Ý Nghĩa Và Biểu Tượng Chữ Vạn | Phật Giáo Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Nhưng chúng tôi không bàn luận tính huyền thoại, truyền thuyết… Từ chữ Vạn trong tiếng Anh – Swastika, có nguồn gốc từ tiếng Sankrit là Svastika, hình chữ Thập có các cạnh đều nhau có nghĩa là khoẻ mạnh, hạnh phúc, các cạnh hoặc quay trái hoặc quay phải.
Người Thái khi chào hỏi họ dùng từ sawasdee, với nghĩa gốc là khỏe mạnh, hạnh phúc. Đây là biểu tượng được dùng rộng rãi trong Hindu giáo, Phật giáo và đạo Jain. Theo các bằng chứng khảo cổ học, nó thuộc thời đại Đồ Đá Mới (Neolithic Period), tuy nhiên vào năm 1920 dấu chữ này được Đức Quốc Xã chiếm dụng làm của riêng và kể từ đó motif trang trí này đã trở thành một đề tài tranh luận lý thú.
Các quốc gia Hindu giáo như Nepal, Ấn Độ thì dấu chữ Vạn (Swastika) thường được trang trí trước nhà hoặc các ngôi đền, trong các buổi lễ tôn giáo hoặc các lễ thông thường khác như đám cưới hoặc các Festival. Tuy nhiên chữ Vạn dùng trong Hindu giáo thường có dấu chấm ở các góc của nó.
Ở châu Âu, chữ có nguồn gốc lịch sử rất cổ xưa được tìm thấy trên các đồ tạo tác từ các nền văn hoá châu Âu trước Công nguyên. Một số hình Swastika ở trên mũ giáp của các chiến binh Hy Lạp khoảng niên đại 350-325 BC từ thời Taranto được tìm thấy ở Herculanum-Cabinet des Médailles, Paris.
Chữ Swastika có gốc Sankrit này đã được sử dụng trong tiếng Anh từ năm 1871, thay cho từ gammadion (có gốc từ tiếng Hy Lạp). Các biểu tượng giống hình Swastika cũng đã xuất hiện trong những đồ trang trí thời đồ đồng và đồ sắt (Bronze & Iron Age) ở miền Bắc Caucasus (văn hoá Koban), ở Azerbaijan cũng như ở Skythians.
Chữ Vạn (Swastika) xoay phải (right-facing) theo chiều kim đồng hồ hoặc xoay trái (left-facing) ngược chiều kim đồng hồ, thường được tìm thấy trong Hindu giáo và Phật giáo truyền thống. Người Ấn Độ có tín ngưỡng thường dùng biểu tượng này cả hai mặt để nói lên sự cân đối.
Người theo Phật giáo ở các quốc gia ngoài Ấn Độ thường dùng chữ Vạn ngược chiều kim đồng hồ (counter-lockwise) hơn là cùng chiều kim đồng hồ (lockwise), mặc dù cả hai cách viết đều thông dụng.
Trong Hindu giáo, hai biểu tượng này (quay trái hoặc phải) đều nói lên hai hình thức của đấng tạo hoá Brahma: Xoay theo chiều phải nói lên sự phát triển (evolution: sự triển nở ra của vũ trụ) (Pravritti), xoay chiều trái nói lên sự thu lại của vũ trụ (involution – Nivritta). Nó cũng còn chỉ bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và được dùng như biểu tượng của mặt trời của thần mặt trời Surya.
Trong sách Three Ways of Asian Wisdom (Ba con đường minh triết Á Châu) của tác giả Nancy Willson Ross, tác giả đã minh họa bằng hình ảnh về hình Swastika trong chương nghệ thuật của Phật giáo (The Art Of Buddhism) ký hiệu ảnh số 47 (hình ảnh Đức Phật thuyết pháp đầu tiên ở vườn Lộc Uyển được mô tả bằng một chiếc ngai nệm để trống (chú ý hình trên ngai để trống là một biểu tượng Mặt trời cổ xưa) từ Nagarjunakonda, thế kỷ thứ III sau Công nguyên.
Tương tự như vậy thời nhà Đường, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên cũng đã từng sáng tạo ra một chữ vạn đọc âm là “Nhật” ý tượng trưng cho mặt trời.
Như vậy biểu tượng này mang nhiều ý nghĩa liên quan về mặt trời xuất phát từ chủ trương “cư Nho mộ Thích”, các vua Nguyễn đã dùng bộ Nhật (日), có nghĩa là mặt trời để đặt tên cho các vua trước khi lên ngôi dựa vào “Kim sách” rồi mới làm lễ tấn tôn ngôi vị thiên tử.
Trong nghệ thuật Phật giáo, biểu tượng này được hiểu theo tiếng Nhật: manji, nghĩa đen từ tiếng Trung Hoa là sự bất tử (Eternality), nói về pháp Manji (Dharma), là sự hài hoà vũ trụ. Khi quay phía trái, nó tượng trưng cho Bi (lòng từ bi – compassion), khi quay phía phải, nó tượng trưng cho Trí (trí tuệ, sự minh triết – Wisdom) và Dũng (sức mạnh – Strength).
Những biểu tượng này thường được thấy khắc chạm trước ngực của các tượng Phật Gautama, dưới lòng bàn chân hoặc dưới gót chân của Đức Phật.
Vì liên tưởng trùng với chữ Vạn (Swastika) của chủ nghĩa Quốc xã (Nazism) cho nên dấu hình Manji sau nửa thế kỷ XX hầu như đã sử dụng hình quay theo mặt trái (left facing) để khỏi bị hiểu nhầm với dấu của chủ nghĩa Quốc xã.
Năm 1920, Hitler Hitle khi thành lập “Đảng công nhân Đức xã hội chủ nghĩa Quốc Gia”, y cũng đã thiết kế lá cờ cho đảng Quốc xã gồm hình Thập ngoặc màu đen nằm nghiêng in trên một mảng tròn màu trắng. Mảng tròn này là tâm của lá cờ màu đỏ, vốn là một kiểu trang trí trong nền văn hoá cổ thành Troia, do Heinrich Schliemann người Đức đào được ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1873.
Quốc huy của nước Ettoni và Phần Lan thời cận đại cũng có hình chữ thập ngoặc như thế. Hitler còn nhìn thấy hình này trong các huy hiệu một vài đảng phái chính trị ở Áo chống người Do Thái. Y cảm thấy rất thích thú và nói: “Màu đỏ tượng trưng cho ý nghĩa Xã hội của phong trào chúng ta, màu trắng tượng trưng cho chủ nghĩa dân tộc, còn tượng trưng cho sứ mệnh đấu tranh đi tới thắng lợi của người Arian”.
Sau đó y cho khâu hình chữ Thập ngoặc trên nền trắng tròn vào cánh tay áo của các đảng viên Quốc xã. Lá cờ có hình chữ Thập ngoặc về sau trở thành lá cờ chung cho nước Đức phát xít.
Chẳng rõ Hitle có ngụ ý gì trong việc hình chữ Thập ngoặc quay sang phải hay không, hay cũng chẳng bận tâm tới việc quay sang phải hay trái. Vả lại, cờ của Đức Quốc xã, chữ Vạn được in nghiêng.
Dưới thời Pháp thuộc, năm 1941, có một câu chuyện rất buồn cười về một viên công sứ Pháp, đi từ Phủ Doãn lên đàn Nam Giao, khi ngang qua chùa Từ Đàm Huế, thấy các hình trang trí chữ Vạn xung quanh tường rào được trang trí nằm trong không gian có thể trông từ hai phía, ông ta đã nổi giận và bắt vị Trụ trì chùa phải xây phông ở phía sau để chỉ được nhìn về phía mặt chữ Vạn của Phật giáo. Như vậy vấn đề tranh luận chữ Vạn quay phải hay quay trái đã xảy ra từ lâu.
