Ý Nghĩa Và Mối Liên Hệ Giữa TỨ DÂN - TỨ QUÝ - TỨ LINH 2022

Post Views: 2.253

Rất nhiều người đặt câu hỏi đến Tượng Gỗ Hưng Thịnh về mối liên hệ giữa Tứ Dân – Tứ Quý – Tứ Linh và ý nghĩa của bộ tứ này là gì? Vì thế chúng tôi đã tìm hiểu và viết nên bài viết dưới đây, hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Mối liên hệ mật thiết giữa những bộ tứ trong tự nhiên được hình thành từ những quy luật chung của tự nhiên, mối liên hệ tương quan và sự bổ sung ý nghĩa cho nhau…

Trong dân gian những bộ tứ Tứ Dân – Tứ Quý – Tứ Linh gần như làm chủ mọi cách nghĩ và niềm tin của người xưa về trời đất và vạn vật. Mặc dù bốn bộ tứ này nói về bốn chủ đề khác nhau nhưng nó đều hướng về những quy luật chung nhất của trời đất, do đó mà chúng luôn liên hệ tiềm ẩn với nhau.

Ý nghĩa và Mối liên hệ giữa TỨ DÂN - TỨ QUÝ - TỨ LINH
Ý nghĩa và mối liên hệ giữa TỨ DÂN – TỨ QUÝ – TỨ LINH

Mục Lục Bài Viết

  • Ý nghĩa của Tứ Dân – Tứ Linh – Tứ Quý
    • Ý nghĩa tứ dân trong phong thuỷ
    • Ý nghĩa của Tứ quý trong phong thuỷ
    • Ý nghĩa của Tứ Linh trong phong thuỷ
  • I. Mối liên hệ Tứ Dân – Tứ Quý
    • 1. Mùa xuân
    • 2. Mùa Hạ
    • 3. Mùa Thu
    • 4. Mùa Đông
  • II. Mối liên hệ giữa Tứ Dân – Tứ Quý – Tứ Linh
    • 1. Mùa Xuân
    • 2. Mùa Hạ
    • 3. Mùa Thu
    • 4. Mùa Đông

Ý nghĩa của Tứ Dân – Tứ Linh – Tứ Quý

Ý nghĩa tứ dân trong phong thuỷ

Ý nghĩa ban đầu của Tứ dân là chỉ 4 ngành nghề chính của con người. Tứ dân là Ngư – Tiều – Canh – Mục dùng để nói đến ngư phủ (Người làm nghề đánh cá), tiều phu (Người làm nghề đốn củi), nông phu (Người làm ruộng) và mục phu (Người làm nghề gỗ) (1).

Đây là 4 nghề mà người xưa dùng để mưu sinh, khi khoa học phát triển và cuộc sống ngày càng nâng cao thì đây trở thành thú vui tao nhã của con người. Trong các bức tranh Tứ dân, ta đều cảm nhận được những nét thong dong, bình dị hoà mình cùng thiên nhiên và trời đất.

Đặc biệt, trong các bức tranh tứ dân không xuất hiện các chi tiết thể hiện quyền lực gây gò bó đối với con người. Các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật Tứ dân thường là những bức tranh thôn quê bình dị với những người dân chân chất, chim muông, cây cỏ,…Những tác phẩm này có thể là miêu tả Tứ dân riêng biệt hoặc hài hoà cùng Tứ linh và Tứ quý tạo nên bức tranh tổng thể hài hoà.

Ý nghĩa của Tứ quý trong phong thuỷ

Mối liên hệ giữa TỨ DÂN - TỨ QUÝ - TỨ LINH
Mối liên hệ giữa TỨ DÂN – TỨ QUÝ – TỨ LINH

Bộ tranh Tứ quý gồm 4 loại cây: Tùng – Cúc – Trúc – Mai đại diện cho 4 mùa trong năm. Trong quan niệm của người phương Đông thì bộ Tứ quý tượng trưng cho sự vững chắc, vĩnh cửu, may mắn,… Bộ tranh tứ quý này xuất phát từ biểu tượng 4 mùa nhưng Tứ quý trong phong thuỷ không dừng lại ở đó mà còn trở thành biểu tượng của người “quân tử” và sự may mắn, sung túc trong cuộc sống.

Người ta thường treo tranh tứ quý trong phòng khách để tạo không khí yên bình, thư thái cho ngôi nhà. Đồng thời, thông qua đó cũng thể hiện khát khao hạnh phúc, may mắn trong cuộc sống. Nhiều người treo bộ Tứ quý cạnh Tứ dân và Tứ linh tạo nên một bức tranh thiên nhiên hài hoà.

Ý nghĩa của Tứ Linh trong phong thuỷ

Người xưa quan niệm bộ Tứ linh gồm 4 con vật linh thiêng trong trời đất là Long – Lân – Quy – Phụng. Bộ Tứ linh vật này đã có từ xa xưa và thường được chạm khắc trong các đền thờ, cung điện của vua chúa cùng với các đề tài hoa lá, mây nước.

Trong đó, Long – Rồng là biểu tượng của công danh, tài lộc và quyền lực; Lân – cũng như rồng là một linh vật mà người dân “hình tượng hoá” nên và trở thành biểu tượng của lộc phúc, may mắn và thịnh vượng.

Quy – Rùa, về mặt sinh học thì rùa là loài vật có tuổi thọ rất cao, có thể nhịn ăn uống mà vẫn sống được trong thời gian dài nên Quy tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt; Phụng – Phượng hoàng, xưa có tích “Phượng hoàng lửa tái sinh” – Ý nói chim phượng hoàng trải qua cái nóng thêu đốt của lửa đỏ và sống lại trong một thân xác mới, đó là sức sống dẻo dai và bất tử, chim phụng còn tượng trưng cho sự quý phái và thái bình.

Ngày nay, tranh gỗ Tứ Linh, tượng gỗ Tứ Linh được nhiều người dùng trang trí trong nhà với ý nghĩa phong thuỷ là mong cầu hạnh phúc, tiền tài, công danh trong cuộc sống.

>>> XEM THÊM: 101+ Mẫu Tranh Tứ Quý Tứ Linh Gỗ đẹp nhất hiện nay

I. Mối liên hệ Tứ Dân – Tứ Quý

Trước hết là sự liên kết giữa Tứ Dân và Tứ Quý. Sở dĩ chia ra như vậy vì chủ đề trong Tứ Dân và Tứ Quý đều nhắc đến những sự vật thấy được và cảm nhận được trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

  • Tứ Dân bao gồm: Ngư – Tiều – Canh – Mục
  • Tứ Quý gồm: Tùng – Cúc – Trúc – Mai

Trong khi Tứ Quý nói về 4 loài cây tượng trưng cho 4 khí phách của người anh hùng thì Tứ Dân lại chỉ ra 4 thú vui tao nhã của con người. Giữa hai bộ Tứ này có một sự kết hợp chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Trong những tác phẩm Điêu Khắc kết hợp Tứ Dân phụ họa rất nhiều trong phần cảnh quan hoa lá tạo lớp nền cho Tứ Quý. Tứ Dân và Tứ Quý kết hợp tạo nên bức tranh thiên nhiên bốn mùa sinh động.

1. Mùa xuân

Theo Tứ Quý Hoa mai sau một thời gian đơm bông, ủ nụ trong sương giá sẽ nở vào mùa xuân. Lúc này thới tiết tuy còn lạnh nhưng đã có nắng do đó hoa mai 5 cánh mỏng manh có thể bung nở tươi tắn đón năm mới.

Dân gian có câu:

“Tháng riêng là tháng ăn chơi

Tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà”

Đây là những câu mà người xưa đã dùng để ám chỉ tới việc nghỉ ngơi và chuẩn bị cho một năm canh tác mới. Theo thông lệ mùa nông nghiệp diễn ra từ tháng 2 – 10 hàng năm, những tháng từ 11- 1 được dùng để dọn dẹp vườn tược và nghỉ ngơi trước mùa vụ mới. Do đó mùa xuân là khởi đầu cho sự canh tác nông nghiệp.

Từ những lí luận trên ta có tổ hợp: Mùa Xuân – Mai – Canh.

2. Mùa Hạ

Mùa Hạ là mùa của nắng và hanh khô, trong các loài cây Tứ Quý thì chỉ có Trúc là có khả năng chịu hạn và sinh trưởng tốt trong mùa này nhờ bộ rễ sâu và cơ chế hạn chế thoát nước của cây. Vậy trong tứ Dân thì điều gì đang kết hợp được với Mùa Hạ.

Vậy đã bao giờ bạn thấy hình ảnh những chú bé cưỡi trâu thổi sáo trong buổi chiều tà ửng đỏ ngang qua những bụi tre làng chưa? Chắc chắn đó không phải là một hình ảnh quá xa lạ mà thậm chí phải nói đó thực sự là hình ảnh đại diện của vùng quê Việt Nam. Và chính những chiếc sáo cũng phần nào nói lên được mối liên hệ này khi chúng được làm từ những thanh trúc được chọn lựa kỹ càng. Do vậy tổ hợp: Mùa Hạ – Trúc – Mục được coi là hợp lý.

3. Mùa Thu

Hoa Cúc đại diện cho mùa thu. Hoa Cúc là loại tuy có thể trồng và ra hoa quanh năm nhưng rực rỡ nhất vẫn là trong tiết thu mát mẻ.

Nguyễn Khuyến đã từng nhắc tới:

“Ao thu lặng lẽ nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo…”

Tuy hai câu thơ của Nguyễn Khuyến không đủ để có thể kết luận sự liên kết này nhưng nó cho thấy nhà thơ đã có một sự quan sát và nói lên thực tế rằng Mùa Thu cho ta cảm giác tĩnh lặng trong tâm hồn và việc câu cá cũng cần có một sự tĩnh như vậy, hay nói cách khác đó là câu cá để tìm được sự tĩnh cho mình.

Vậy nên tổ hợp: Thu – Cúc – Ngư là hợp lý

4. Mùa Đông

Cây Tùng là loại cây có sức sống mãnh liệt và xanh tốt quanh năm, biểu hiện của sự trường sinh và ý chí kiên cường. Trong đó hình ảnh nổi bật nhất của Tùng là trong mùa đông khi những cây khác nghiêng ngả vì lớp tuyết nặng trên tán thì hình ảnh cây tùng vẫn là hiên ngang đứng thẳng đội lớp tuyết dày.

Chính vì sự lạnh giá đó mà Mùa đông cần luôn có đủ củi lửa để sưởi ấm và gắn với hình ảnh người tiều phu đi lấy củi trên rừng. Tạo thành tổ hợp Mùa Đông – Tùng – Tiều hết sức uyển chuyển.

Tranh gỗ Tứ Linh (Long – Lân – Quy - Phụng)
Tứ Dân – Tứ Quý – Tứ Linh

II. Mối liên hệ giữa Tứ Dân – Tứ Quý – Tứ Linh

Đây là mối liên hệ giữa những sự vật hiện tượng trong cuộc sống với niềm tin và tín ngưỡng của con người.

Tứ Linh bao gồm: Long – Lân – Quy – Phụng.

1. Mùa Xuân

Rồng là loài vật đứng đầu trong Tứ Linh, là con vật của trời. Rồng xuất hiện ở đâu là báo trước điềm lành ở đó hơn nữa Rồng có khả năng làm mưa, đem nguồn nước tới phục vụ cho việc canh tác và trồng trọt do đó Rồng bổ trợ cho Canh.

Cùng với mối liên hệ bên trên ta có tổ hợp Xuân – Mai – Canh – Rồng

2. Mùa Hạ

Buổi chiều của những Mùa Hạ trời thường có những vệt mây màu đỏ kéo dài về phía chân trời tạo ra một màu sắc đỏ nhàn nhạt. Những vệt mây đó được ví von như màu lông trên cánh chi phượng, hình ảnh mặt trời xuống núi ý chỉ Phượng Hoàng về tổ. Vậy nên liên kết giữa Phượng Hoàng và mùa Hạ được chấp nhận tạo thành tổ hợp: Hạ – Trúc – Mục – Phụng.

3. Mùa Thu

Lễ hội nổi bật nhất của Mùa Thu là Rằm tháng tám khi mặt trăng sáng và tròn nhất trong năm. Trong đó hình thức múa Lân truyền thống đã có từ xa xưa theo truyền thuyết Phật Di Lặc hóa thân Thành Ông Địa xuống trị con vật tên Xien từ dưới biển lên chuyên đi tàn phá người dân. Nhưng sau này được thuần hóa trở thành một con vật hiền lành chỉ ăn cỏ và giúp đỡ người khác được gọi là Kỳ Lân. Do vậy hàng năm cứ tới dịp Trung Thu và đầu năm ông Địa lại cùng Kỳ Lân xuống múa chúc mừng. Đây là tổ hợp: Thu – Cúc – Ngư – Lân

4. Mùa Đông

Trong tứ Quý cuối cùng còn lại là Quy (Rùa) đây là loài vật duy nhất có thật trong Tứ Linh. Rùa là loài sống được ở nhiều môi trường khác nhau và tuổi thọ có thể lên tới hàng trăm năm. Do Đó biểu tượng Quy đại diện cho trường thọ, cùng ý nghĩa chung với Tùng. Do đó mối liên hệ cuối cùng đó là Đông – Tùng – Tiều – Quy.

Như vậy, Mối liên hệ giữa Tứ Dân – Tứ Quý – Tứ Linh cực kỳ mật thiết với nhau về mặt ý nghĩa lẫn hình thể. Đó là mối quan hệ giao hoà giữa con người – cây cỏ – loài vật. Treo bộ tứ này trong nhà không chỉ mang đến vẻ đẹp “Thế ngoại đào viên”, không gian thư thái và ấm áp mà còn mang ý nghĩa phong thuỷ đặc biệt.

Theo phong thuỷ, Tứ Dân – Tứ Quý – Tứ Linh mang đến những đều tốt đẹp, may mắn, phước lành và sự giàu sang, sung túc cho gia chủ. Đối với những người lãnh đạo, có chức quyền thì việc treo bộ Tứ này trong nhà, phòng làm việc sẽ mang đến sự thư thái trong tâm hồn, thể hiện quyền lực của gia chủ và hỗ trợ gia chủ nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Tứ Dân Gian Là Gì