Ý Nghĩa Tên Gọi Quân đội Nhân Dân Việt Nam Qua Các Thời Kỳ Lịch Sử

{"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0ER3":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0E74":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0E71":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0E73":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0EN0":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0EN2":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0EN1":{"windowState":"normal","portletMode":"view"}} start portlet menu bar

Web Content Viewer

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Web Content Viewer
Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 5, TP.Cà Mau Điện thoại: (0290) 3667.888 – Fax: (0290) 3837.951 - Email: banbientap@camau.gov.vn Giấy phép số 25/GP-STTTT ngày 21/9/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau. Người chịu trách nhiệm chính: Huỳnh Văn Thái, Giám đốc, Phó Trưởng ban biên tập CTTĐT. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau. ® Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Cà Mau" hoặc "www.camau.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ Website này. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau

Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 5, tp. Cà Mau Điện thoại: (0290) 3667.888 Email: banbientap@camau.gov.vn

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH CÀ MAU Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. start portlet menu bar

Web Content Viewer

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Web Content Viewer
Lịch sử - Văn hóa

Ý nghĩa tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

19/12/2017 09:04:14 AM Màu chữ Cỡ chữ

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là tên của đội quân chủ lực của Mặt trận Việt Minh từ tháng 12-1944 đến tháng 5-1945. Đây là tổ chức quân sự được công nhận là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, 22-12-1944, sau này đã được chọn làm ngày thành lập của Quân đội nhân dân Việt Nam...

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) thành lập ngày 22-12-1944. Ảnh tư liệu.

1. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là tên của đội quân chủ lực của Mặt trận Việt Minh từ tháng 12-1944 đến tháng 5-1945. Đây là tổ chức quân sự được công nhận là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, 22-12-1944, sau này đã được chọn làm ngày thành lập của Quân đội nhân dân Việt Nam. Bối cảnh ra đời: Trước đòi hỏi của tình hình đấu tranh cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy đến lúc phải thành lập một lực lượng vũ trang chủ lực, nòng cốt lấy từ các cán bộ, đội viên du kích năng nổ. Bác và Ban thường vụ Trung ương Đảng chỉ định đồng chí Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm công việc thành lập lực lượng vũ trang tập trung. Trong “Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” của Bác Hồ, đã nói rõ ý nghĩa lịch sử, nhiệm vụ của đội quân chủ lực đầu tiên: “1. Tên: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền. Vì muốn có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính là tập trung lực lượng, cho nên, theo chỉ thị mới của Đoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực. Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân,cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt các đội vũ trang của địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên. 2. Đối với các đội vũ trang địa phương: Đưa cán bộ địa phương về huấn luyện, tung các các bộ đã huấn luyện đi các địa phương, trao đổi kinh nghiệm, liên lạc thông suốt, phối hợp tác chiến. 3. Về chiến thuật: Vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay đông, mai tây, lai vô ảnh, khứ vô tung. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Bắc chí Nam, khắp đất nước Việt Nam”. 2. Việt Nam Giải phóng quân là tên gọi của QĐND Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 11-1945. Việt Nam Giải phóng quân thành lập ngày 15-5-1945, tại Định Biên Thượng (Chợ Chu, Thái Nguyên) trên cơ sở thống nhất từ các đơn vị Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Cứu quốc quân cùng các tổ chức vũ trang cách mạng tập trung của cả nước, theo nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc Kỳ (tháng 4-1945) họp tại Hiệp Hòa (Bắc Giang). Bối cảnh lịch sử: Trong lúc cả nước ta sục sôi không khí cách mạng thì Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bước vào những ngày kết thúc. Ngày 7-5-1945, phát xít Đức - Ý đầu hàng Đồng minh. Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông, chủ lực của phát xít Nhật; sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Nhật chỉ còn tính từng giờ. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam được họp ở Tân Trào từ ngày 13 đến 15-8-1945 trong không khí hết sức khẩn trương. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Theo lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, của Tổng bộ Việt Minh và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước đứng dậy. 14 giờ ngày 16-8-1945, đơn vị chủ lực của Việt Nam giải phóng quân xuất phát từ Tân Trào tiến đánh thị xã Thái Nguyên. Mục tiêu tiến công của Giải phóng quân lúc này không còn là những đồn bốt, châu lỵ mà là những căn cứ chính của địch, các thị trấn, thị xã. Lời căn dặn của Bác Hồ: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đôt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Ngày 21-8-1945, quân Nhật đầu hàng. Tuyên Quang được giải phóng. Thắng lợi của cuộc đánh chiếm các tỉnh lỵ Thái Nguyên, Tuyên Quang là thắng lợi của Quân giải phóng đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng chính trị, dùng cả quân sự, chính trị và binh vận để tiến công địch. Chỉ trong vòng 12 ngày (từ 14 đến 25-8-1945), Tổng khởi nghĩa tháng Tám đã thắng lợi trong cả nước. Chính quyền cách mạng của nhân dân được thành lập từ Trung ương đến khắp các thôn xã. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. 3. Vệ quốc đoàn: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã lâm vào tình thế hiểm nghèo, thù trong, giặc ngoài. Ở phía Bắc, quân đội Tưởng Giới Thạch tiến vào giải giáp quân Nhật. Ở phía Nam, thực dân Anh mở đường cho thực dân Pháp tiến vào với âm mưu biến Việt Nam trở về thời kỳ thuộc địa. Lúc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta tiến hành sách lược mềm dẻo “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, để giữ vững nền độc lập non trẻ. Trước sức ép của quân Tưởng Giới Thạch, ta linh động đưa Đảng ta vào hoạt động bí mật, Đảng tuyên bố “tự giải tán”. Để đáp ứng yêu sách của quân Tưởng đòi giải tán quân đội chính quy, tháng 11-1945, Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn (còn gọi là Vệ quốc quân). Lúc này quân số quân đội ta khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Một số chi đội đã “Nam tiến” để giúp quân dân miền Nam chống lại thực dân Pháp đang tấn công xâm lược trở lại ở Nam Bộ. 4. Quân đội Quốc gia Việt Nam: Ngày 22-5-1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội ta lúc này tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội… Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, Chính phủ ta đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao gồm: dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Trong thời kỳ 1945-1950, có những người lính trong quân đội thực dân, đế quốc sang xâm lược Việt Nam, bị cảm hóa bởi cuộc kháng chiến vệ quốc chính nghĩa của quân dân ta đã tình nguyện gia nhập Quân đội ta, tham gia chiến đấu và công tác ở nhiều lĩnh vực như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền... Nhiều người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng Quân đội Quốc gia Việt Nam trong buổi ban đầu xây dựng lực lượng. 5. Quân đội nhân dân Việt Nam: Từ năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Tên gọi "Quân đội nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ".