Trong sách Phật học Quần Nghi (dịch giả Thích Minh Quang), Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm đã căn cứ từ nhiều kinh sách để nói về hình chữ Vạn. Căn cứ từ kinh Trường A Hàm, chữ Vạn là tướng đại nhân thứ 16 nằm trước ngực của Đức Phật.
Trong kinh Tát Giá Ni Kiền Tử Sở Thuyết, quyển 6 nói đó là tướng tốt thứ 80 của Đức Phật Thích Ca, Thập Địa Kinh Luận, quyển 12 nói: “Bồ Tát Thích Ca lúc chưa thành Phật trước ngực đã có tướng chữ vạn quay ngược ý chỉ công đức trang nghiêm Kim Cương”.
Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm, quyển 3, nói tóc của Đức Phật cũng có năm tướng chữ vạn. Sách Huệ Lâm Âm Nghĩa, Huệ Uyển Âm Nghĩa và kinh Hoa Nghiêm… và rất nhiều kinh sách khác đều có đề cập. Hoà thượng nói: “Trong Phật giáo, không luận là xoay sang hữu hay xoay sang tả, chữ Vạn luôn tượng trưng cho lòng từ bi và trí tuệ quang minh của Đức Phật. Xoay vòng tượng trưng cho Phật lực vận tác vô cùng, không ngừng, không nghỉ, cứu độ vô lượng chúng sinh trong mười phương. Cho nên không cần phải chấp chặt, thắc mắc hình chữ Vạn nên xoay qua phải hay qua trái”.
Vì không muốn có sự hiểu lầm giữa hình chữ Vạn của Phật giáo và hình chữ thập ngoặc của Hitle – Chủ nghĩa phát xít đã làm kinh hoàng nhân loại một thời, rất nhiều học giả, và các nhà tôn giáo học đã cố gắng đưa ra nhiều dữ liệu thông tin để làm sáng tỏ ý nghĩa cho biểu tượng này.
Trên đây là những tình tiết liên quan đến chữ Vạn (Swastika ) mà chúng ta thường thắc mắc về chiều quay và mặt quay của chữ ấy, nhất là những du khách Âu Tây khi tham quan các chùa ở nước ta.
Qua việc tìm kiếm dữ liệu, lược dịch, tóm tắt và ghi chép, chúng tôi đã cố gắng đưa thông tin và dữ liệu cho quý độc giả tham cứu hơn là bình luận. Có lẽ lượng thông tin, dữ liệu chưa thật phong phú, rất mong quý độc giả và quý thiện tri thức hoan hỷ, cảm thông bằng cách chỉ rõ và bổ sung cho những tri thức được hoàn mỹ hơn.
Từ khóa » Chữ Vạn Trong Phật Giáo Và Phát Xít
-
Chữ Vạn Trong Phật Giáo - .vn
-
Sự Khác Biệt Giữa Chữ Vạn Phật Giáo Và Chữ Vạn Đức Quốc Xã
-
Chữ Vạn - Wikipedia
-
Ý Nghĩa Chữ Vạn Trong Phong Thủy Và Những điều Cần Biết
-
Phù Hiệu Chữ Vạn "卍" đã Bị Đức Quốc Xã Hitler Lấy Cắp Như Thế Nào?
-
Tìm Hiểu Về Cờ Phát Xít Đức Và Chữ Thập Ngược Trên Lá Cờ
-
Ý Nghĩa Chữ Vạn Trong Phật Giáo - Pháp Thí Hội
-
Chữ Vạn Trong Phật Giáo Và Những Tranh Cãi Bất Tận Về Chiều Quay
-
Ý Nghĩa Chữ Vạn Trong Phật Giáo
-
Vấn đáp: Sự Khác Nhau Giữa Chữ Vạn Của Phật Giáo Và Phát Xít Đức
-
CHỮ VẠN Phật Giáo Khác Cao Đài Và Phát Xít Đức NTN? - YouTube
-
Chữ Vạn Của Phật Giáo Và Chữ Vạn Của Hitler - Facebook
-
Top 10 Chữ Vạn Trong Phật Giáo