Y Sĩ Là Gì? Làm Thế Nào để Trở Thành Y Sĩ Và được Tín Nhiệm

1. Y sĩ là gì?

Mỗi khi các bạn đến các cơ sở khám chữa bệnh hay chỉ là phòng khám đa khoa gần nhà thì ắt hẳn cũng đã từng bắt gặp Y sĩ, bởi đây là một ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực Y khoa, không có một nơi cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh nào có thể phủ nhận được vai trò của người Y sĩ. Họ không chỉ giúp cho văn phòng bác sĩ hay cơ sở y khoa luôn bận rộn trở nên trật tự, nề nếp mà còn là người trực tiếp giúp cho khối lượng công việc của các bác sỹ được giảm thiểu. Bởi ngoài nghiệp vụ chuyên môn thì Y sĩ còn có trách nhiệm thực hiện một vài nhiệm vụ hành chính văn phòng y tế; có thể là trả lời điện thoại, cập nhật thông tin bệnh nhân, đặt lịch hẹn với bệnh nhân, làm việc và xử lý các tình huống liên quan đến nghiệp vụ.

Y sĩ là gì?
Y sĩ là gì?

Theo các yêu cầu và xu hướng hiện nay về ngành nghề, người làm nghề Y sĩ được chia thành 2 cấp độ là:

- Y sĩ chưa được cấp phép hành nghề: Đối với nhóm Y sĩ này thì bắt buộc phải làm việc dưới sự phân công cũng như giám sát của bác sĩ, y táđiều dưỡng. Nhiệm vụ chính của họ cũng sẽ chỉ dừng lại ở cấp độ đơn giản không liên quan nhiều đến nghiệp vụ như công việc hành chính.

- Y sĩ đã đăng ký hành nghề: Đối với nhóm Y sĩ này thì sẽ có nhiệm vụ chuyên nghiệp hơn, thiên về chuyên môn lâm sàng nhiều hơn, ngoài ra cũng có một số trường hợp Y sĩ được phép thực hiện các xét nghiệm chuẩn đoán điện tâm đồ cho bệnh nhân.

2. Điểm khác giữa y sĩ và điều dưỡng là gì?

Có một sự thật, đó là nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn giữa điều dưỡng với Y sĩ, bởi chưa hiểu bản chất của Y sĩ là gì? Điều dưỡng là gì? Mặc dù hai công việc này cùng có nhiệm vụ cũng như mục tiêu chính là chăm sóc và hỗ trợ điều trị bệnh nhân, đôi khi cũng phối hợp cùng nhau để đưa ra được những phương pháp chữa trị cho bệnh nhân được hiệu quả và nhanh chóng. Nhưng bản chất đây là hai vị trí hoàn toàn khác nhau trong bộ máy Y khoa.

Điểm khác giữa Y sĩ và Điều dưỡng
Điểm khác giữa Y sĩ và Điều dưỡng

Nếu các bạn đã đọc và hiểu được định nghĩa về Y sĩ thì cũng biết vị trí này sẽ thường thiên về bệnh học, bệnh lý của bệnh nhân để từ đó đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Nhưng đối với điều dưỡng thì khác, họ lại thiên về chăm sóc cũng như phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân cả về tinh thần lẫn thể chất. Ngoài ra, các Y sĩ cũng có thể đưa ra quyết định xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu còn đối với điều dưỡng viên thì họ chỉ trong vai trò hỗ trợ, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.

Xem thêm:  Khám sức khỏe thẻ xanh là gì? Giải đáp những thắc mắc về vấn đề này

3. Thông tin cập nhật mới nhất về ngành Y sĩ

3.1. Công việc của nghề Y sĩ

Trong tôi hình ảnh của những cô Y sĩ là những cô gái có nụ cười thật tươi và ấm áp, họ chỉ dẫn cho người bệnh một cách tận tình. Nhưng biết đâu, đằng sau nụ cười là biết bao sự khó khăn, công việc hằng ngày của họ không hề đơn giản. Họ không chỉ có nhiệm vụ thực hiện việc hành chính mà còn phải chịu trách nhiệm nhiều vấn đề khác nữa. Cụ thể như:

- Công việc văn phòng: Sau khi tốt nghiệp ngành Y sĩ các bạn sinh viên đều đã được trang bị cho bản thân nghiệp vụ văn phòng chuyên nghiệp, thực hiện một số nhiệm vụ như: Nghe điện thoại, lên lịch hẹn cho bác sĩ với bệnh nhân, sắp xếp văn bản và tiếp đón khi nhìn thấy bệnh nhân. Làm báo cáo y khoa theo định kỳ hoặc khi được yêu cầu.

- Công việc Lâm sàng: Đối với những Y sĩ đã có chứng nhận hành nghề thì sẽ được đóng vai trò là trợ lý bác sĩ và điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ lâm sàng. Đó là: Đo các chỉ số sinh tồn, giải thích quy trình điều trị cho bệnh nhân hiểu, đo điện tâm đồ và hướng dẫn phát thuốc kê đơn.

- Công việc Bệnh viện: Đây là công việc sẽ bao gồm cả nhiệm vụ lâm sàng cùng với một số nhiệm vụ chuyên môn khác. Đối với công việc này thì Y sĩ đóng vài trò như một kỹ thuật viên chăm sóc bệnh nhân, và công việc không có sự phân biệt ngày hay đêm. Vì có thể được yêu cầu làm đêm hoặc cuối tuần theo nhu cầu của bác sĩ hoặc nơi làm việc. Công việc cụ thể như: vệ sinh cá nhân, giúp bệnh nhân vào phòng tắm, di chuyển bệnh nhân theo yêu cầu của bác sĩ.

- Công việc chuyên môn: Đối với công việc này thì các y sĩ sẽ có nhiệm vụ riêng đặc trưng cho từng chuyên môn, đặc biệt là nhãn khoa, nhi khoa và sản khoa. Ví dụ với Y sĩ khoa mắt thì sẽ thực hiện nghiệp vụ chuyên môn là thực hiện các bài kiểm tra mắt chuẩn đoán và hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình chuẩn đoán, phụ giúp bác sĩ nhãn khoa (optometristtrong quá trình làm việc. Còn Y sĩ sản khoa sẽ hỗ trợ các xét nghiệm, sau đó sẽ tổng hợp các kết quả xét nghiệm chuẩn đoán.

Công việc của nghề Y sĩ
Công việc của nghề Y sĩ

Như vậy, Y sĩ là gì? - Là một ngành nghề cao quý nhưng cũng không hề đơn giản đúng không các bạn?

Xem ngay: Tìm việc làm Y sĩ nhanh chóng, lương cao

3.2. Lợi ích mà ngành Y sĩ mang lại

Nếu các bạn đang đứng trước ngã ba con đường sự nghiệp và chưa định hướng được nên chọn nghề này hay không thì sau khi các bạn tham khảo những nội dung được chia sẻ ngay dưới đây sẽ tìm ra được câu trả lời chính xác nhất cho chính mình.

- Cơ hội việc làm: Có lẽ phần nội dung này tôi cũng không cần phải nhắc đến nhiều nữa, vì nhu cầu thực tế về việc duy trì, chăm sóc hay điều trị sức khỏe cộng đồng là vô cùng cần thiết. Ngoài ra các bệnh viện tư nhân, văn phòng khám chữa bệnh hay những cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng mọc lên như nấm sau mưa. Và chắc chắn rằng không chỉ hiện tại mà trong tương lai đây là ngành mang lại nhiều cơ hội việc làm cho nguồn nhân lực, lúc này các bạn chỉ cần phấn đấu học tập thật tốt nghiệp vụ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng để nâng cao chỉ số năng lực của bản thân.

- Thu nhập ổn định: Từ trước đến nay, mọi ngành nghề thuộc lĩnh vực y tế luôn thuộc TOP ngành nghề ổn định, và đương nhiên nghề Y sĩ cũng không ngoại lệ.

- Thăng tiến: Như ở trên tôi cũng đã nhắc đây là vị trí có nhiều cơ hội thăng tiến nếu sở hữu năng lực làm việc thực tế, có thể trở thành quản lý văn phòng; có thể học thêm chuyên sâu hơn nữa để trở thành điều dưỡng, điều dưỡng trưởng,... thậm chí cũng có thể liên thông lên thành Bác sĩ.

Xem ngay: Danh sách việc làm y sĩ đa khoa

3.3. Để trở thành Y sĩ cần làm gì?

Điều đầu tiên trước khi bạn muốn trở thành một nhà Y sĩ được tín nhiệm thì bạn sẽ phải vượt qua được chương trình đào tạo ngành Y sĩ tại các cơ sở trường học được công nhận dạy về y khoa. Ví dụ như: Trường Trung cấp Y dược Tôn Thất Tùng, Trung cấp bách khoa Sài Gòn.... Và chứng chỉ hành nghề cũng là một trong những điều kiện mà bạn không thể thiếu nếu muốn có bước tiến thành công trên con đường sự nghiệp, dù là làm ở tư nhân hay Nhà nước. Bởi đó cũng là điều kiện cần có nếu bạn muốn được liên thông thành bác sĩ. Ngoài ra khi bạn sở hữu chứng nhận chứng chỉ hành nghề tức là bạn đã có đủ thẩm quyền về việc hành nghề, được đảm nhận vai trò chuyên môn và có thể được hành nghề tư nhân. Tức là các bạn sẽ được mở phòng chẩn trị Y học cổ truyền, Cơ sở dịch vụ tiêm (chích), Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà với Y sĩ đa khoa....

3.4. Điều kiện Liên thông từ Trung cấp Y sĩ đa khoa lên Bác sĩ đa khoa là gì?

Có lẽ đây là câu hỏi của không ít bạn, băn khoăn về lộ trình thăng tiến trong sự nghiệp có thực sự được tạo điều kiện hay không? Tôi cũng xin phép được trả lời là có. Bởi hiện nay Chính phủ cũng đang hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn sinh viên nói chung và Y sĩ nói riêng có động lực để phát triển sự nghiệp hơn nữa.