Ảnh minh họa: qdnd.vn.

Cũng thời gian này, các đại đoàn (đơn vị tương đương sư đoàn) chủ lực quan trọng như các đại đoàn 308, 304, 312, 320, 316, 325, 351 lần lượt được thành lập, đến nay vẫn là những đơn vị chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ một đội quân chỉ vài trăm người khi tham gia Tổng khởi nghĩa, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát triển thành quân đội với các sư đoàn chủ lực mạnh, lập nên những chiến công lẫy lừng mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử ngày 7-5-1954, đập tan mưu toan thiết lập lại chế độ thuộc địa của thực dân Pháp. Tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam trở nên quen thuộc với nhân dân từ đó đến nay. Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Nhân dân Việt Nam đứng trước hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Nhiệm vụ của quân đội thời kỳ này là vừa xây dựng chính quy, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa vừa tham gia đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 15-2-1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất lực lượng vũ trang tại chỗ và lực lượng tăng viện từ miền Bắc. Trước sự can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang khác, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài và gian khổ, lập nên những kỳ tích mà tiêu biểu là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ ở miền Bắc mà đỉnh cao là chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12-1972; kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào ngày 30-4-1975, thống nhất đất nước, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước. Như vậy, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là một cái tên mới xuất hiện, nhưng là một bộ phận không tách rời của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thực tế lịch sử cho thấy, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh, vai trò lịch sử vẻ vang của mình. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam hợp nhất với Quân đội nhân dân Việt Nam, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có lực lượng thường trực gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng cơ động của các quân đoàn, quân chủng, binh chủng, bộ đội chủ lực của quân khu và bộ đội chuyên môn kỹ thuật. Bên cạnh các đơn vị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu còn có hệ thống hoàn chỉnh các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; các học viện, viện nghiên cứu, các trường đào tạo sĩ quan và trường nghiệp vụ các cấp. Thạc sĩ Mai Danh Thư – www.qdnd.vn (tổng hợp từ sách Bách khoa tri thức Quốc phòng toàn dân, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam và Cổng thông tin Điện tử Bộ Quốc phòng)

Chia sẻ Nhận xét In Lên trên

Các tin khác

  • Chiều cuối năm, nhớ về những trí thức, văn nghệ sỹ cùng tham gia cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, đạo diễn Lê Văn Duy-nguyên Giám đốc Hãng phim Nguyễn Ðình Chiểu, TPHCM bồi hồi xúc động.

    (06/02/2018)
  • Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 là sự đấu trí cao nhất về tư duy chỉ đạo “nghệ thuật quân sự” giữa Mỹ và Đảng ta ở chiến trường miền Nam Việt Nam.

    (05/02/2018)
  • Là một trong những thanh niên Việt Nam yêu nước được dự lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, Trung Quốc của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vào cuối năm 1927 và trở thành hội viên của tổ chức này, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã tích cực hoạt động và nhanh chóng trở thành một trong những người lãnh đạo của Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ. Tiếp đó, với vai trò tiền phong, Nguyễn Đức Cảnh đã nỗ lực góp sức mình vào sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng và Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành một cán bộ cốt cán, có nhiều cống hiến thời dựng Đảng.

