Y Sỹ đa Khoa Là Gì? Học Văn Bằng 2 Y đa Khoa Cần Lưu ý Những Gì?

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội ngày càng cao, đòi hỏi nguồn nhân lực cho ngành y tế ngày càng lớn. Y sỹ đa khoa là gì? Học văn bằng 2 y đa khoa cần lưu ý những gì?

1. Y sỹ đa khoa là gì?

Y sĩ đa khoa là người chăm sóc điều trị, tiếp đón bênh nhân và người nhà hướng dẫn thực hiện theo các quy định của cơ sở y tế bệnh viện. Y sĩ có chức năng và nhiệm vụ giúp Bác sĩ trong quá trình thăm khám và chữa bệnh, thực hiện các kỹ thuật để chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất.

Sinh viên học Y sỹ đa khoa sau khi ra trường có thể làm việc ở tất cả các cơ quan trong hệ thống Y tế Việt Nam từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tuyến Y tế cơ sở.

Y sĩ đa khoa được phân loại thành 2 cấp độ: Trình độ Đại học gọi là Bác sĩ đa khoa, trình độ Trung cấp gọi là Y sĩ đa khoa. Do nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngày càng được nâng cao nên nhu cầu tuyển dụng Y sỹ ngày càng lớn. Ngoài việc học Y sĩ đa khoa theo Trung cấp chính quy và Đại học chính quy thì sinh viên có thể theo học văn bằng 2 Y đa khoa tại các trường Y Dược trên cả nước.

>>> Mách bạn: 11 nghành nghề hot nhất 2021

Y sĩ đa khoa là gì

Học văn bằng 2 Y đa khoa

2. Văn bằng 2 Y đa khoa học bao lâu?

Ngành đào tạo: Y sĩ đa khoa

Mã ngành: 5720101

Thời gian đào tạo: 12 tháng

Loại hình đào tạo: Văn bằng 2

Đồi tượng tuyển sinh: Học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp TCCN, CĐ-ĐH thuộc các ngành.

Chương trình đào tạo văn bằng 2 Y sĩ đa khoa

Học kỳ 1: Kiến thức cơ bản

  • Giáo dục thể chất
  • Giáo dục quốc phòng - an ninh
  • Chính trị
  • Tin học
  • Ngoại ngữ
  • Y học cơ sở
  • Dược lý

Học kỳ 2: Kiến thức cơ sở ngành

  • Điều dưỡng căn bản và kỹ thuật điều dưỡng
  • Bệnh nội khoa
  • Bệnh ngoại khoa
  • Bệnh truyền nhiễm - xã hội
  • Bệnh chuyên khoa

Học kỳ 3: Kiến thức chuyên ngành

  • Sức khỏe trẻ em
  • Sức khỏe sinh sản
  • Kỹ năng tiền lâm sàng
  • Y tế cộng đồng
  • Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe

Học kỳ 4: Thực tập tốt nghiệp

  • Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng
  • Bình bệnh án
  • Thực tế ngành

Nội dung phần thực hành, thực tập của các học phần chuyên môn và thực tập tốt nghiệp được bố trí thành những học phần riêng để tập trung rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh.

Trong quá trình thực tập tại các cơ sở y tế, sinh viên sẽ được thực nghiệm, nắm bắt được dấu hiệu bệnh lý, dấu hiệu sinh tồn của người bệnh, cách xử lý các tình huống trong Y khoa. Các bạn học viên sẽ được thực tập tại chính các bệnh viện, trung tâm y tế giúp các học viên có được kinh nghiệm làm việc thực tế ngay từ khi còn đang học tại trường.

Học văn bằng 2 Y đa khoa

Học văn bằng 2 Y đa khoa

3. Y sỹ đa khoa làm gì?

Công việc của người Y sĩ đa khoa bao gồm:

  • Tiến hành kiểm tra cơ bản tình trạng của người bệnh, hiểu biết về hệ thống thần kinh, hệ tiết niệu, tiêu hóa, cơ quan hô hấp, cơ quan sinh sản, nội tiết tố và hệ thống tim mạch trong cơ thể; làm công tác chuẩn bị cho bác sĩ trước khi trực tiếp khám bệnh cho bệnh nhân.
  • Truyền đạt tới bác sĩ những triệu chứng và biến chứng cụ thể của người bệnh.
  • Kiểm tra các chỉ số sinh tồn, của bệnh nhân, tiến hành tiêm thuốc, băng bó vết thương đồng thời người y sĩ cũng sẽ làm công tác hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các quy trình điều trị theo yêu cầu của bác sỹ.
  • Y sĩ làm việc dưới sự giám sát của bác sỹ, điều dưỡng hoặc một thư ký y khoa, y sĩ cũng có thể tham gia vào quy trình lấy máy, đo điện tâm đồ và hướng dẫn phát thuốc.
  • Y sĩ cũng có thể làm việc như một điều dưỡng viên, có mối quan hệ mật thiết, gần gũi với bệnh nhân.
  • Thực hiện công tác tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ bệnh nhân sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.
  • Làm việc tại các phòng thí nghiệm tiến hành lấy mẫu đồng thời phân tích nước tiểu, các mẫu bệnh phẩm khác nhau.
  • Trực tiếp làm các công việc liên quan đến công tác văn phòng: tiếp bệnh nhân, đặt lịch hẹn khám chữa bệnh cho bệnh nhân…
  • Tham gia các chương trình, các công tác cũng như hoạt động đối phó và ngăn chặn với các nguy cơ gây dịch bệnh tại cộng đồng;
  • Trực tiếp làm công tác quản lý, bảo quản dược phẩm, các thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Một số y sĩ làm việc ở các chuyên khoa đặc biệt sẽ được đào tạo nâng cao thêm về trình độ để có thể làm việc ở các chuyên khoa đặc biệt này các chức danh như: y sĩ y học cổ truyền, y sĩ nhãn khoa, y sĩ răng hàm mặt, y sĩ sản khoa, y sĩ nhi khoa … Cụ thể Y sĩ khoa mắt giúp chăm sóc cho bệnh nhân bằng cách thực hiện các bài kiểm tra mắt chuẩn đoán và hỗ trợ bệnh nhân. Y sĩ nhi khoa cung cấp các chăm sóc y tế cho trẻ em dưới sự giám sát của một bác sĩ nhi khoa. Y sĩ sản khoa làm việc tại phòng mạch bác sĩ và hỗ trợ các xét nghiệm và sắp xếp các kết quả xét nghiệm chuẩn đoán.

4. Chứng chỉ hành nghề Y học

Làm việc trong ngành y mang đến cho y sĩ một cơ hội công việc ổn định hơn so với các ngành nghề khác. Sinh viên được trang bị đầy đủ, bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ hành nghề, sẽ có cơ hội được thi tuyển dụng công chức, viên chức vào các cơ sở y tế Nhà nước như bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế.... theo quy định tuyển dụng công chức và viên chức của Bộ Y tế.

Khi có Chứng chỉ hành nghề, bên cạnh việc làm việc tại các cơ sở y tế nhà nước, người y sĩ có thể tham gia vào công tác khám chữa bệnh tại phòng khám tư nhân hoặc bệnh viện tư nhân. Được phép mở phòng chẩn trị Y học cổ truyền với y sĩ Y học cổ truyền. Được phép mở Cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp hoặc Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà với y sĩ đa khoa. Ngoài ra Chứng chỉ hành nghề còn là điều kiện giúp các y sĩ trong thi học lên cấp cao hơn (ví dụ như Bác sĩ hoặc Cử nhân Điều Dưỡng).

Theo quy định Pháp Luật, chứng chỉ hành nghề Y học được cấp bởi cơ quan nhà nước cho tất cả những người làm việc trong ngành Y trên toàn đất nước Việt Nam, kể cả cá nhân là người nước ngoài.

  • Để được cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ phải có 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh.
  • Để được cấp chứng chỉ hành nghề y sỹ phải thực hành 12 tháng tại bệnh viện.

>>> Click ngay: Tìm hiểu các ngành nghề phù hợp với nữ giới hiện nay

Văn bằng 2 Y sĩ đa khoa

Văn bằng 2 Y sĩ đa khoa

5. Các trường đào tạo Y sỹ đa khoa tại TP Hồ Chí Minh

  • Trường Cao đẳng y Khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Trường Trung cấp Bách khoa Sài Gòn
  • Trường Trung cấp Âu Việt
  • Trường Trung cấp Ánh Sáng
  • Trường Trung cấp Y Dược Hồng Đức
  • Trường Trung cấp Y dược Tôn Thất Tùng TP HCM
  • Hệ Trung cấp trong Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Trường Trung cấp Tổng hợp Đông Nam Á
  • Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Quang Trung
  • Trường Trung cấp Kỹ thuật và Công nghệ Cửu Long…

6. Tham khảo mức lương của Y sĩ đa khoa

Y sỹ đa khoa một ngành có cơ hội công việc ổn định hơn so với các ngành nghề khác. Sau khi tốt nghiệp Y sỹ đa khoa bạn sẽ được trang bị đầy đủ kỹ năng, bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ hành nghề, sẽ có cơ hội được thi tuyển dụng công chức, viên chức vào các cơ sở Y tế Nhà nước như Bệnh viện, Trung tâm Y tế, Trạm Y tế … theo quy định tuyển dụng công chức, viên chức của Bộ Y tế.

Làm nghề Y sĩ đa khoa bạn cũng sẽ có cơ hội trở thành các Điều dưỡng viên hay là các bác sĩ. Hiện nay mức lương trung bình của ngành y sĩ đa khoa khoảng từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Tùy vào năng lực, trình độ và kỹ năng nghề nghiệp mà một người y sỹ đa khoa có thể đạt được thu nhập trên 10 triệu/tháng.

Trường Cao Đẳng y Dược Sài Gòn

Từ khóa » Học Văn Bằng 2 Y đa Khoa