Minh chứng là, theo nội dung đã được Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 5 năm 2024 tại Quyết định 18/2024/QĐ-TTg về vấn đề liên quan đến điều kiện liên thông giữa trình độ Trung cấp, Cao đẳng với trình độ Đại học chính quy. Do vậy mà điều kiện để các bạn được sự tuyển liên thông lên thành Bác sỹ đa khoa sẽ cần phải:

Là người tốt nghiệp hệ Trung cấp, Cao đẳng, sẽ được chọn theo học thêm các chương trình đào tạo với trình độ Đại học, hoặc là chuyên ngành phù hợp hoặc là theo chuyên ngành khác nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn đã quy định để được tham gia vào chương trình đào tạo ngành đó. Hình thức tuyển sinh hệ liên thông sẽ tùy thuộc vào quy định hiện hành, có thể là thi tuyển hoặc xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển Như vậy, câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên là các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ đa khoa, đều có thể tham gia học thêm các chương trình đào tạo chuyên sâu hơn với trình độ Đại học để đến gần hơn với lộ trình trở thành Bác sĩ trong tương lai gần.

Xem thêm: Registered nurse là gì? Thuật ngữ này dùng cho ngành nào

4. Yếu tố để trở thành Y sĩ được nhiều người tín nhiệm

Yếu tố để trở thành Y sĩ được nhiều người tín nhiệm
Yếu tố để trở thành Y sĩ được nhiều người tín nhiệm

Mặc dù cơ hội việc làm ngành nghề này thì có thể thấy là tiềm năng cho các bạn lựa chọn nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện đúng vai trò cũng như trách nhiệm của một Y sĩ. Chính vì vậy mà các văn phòng y khoa, cơ sở khám chữa bệnh... cũng có những yêu cầu khá cao đối với vị trí này. Nếu các bạn tham khảo các thông tin tuyển dụng thì cũng thấy rõ được điều đó, ngoài việc tiêu chuẩn về nghiệp vụ chuyên môn thì các bạn cũng phải đáp ứng được những đòi hỏi về kỹ năng làm việc. Dưới đây là một vài kỹ năng cơ bản cần có nếu muốn thành công với con đường Y sĩ là gì nhé!

- Kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân của Y sĩ

Biết cách tương tác và xây dựng niềm tin với bệnh nhân, cũng là một trong nhiệm vụ chính của Y sĩ. Có lẽ mặt trái của nghề Y sĩ cũng không thể phủ nhận, gần đây đã xuất hiện nhiều bài báo đề cập đến vấn đề việc y sĩ và điều dưỡng không thể giao tiếp đúng cách với bệnh nhân, đặc biệt là với bệnh nhân cao tuổi, khiến họ cảm thấy thiếu sự tôn trọng. Tuy đó chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh nhưng nhà tuyển dụng cũng rất quan tâm đến kỹ năng này.

- Kỹ năng giải phẫu của Y sĩ

Là người cần phải hiểu rõ cơ thể con người, bởi nhiệm vụ chính của Y sĩ là kiểm tra cơ bản hay chuẩn bị công việc cho bác sỹ, nên các kiến thức về đa khoa cần phải nắm rõ như lòng bàn tay. Để có thể đưa ra được thông tin chính xác cho bác sĩ môi khi chuẩn đoán hay đưa ra kết luận về một bệnh nhân nào đó.

- Kỹ năng hành chính của Y sĩ

Trong khi các văn phòng y khoa có thể có tiếp tân để thực hiện việc đặt các cuộc hẹn và trả lời các cuộc gọi và câu hỏi của bệnh nhân, Y sĩ cũng phải có kỹ năng hành chính. Điều này có thể bao gồm việc đặt hàng các công cụ y khoa cần thiết cho điều trị, điền thông tin vào hóa đơn, kiểm tra kết quả có thể là bí mật hay cá nhân. Nếu văn phòng y khoa không có tiếp tân, Y sĩ cũng có thể chịu trách nhiệm trả lời điện thoại, lên cuộc hẹn và chịu trách nhiệm các chi trả bảo hiểm sức khỏe của bệnh nhân.

-Kỹ năng của Y sĩ trong  phòng Thí nghiệm

Có lẽ đây là một trong những kỹ năng mà bác sĩ vô cùng quan tâm ở Y sĩ, bởi nó hỗ trợ việc đưa ra được phương án điều trị bệnh của người bệnh. Bởi không phải bất cứ một xét nghiệm nào cũng cần phải đưa lên phòng thí nghiệm lớn. Ví dụ như kiểm tra thị lực hay thai sản.

Con đường để dẫn đến thành công của Nghề Y sĩ không hề dễ dàng, nó có nhiều chông gai và thử thách nhưng bù lại là cơ hội việc làm rộng mở, các bạn có thể tham khảo thông tin tuyển dụng trên timviec365.vn để thấy rõ được cơ hội rộng mở đó. Hy vọng những thông tin chia sẻ về “Y sĩ là gì?” đã mang lại nhiều hữu ích với các bạn!

Từ khóa » Học Trung Cấp Y Sĩ Ra Làm Gì