Ý Nghĩa Trong Phật Giáo Của Chữ Vạn Là Gì? Chữ Vạn Xuất Hiện ở đâu?
Có thể bạn quan tâm
Nếu tinh ý, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy biểu tượng này xuất hiện trên ngực của Chữ Vạn trong Phật giáo là một trong các biểu tượng nổi tiếng nhất trên thế giới. Đây không phải là chữ viết mà vốn là một phù hiệu, là biểu tượng cho sự may mắn. các Đức Phật A Di Đà. Vậy ý nghĩa chữ Vạn là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây các bạn nhé!
I. Chữ vạn là gì?
Chữ Vạn, còn được gọi là Swastika, là một biểu tượng thể hiện bằng chữ thập có 4 góc vuông hướng về phía bên phải và quay sang bên trái. Các đầu mút của chữ Vạn được viết theo chiều kim đồng hồ. Theo ngôn ngữ Phạn, chữ này mang ý nghĩa phúc lộc, an khang và thành công trong mọi việc.
Chữ Vạn, còn được gọi là Swastika, không chỉ là một biểu tượng mang lại may mắn, mà còn có nguồn gốc từ khoảng thời gian 16000 đến 14000 trước Công nguyên. Nó được tạo ra dựa trên sự quan sát về vũ trụ và mặt trời, biểu thị cho nguồn sống vô tận và biểu tượng cho sự vĩnh hằng. Trong Ấn Độ Giáo, chữ Vạn liên kết mật thiết với thần Vishnu và thường được thờ cúng cùng với thần Shiva và thần rắn Nagar.
Trong Phật giáo, chữ Vạn là một trong 32 dấu hiệu tốt lành của Đức Phật và được hiển thị trên ngực của Ngài. Nhiều tài liệu cũng cho biết Swastika là một trong 80 dấu hiệu tốt nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, biểu thị quyền năng vô hạn của Ngài. Khi chữ Vạn xuất hiện trên ngực của Đức Phật, nó biểu thị sự giác ngộ hoàn toàn, đặc trưng cho con đường ở trung tâm, không nằm ở hai phía và hướng về phía trước.
II. Chữ Vạn có ý nghĩa gì?
Mặc dù là một biểu tượng nổi tiếng nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của biểu tượng này. Thực tế là biểu tượng này có nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau và xuất hiện nhiều trong nhà Phật. Sau đây là thông tin cụ thể về ý nghĩa phù hiệu này trong Phật giáo và trong phong thủy. Theo dõi ngay để có cái nhìn tổng quát về biểu tượng nổi tiếng này các bạn nhé!
1. Ý nghĩa trong phong thủy
Biểu tượng này là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật, biểu thị những công đức của Đức Phật. Chữ Vạn xuất hiện ở chính giữa ngực của Đức Phật mang ý nghĩa giác ngộ vẹn toàn. Nhằm tượng trưng cho lý Trung Đạo và vượt ngoài đối đãi.
Theo từ điển của Phật Học Huệ Quang, biểu tượng này là cát tường hải vân hoặc cát tường hỷ toàn. Còn với chiều xoay bên phải và bên trái không đồng nhất, thì cũng được giải thích. Đó là dấu hiệu biểu thị điều tốt lành ở Ấn Độ ngày xưa. Ngoài Ấn Độ thì Hy Lạp,Ba Tư đều có phù hiệu này. Thông thường, phù hiệu này được xem là tượng trưng cho mặt trời, lửa, ánh chớp và nước chảy.
Trong Phật giáo, Kỳ na giáo, Bà La Môn giáo thời xưa đều sử dụng phù hiệu này thể hiện điều tốt lành, thanh tịnh, vẹn toàn. Chữ Vạn trong phong thủy mang một ý nghĩa tốt nên dần trở thành biểu tượng nổi bật của Phật giáo ngày nay.
2. Ý nghĩa chữ Vạn trong Phật giáo
Biểu tượng này là một trong ba mươi hai tướng tốt của Đức Phật và nằm ngay trước ngực của Phật. Dù vậy, một số kinh điển khác thì cho rằng là tướng tốt thứ 80 của Đức Phật Thích Ca. Biểu thị cho công đức vô lượng của Đức Phật. Sở dĩ phù hiệu này ở trước ngực của Phật là để nói lên ý nghĩa giác ngộ vẹn toàn của Phật. Ở chính giữa ngực được hiểu là biểu tượng tượng trưng cho lý Trung Đạo. Vượt ngoài đối đãi và không bị kẹt giữa hai bên.
Thực tế, hình ảnh chữ Vạn của Phật giáo sử dụng cả hai chiều quay trái ngược với nhau. Về hình thức, ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng khá giống nhau. Nhưng cụ thể hơn khi tìm hiểu về lịch sử của Swastika. Thì đó là một trong các ký hiệu cổ xưa nhất mà loài người đã sử dụng. Mang ý nghĩa biểu tượng cho một sự vật, một sự việc tốt lành. Swastika xuất hiện từ thời cổ đại, đó không chỉ là một biểu tượng trong Phật giáo. Mà đó còn là biểu tượng của rất nhiều nền văn hoá và các nền tôn giáo khác nhau.
3. Cách viết đúng nhất của chữ Vạn
Biểu tượng này như hai chữ S thẳng góc bắt chéo với nhau. Trông giống như các chong chóng món đồ chơi của trẻ em. Nếu để ý, bạn sẽ thấy có hai lối viết khác nhau theo hướng từ ngoài nhìn vào.
