Ý Nghĩa Về Chủ Quyền, Quyền Chủ Quyền Và Quyền Tài Phán đối Với ...
Có thể bạn quan tâm
Vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được ghi nhận trong Luật Biển Việt Nam có ý nghĩa gì?
Một góc đảo Hòn Khoai. Ảnh: Ngọc Thu. |
Thứ nhất, trong các nội dung của Luật Biển Việt Nam, nội dung quy định phạm vi các vùng biển Việt Nam thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, việc nhấn mạnh và quy định chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với các quần đảo như Hoàng Sa và Trường Sa là những nội dung rất quan trọng của Luật Biển Việt Nam mà cả trong nước và quốc tế đều hết sức quan tâm. Hai nội dung đó trong Luật Biển Việt Nam thể hiện khá đầy đủ, cho biết phạm vi vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa được xác định như thế nào và quy chế pháp lý của các vùng biển đó cụ thể ra sao.
Thứ hai, Luật Biển Việt Nam đã quy định rõ nguyên tắc giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc phân định ranh giới các vùng biển chồng lấn trong Biển Đông. Dựa theo nguyên tắc đó, đã từng đàm phán thành công với một số quốc gia ven biển có liên quan, chẳng hạn việc đàm phán và ký kết với Trung Quốc về phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ - một hiệp ước điển hình cho quá trình áp dụng Công ước, điển hình cho giải quyết các vùng chồng lấn. Chúng ta duy trì hình thức đó để đàm phán giải quyết các vùng chồng lấn bằng đàm phán hòa bình, để đi tới giải pháp công bằng mà mỗi bên có thể chấp nhận và nhất thiết dựa trên Công ước.
Các bên muốn giải quyết vấn đề thì rõ ràng không thể dựa vào yếu tố khác ngoài Công ước. Bất kỳ một ai trong đàm phán đưa ra tiêu chuẩn khác với Công ước sẽ dẫn tới sự phức tạp kéo dài và tranh chấp dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Chúng ta phải nhắc lại điều đó một cách dứt khoát, nếu giải quyết tranh chấp trên biển – một tranh chấp quan trọng là xác định vùng chồng lấn là phải dựa trên Công ước.
Ngoài ra, còn có các tranh chấp khác về đánh cá, thăm dò, khai thác, bảo vệ môi trường tài nguyên trên các vùng biển do các hoạt động qua lại của tàu thuyền thì các bên phải ngồi với nhau, hoặc đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế mà Công ước đã quy định. Giải quyết tranh chấp bằng cơ chế tài phán là một biện pháp hòa bình, văn minh, có tính văn hóa.
Nếu xảy ra tranh chấp mà các bên không thể tự giải quyết được thì phải nhờ đến các cơ quan tài phán quốc tế để xem xét xử lý đúng sai. Nếu có ai đó không muốn đưa tranh chấp ra cơ quan tài phán khi không thể giải quyết được thông qua đàm phán song phương hoặc đa phương thì rõ ràng họ muốn đi vào ngõ cụt và gây ra những xung đột không cần thiết. Luật Biển Việt Nam đã khẳng định lập trường nhất quán đó của Việt Nam. Điều đó nói lên thiện chí và quyết tâm của Nhà nước Việt Nam trong việc xử lý mọi tranh chấp trên biển.
Thứ ba, Luật Biển Việt Nam đề cập chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mặc dù Công ước không nói đến giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, điều quan trọng và rất phù hợp với Công ước này là trong Luật Biển Việt Nam có nói đến các đảo, quần đảo và hiệu lực của các đảo và quần đảo trong xác định các phạm vi các vùng biển của chúng; trong đó, có nội dung đã được khẳng định là với những đảo nhỏ, không thích hợp với môi trường sinh sống của con người và không có đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa riêng. Điều đó có nghĩa là chúng ta phản đối những nước đưa ra bất kỳ quy định nào trái với Công ước và đi ngược lại các quy định chung quốc tế nhằm hợp thức hóa yêu sách biên giới biển đầy tham vọng của họ trên Biển Đông.
Luật Biển Việt Nam đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam. Đồng thời, chúng ta nhắc lại lập trường nhất quán của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo này thông qua biện pháp hòa bình theo nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế.
Nguyên tắc chiếm hữu thực sự là nguyên tắc cơ bản được áp dụng để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Việt Nam là nước đầu tiên trong lịch sử chiếm hữu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi các đảo đó còn là vô chủ. Việc thực hiện chủ quyền là rõ ràng, liên tục, hòa bình, đó là nguyên tắc được quốc tế thừa nhận áp dụng rộng rãi trong giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.
Chúng ta rất sẵn sàng đàm phán. Các nhà nước Việt Nam trước đây đã nêu lên và hiện nay chúng ta cũng sẵn sàng làm. Trong Luật Biển Việt Nam đã khẳng định rằng Việt Nam sẵn sàng cùng các bên liên quan đàm phán giải quyết mọi tranh chấp trên cơ sở Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 và luật pháp quốc tế. Đó là thiện chí của Việt Nam. Trong thực tế, Việt Nam đã triển khai thành công thiện chí đó, bởi vì các bên đều tôn trọng sự thật khách quan, có thiện chí và cầu thị khi tiến hành đàm phán.
Từ khóa » Chủ Quyền Lãnh Thổ
-
Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Và Quyền Tài Phán Của Quốc Gia Ven ...
-
Chủ Quyền Quốc Gia Là Gì? Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì?
-
Chủ Quyền Lãnh Thổ Là Thiêng Liêng, Bất Khả Xâm Phạm
-
Toàn Dân Tham Gia Bảo Vệ Chủ Quyền, Lãnh Thổ Biên Giới Quốc Gia ...
-
Chủ Quyền Lãnh Thổ - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Tuyên Bố Của Chính Phủ Việt Nam Về Chủ Quyền Biên Giới Quốc Gia
-
[PDF] Phê Duyệt - Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Đại Học Huế
-
Chủ Tịch Nước: 'Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Là Bất Khả Xâm Phạm'
-
Kiên Quyết Phản đối Đài Loan Xâm Phạm Nghiêm Trọng Chủ Quyền ...
-
Album Bảo Vệ Vững Chắc Chủ Quyền Lãnh Thổ - Báo Long An Online
-
Chủ Quyền Lãnh Thổ Là Bất Khả Xâm Phạm - Hànộimới
-
Lan Tỏa ý Thức, Trách Nhiệm Về độc Lập, Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia