Ý Nghĩa Và Tác Dụng Của Cây Thủy Trúc

Ý nghĩa và tác dụng của cây thủy trúc

Cây thủy trúc hay còn được gọi là cây Lác dù, cây Trúc Ngược, có tên khoa học là Cyperus involucratus, thuộc họ thực vật Cyperaceae (họ Cói), cây có nguồn gốc từ Madagasca, cây được trồng trong nước với tác dụng lọc và làm sạch môi trường nước, cây thường được trồng trong các hồ cảnh trang trí, hồ cá, trong bể cá trong nhà.

Gía tham khảo: 45.000đ

Đặc điểm hình thái của cây:

- Cây thuộc loại cây thủy sinh, cây bụi có rễ mọc chùm, bám sâu và chắc, cây sống tốt trong môi trường bùn lầy, cây có hình dáng độc đáo, chiều cao trung bình khoảng từ 50 - 60cm, có khi phát triển lên đến 1,5m

- Thân cây tròn, cứng cáp, mọc dài từ gốc lên, có màu xanh đậm, thân dài nhỏ, nhưng lại hơi yếu, khi gặp gió mạnh có thể bị gãy.

- Lá thủy trúc mọc ở trên đầu của thân, ngoài ra lá không mọc chỗ nào khác, tán lá xòe ra rất rộng và dài, rũ xuống giống cái dù trông rất đẹp. Cây có lá mỏng, gân chính nổi rõ, màu xanh và có lông nhỏ.

- Hoa của cây có cuống chung dài, thẳng, tập trung ở giữa xếp tỏa đều ra xung quanh. Lúc cây mới ra hoa sẽ cho hoa màu trắng, khi về già lại chuyển dần sang nâu đậm rồi tàn.

- Rễ cây thuộc dạng rễ chùm nên bám rất chắc và khỏe, rễ ăn sâu trong môi trường bùn nước.

- Cây thủy trúc có thể phát triển rất nhanh, sống tốt trong mọi điều kiện cũng như nhiệt độ môi trường.

Kỹ thuật trồng cây thủy trúc:

- Trồng trong sân vườn: ngay từ khi mới trồng phải cung cấp một lượng đất thịt màu mỡ, thân cây mềm hay ngã cho nên khi mới trồng cần dùng cây đỡ, để khỏi ngã trước gió, nếu trồng cạnh những cây lá màu khác thì khỏi cần chống đỡ, để chúng tự tựa vào nhau. Thường xuyên phải tưới nước cho cây, ngày có thể tưới 1 - 2 lần.

- Trồng trong chậu: yêu cầu phải chọn chậu thích hợp để đủ lượng đất cho cây phát triển, ngoài ra phải chọn loại cây trưởng thành có thân cứng cáp đã phát triển ổn định ngoài đất, tưới nước ngày 1 lần, 1 tuần cho hứng nắng khoảng 2 - 3 tiếng.

- Trồng trong nước: trồng trong môi trường nước sẽ dễ dàng hơn nhiều, mà cây còn phát triển mạnh và tốt hơn nữa. Tuy nhiên, khi trồng dưới nước thì phải cố định gốc cây cho nước không bào mòn gốc lúc chưa ổn định, có thể dùng đá cố định cây, mực nước ngập vừa đủ không được cao quá, chỉ ngập chừng nửa thân là được. Kiểm tra kỹ lá thường xuyên bị úa phải được cắt bỏ ngay để tránh tình trạng lá bị rơi xuống nước làm ô nhiễm.

Phương pháp nhân giống phù hợp nhất là tách bụi, cây sẽ phát triển rất nhanh và ổn định.

Hoặc có thể cắt một đoạn ở đỉnh thân nơi lá mọc để ươm thành cây con, lưu ý khi giâm phải cắt bỏ bớt tán lá, chừa lại tầm 2 - 3cm sát thân là được.

Ý nghĩa và công dụng của cây thủy trúc:

- Vì là cây thủy sinh nên nó có khả năng lọc môi trường nước bẩn, làm nước sạch và trong hơn.

- Cây cũng có thể làm cây trang trí trồng đồi cảnh, khóm hoa, hay quanh bờ rào, ngoài ra nó thường được thấy trồng ở những nơi ven hồ, xen kẽ trong những tản đá.

- Hoặc cũng có thể trồng trong chậu thủy tinh trang trí ở bàn làm việc, phòng tiếp khách, nhìn thấy thẩm mỹ cao.

- Với vóc dáng thanh mảnh, lá xòe độc đáo, đều đặn như một bông hoa rất đẹp, cây mang lại sự tươi mới, thú vị và xanh mát cho không gian trang trí.

- Ngoài ra cây còn có tác dụng trừ tà, trồng cây trước và sau nhà sẽ mang đến sự may mắn và tốt lành cho gia chủ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Hotline: 0974.222.759 (Ms. Phương)

Email: canhquanphuongtrung@gmail.com

Địa chỉ: C22/5, đường 449, phường Tăng Nhơn Phú A, Q9, TPHCM

  LIÊN HỆ TƯ VẤN 093 630 3179 - 093 630 3179 - 093 630 3179 canhquanphuongtrung@gmail.com

Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại

Chia sẻ: Sản phẩm khác
  • Cây kim ngân lượng (28.11.2020)
  • Cây lưỡi hổ bạc (28.11.2020)
  • Cây bao thanh thiên (28.11.2020)
  • Cây oai hùng (28.11.2020)
  • Cây cau nhật (06.11.2020)
  • Cây Phát Tài Khúc (23.10.2018)
  • Cây kim ngân (23.10.2018)
  • Cây Kim tiền (23.10.2018)
  • Trầu bà thanh xuân (23.10.2018)
  • Cây xương rồng (22.10.2018)
  • First
  • 1
  • 2
  • End

Từ khóa » Cây Lác Dù