    (02/02/2018)
  • Thành công vang dội của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 vừa qua đã khép lại một Năm APEC Việt Nam đầy sôi động. Là sự kiện đối ngoại quan trọng quy tụ toàn bộ các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương mà nước ta đăng cai tổ chức từ nay đến năm 2025, các kết quả của Năm APEC 2017 vừa khơi dậy niềm tự hào dân tộc khi nước ta có cơ hội lớn để đóng góp thiết thực cho tiến trình phát triển của APEC, vừa thể hiện sinh động vai trò, vị thế quốc tế mới của Việt Nam.

    (02/02/2018)
  • Năm 1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên ở Đà Nẵng, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược và thôn tính nước ta. Triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, yếu thế không đủ sức chống lại thực dân Pháp. Ngày 6/6/1884, triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Giáp Tuất (Hiệp ước Patơnốt) đầu hàng, dâng nước ta cho thực dân Pháp. Từ đó, thực dân Pháp áp đặt chế độ cai trị chuyên chế, hà khắc và tàn bạo cùng chế độ phong kiến suy tàn công khai cấu kết và làm tay sai cho giặc. Với chương trình khai thác thuộc địa trên quy mô lớn, nhân dân Việt Nam sống kiếp lầm than, phải gánh chịu ách bóc lột một cổ hai tròng. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bè lũ tay sai ngày càng gay gắt, khát vọng đấu tranh giành độc lập dân tộc ngày càng trở nên bức thiết. Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp liên tiếp diễn ra nhưng đều thất bại, cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

    (02/02/2018)
  • Trong lịch sử Việt Nam, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi khắc sâu như một bản anh hùng ca bất diệt của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đồng thời để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu có thể vận dụng, phát triển trong điều kiện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

    (01/02/2018)
  • “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mâu Thân 1968 là một kỳ tích của chiến tranh nhân dân đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta đã đi vào lịch sử mãi mãi là điểm sáng, để lại những bài học có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, vận dụng, phát huy vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”.

    (01/02/2018)
  • Xuân năm nay đánh dấu một sự kiện có ý nghĩa lịch sử - 50 năm nổ ra Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) tạo ra bước ngoặt lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhân dịp này đã có nhiều bài viết phân tích sâu sắc về diễn biến và ý nghĩa của những thắng lợi trên mặt trận chính trị và quân sự. Một khía cạnh không kém phần quan trọng là mũi tiến công thứ ba trên mặt trận ngoại giao.

    (01/02/2018)
  • Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 cách đây tròn 50 năm, đã đi vào lịch sử của Cách mạng Việt Nam. Nhưng cho đến bây giờ, nhiều nhà nghiên cứu quân sự, kể cả bộ máy chiến tranh của Mỹ vẫn cố tìm hiểu bằng cách gì mà ta triển khai lực lượng trên diện rộng toàn miền nam, bằng cách gì mà ta đồng loạt nổ súng tiến công ở tất cả các đô thị, tỉnh lỵ mà ta giữ được tuyệt đối bí mật?

    (31/01/2018)
  • Thành công vang dội của Tuần lễ cấp cao APEC 2017 vừa qua đã khép lại một Năm APEC Việt Nam đầy sôi động. Là sự kiện đối ngoại quan trọng quy tụ toàn bộ các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, các kết quả của Năm APEC 2017 vừa khơi dậy niềm tự hào dân tộc khi nước ta có cơ hội lớn để đóng góp thiết thực cho tiến trình phát triển của APEC, vừa thể hiện sinh động vai trò, vị thế quốc tế mới của Việt Nam.

    (31/01/2018)
  • Trang đầu ...78910111213141516... Trang cuối
start portlet menu bar

Web Content Viewer

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Web Content Viewer
start portlet menu bar

Tin vắn;tinvan

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Tin vắn

Tin vắn

  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức trực và báo cáo tình hình trong dịp tết Dương lịch 2025.
  • Chủ tich UBND tỉnh vừa ký Quyết định công nhận xã Khánh Bình Tây, Huyện Trần Văn Thời đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
  • Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các văn bản liên quan.
  • Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm ủng hộ phong trào “Tết vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin” xuân Ất Tỵ năm 2025.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
  • Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội được nghỉ tết Dương lịch 01 ngày (01/01/2025).
  • Treo cờ Tổ quốc tại trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình từ 06 giờ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 01/01/2025.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ số hóa, tạo lập dữ liệu đất đai.
start portlet menu bar

Web Content Viewer

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Web Content Viewer
    start portlet menu bar

Văn bản

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Văn bản
Văn Bản
  • Văn bản trung ương
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Văn bản quy phạm pháp luật
  • CSDL quốc gia về văn bản pháp luật
start portlet menu bar

Thông tin

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Thông tin
Thông tin
  • Đất đai
  • Ngân sách
  • Thi đua khen thưởng, xử phạt
  • Đấu thầu, mua sắm công
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Lấy ý kiến xây dựng Văn bản QPPL
  • Thông báo
  • phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm
  • Thông tin đối ngoại
  • Danh bạ điện thoại
  • Đường dây nóng
Complementary Content
  • ${title}${badge}
${loading}

Từ khóa » đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân Thành Lập