– Mẫu 1 (卐): Có chiều quay ngược với chiều kim đồng hồ. Đây cũng chính là chiều quay tự nhiên của những quả địa cầu quanh mặt trời.
– Mẫu 2 (卍): Có chiều quay cùng với chiều kim đồng hồ. Theo chiều tương sinh trong quy luật Ngũ Hành.
Theo nghiên cứu từ tiến sĩ Quang Đảo Đốc tại đại học Quốc Sĩ Quán Nhật Bản. Đây vốn không phải là văn tự hay chữ viết (word) mà chỉ là một ký hiệu (symbol). Ký hiệu này đã xuất hiện rất sớm, có thể đã có từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên. Cho đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên thì mới được dùng trong kinh Phật.
Trong quá trình tồn tại, biểu tượng này không được thống nhất cách viết. Có chỗ thì viết theo mẫu 1 cũng có chỗ viết theo mẫu 2. Có người cho rằng xoay hướng này thì đúng xoay hướng kia thì không phù hợp. Tuy nhiên, những nhà Phật học đã không thống nhất với nhau về chiều xoay khi viết chữ Vạn.
Tìm hiểu các kiến thức khác về văn hóa Phật giáo: Thờ 8 vị Phật theo tuổi ứng với 12 con giáp
III. Hình ảnh chữ Vạn thường xuất hiện ở đâu?
Chữ Vạn được tìm thấy chủ yếu trên những tượng Phật lớn nhỏ khắp châu Á. Nổi bật nhất là bức tượng Phật khổng lồ tại đảo Lantau Hồng Kông. Tượng có chất liệu bằng đồng, cao hơn 35m được hoàn thành vào năm 1993. Nhiều khi phù hiệu này cũng thấy ở trên tóc, lòng bàn tay hay lòng bàn chân trong những hình ảnh về đức Phật.
Trong thế chiến thứ II, phù hiệu này được nhìn thấy trên các tem thư. Đã gợi lại kí ức về những cuộc tàn sát đẫm máu của Hitler và người Do Thái. Chủ nghĩa phát xít đã làm cho biểu tượng tốt lành, may mắn và mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Cho đến ngày nay, biểu tượng này thường xuất hiện trên các tượng Phật A Di Đà. Đây cũng chính là yếu tố phân biệt tượng Phật A Di Đà và tượng Phật Thích Ca.
IV. Tại sao nên cho chữ Vạn quay tự do theo chiều quay của nó?
Chữ Vạn là một trong những biểu tượng của cân lý, và chúng ta đều biết rằng cân lý chỉ có một. Tuy nhiên, ý nghĩa của cân lý có thể khác nhau tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi người. Mỗi góc nhìn và nhận thức khác nhau về chữ Vạn sẽ mang đến một ý nghĩa và hiểu biết khác nhau về cân lý. Chỉ khi tổng hợp lại tất cả các hình thức và nhận thức này, chúng ta mới nhận ra rằng cân lý là sự biểu đạt toàn diện về mọi mặt.
Khi nói về ý nghĩa của chữ Vạn, cần hiểu rằng việc chữ Vạn quay theo một chiều khác không làm mất công đức của chiều đó. Công đức và phước đức của mỗi người chỉ bị mất khi chúng ta làm những điều sai trái và tạo ra những hành động không tốt, nhưng chúng không thể bị mất đi bởi bất cứ sự thay đổi nào. Vì vậy, chúng ta nên để chữ Vạn quay tự do theo chiều quay của nó mà không cần lo lắng về bất kỳ vấn đề gì. Điều quan trọng là chúng ta phải làm trọn nhiệm vụ của mình, tu tâm, nuôi dưỡng tính tốt, tích góp công đức và phước lành càng nhiều càng tốt.
Kết luận
Bài viết trên là những chia sẻ về chữ Vạn cũng như ý nghĩa của biểu tượng này. Hy vọng các thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Đồng thời giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về biểu tượng nổi tiếng này!
>> XEM THÊM: 8+ ý nghĩa của chữ nhẫn. Thời khắc nào cần nhẫn nhịn để đạt được thành công?
Từ khóa » Chữ Vạn Trong Phật Giáo Có Nghĩa Là Gì
-
Ý Nghĩa Chữ Vạn Trong Phong Thủy Và Những điều Cần Biết
-
Ý Nghĩa Chữ "Vạn" Trong Phật Giáo
-
Chữ Vạn Trong Phong Thủy Có ý Nghĩa Gì? - Đúc Đồng Quang Hà
-
Ý Nghĩa Chữ Vạn Trong Phật Giáo Và Cuộc Sống Thường Ngày
-
Ý Nghĩa Biểu Tượng Chữ Vạn Trong Phong Thủy - Viễn Chí Bảo
-
Ý Nghĩa Chữ Vạn Trong Phật Giáo Và Những Tranh Cãi Bất Tận Về ...
-
Chữ Vạn Trong Phật Giáo - Sống Đẹp
-
Chữ Vạn - Wikipedia
-
Ý Nghĩa Và Biểu Tượng Chữ Vạn | Phật Giáo Việt Nam
-
Sự Khác Biệt Giữa Chữ Vạn Phật Giáo Và Chữ Vạn Đức Quốc Xã
-
Bật Mí Những Thú Vị Về Chữ Vạn Trong Phong Thủy Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Top 10 Chữ Vạn Trong Phật Giáo
-
Chữ Vạn Có Nghĩa Là Gì?
-
ý Nghĩa Chữ Vạn