy vẫn khó tránh rắc rối về tình cảm, nhưng rốt cuộc vẫn giải quyết được.
Tham Lang Hóa Kỵ độc tọa ở hai cung Dần hoặc Thân (ở cung Dần thì gặp Lộc tồn), đối cung là Liêm Trinh, tam phương tương hội với Phá Quân độc tọa hóa Lộc, và Thất Sát độc tọa.
Tham Lang Hóa Kỵ ở hai cung này, nếu có Hỏa tinh, Linh tinh đồng độ, cũng chủ về có tiền của bất ngờ. Nhưng nếu hội Kình dương và Đà la, cổ nhân cho rằng đây là điềm tượng “bị lưu đầy”, thời cổ đại khi “bị lưu đầy” còn bị săm đóng “dấu chữ” lên mặt, do đó ý vị mở rộng là “phá tướng” hoặc có thẹo, có lúc là giải phẫu thẩm mỹ. Nữ mệnh gặp tổ hợp tinh hệ này chủ về bị người có gia đình theo đuổi.
“Tử vi Tham lang” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu, Tham Lang Hóa Kỵ, tam phương tương hội với “Vũ khúc Phá quân” mà Phá Quân hóa Lộc, và “Liêm trinh Thất sát”.
Tinh hệ này “tam phương tứ chính” đều gặp Sát tinh.
Tham Lang Hóa Kỵ sẽ giảm bớt ý vị “Đào hoa phạm chủ”, mà chủ về làm tăng năng lực phát triển sự nghiệp. Khi gặp Hóa Kỵ chỉ là không được như ý tưởng, có lúc cũng chủ về sự nghiệp phát triển chậm.
Tinh hệ này còn có sắc thái “tham việc” do đó thường kiêm nhiều nghề, hoặc có ý thích cùng một lúc hai việc, nhưng trên thực tế chỉ làm tăng gian khổ trong đời người.
Nếu so sánh thì tinh hệ này ít có rắc rối về tình cảm.
Tham Lang độc tọa Hóa Kỵ ở hai cung Thìn hoặc Tuất (ở cung Thìn còn hội Lộc tồn), đối cung là Vũ Khúc, tam phương tương hội với Pha Quân độc tọa hóa Lộc, và Thất Sát độc tọa.
Tinh hệ này ở cung Thìn thì “Lộc trùng điệp” có thể thành Cách. Ngoại trừ cách “Hỏa Tham” và “Linh Tham”, có không chủ về phát lên một cách đột ngột, mà là điềm tượng dùng tài trí và kỹ năng của bản thân để tạo dựng sự nghiệp. Ở cung Tuất tuy không có “Lộc trùng điệp”, nhưng cũng có thể thành phúc cách. Nhưng bất kể ở cung nào cũng đều khó tránh vất vả. Về phương diện tình cảm, nhất là nữ mệnh, thường không lãng phí thời gian, tinh thần chỉ chuyên chú lo cho sự nghiệp mà thường làm lỡ mất lương duyên.
“Liêm trinh Tham lang” đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi (ở cung Hợi có Đà la đồng độ, ở cung Tị có Kình Đà hội chiếu), Tham Lang Hóa Kỵ, tam phương tương hội với “Tử vi Phá quân” mà Phá Quân hóa Lộc, và “Vũ khúc Thất sát”.
Tham Lang Hóa Kỵ ở tinh hệ này, do có Liêm Trinh đồng độ, nên thường biểu trưng cho đau khổ về tình cảm. Tinh hệ này còn là biểu hiện của nghệ thuật. Tổng hợp hai tính chất này sẽ thành nỗi thống khổ trong nghệ thuật, hoặc chủ về nghệ nhân gặp nhiều rắc rối về tình cảm.
Người có tinh hệ này thủ Mệnh, không thích hợp tự kinh doanh làm ăn, phần nhiều đều có tính xung động trong kinh doanh làm ăn, do đó thường gây ra trắc trở. Lúc đầu tư, thường thường có khuynh hướng mạo hiểm, dễ thành phá tán thất bại, cần phải chú ý phép “xu cát tị hung”.
Sao Hóa Kỵ ở Cung Quan Lộc
Sao Hóa Kỵ ở Cung Phu Thê
Sao Thái Âm Hóa Kỵ
Sao Hóa Kỵ Cung Tử Tức
Thay lời kết
Tóm lại, Sao Hóa Kỵ chủ về mùa đông, nơi tiết trời lạnh giá, vạn vật thu tàng, suy kiệt. Mùa đông, bề ngoài cây cối trơ trụi nhưng bên trong là sức sống mãnh liệt tàng ẩn để sẵn sàng đâm trồi nảy lộc khi xuân đến . Hóa Kỵ có thể coi là 1 quá trình thoát thai hoán cốt của vạn vật nên Hóa Kỵ cũng biểu hiện cho sự thông minh đầy gian trá, đầu óc quyền biến vô thường. Thủy chủ về trí nên thường xuyên xoay chuyển, đôi khi quá độ thành ra phản bội lại anh em …
Từ khóa » Hoá Kỵ Lộc Tồn
-
LỘC TỒN HÓA KỴ ĐỒNG CUNG - Tử Vi Cổ Học
-
Hai Sao Lộc Tồn Và Thiên Mã - Tử Vi Cổ Học
-
- Lộc Tồn
-
Sao Hoá Kỵ Và Những điều Bí Mật
-
Lộc Tồn Hoá Kị Gặp Thiên Không ?? - Lý Số Việt Nam
-
TÁC ĐỘNG CỦA HÓA KỊ VỚI CÁC CHỦ TINH
-
Lộc Tồn :: Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn Học Thuật Của Người Việt - Trang 16
-
Sao Hóa Kỵ – Ý Nghĩa Tại Mệnh Và Cung Khác
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Về HÓA KỴ. - Bửu Đình
-
Hoá Kỵ ở Cung Nào Thì Cung ấy Vưt đi - TuViLySo
-
Văn Khúc Hóa Kỵ - Vũ Khúc Tại Thìn Tuất - Indembassyhavana
-
【 Lộc Gặp Xung Phá Cách ]
-
Tác Động Của Sao Hóa Kỵ Tới Các Chủ Tinh