Y Tế - Dân Số Và Phát Triển - Đảng Bộ Tỉnh An Giang
Có thể bạn quan tâm
Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode Skip Ribbon Commands Skip to main content Turn off Animations Turn on Animations Sign In Use SHIFT+ENTER to open the menu (new window). To navigate through the Ribbon, use standard browser navigation keys. To skip between groups, use Ctrl+LEFT or Ctrl+RIGHT. To jump to the first Ribbon tab use Ctrl+[. To jump to the last selected command use Ctrl+]. To activate a command, use Enter.
HOẠT ĐỘNG CẤP ỦY
- BrowseTab 1 of 1.
- Trang chủCurrently selected
- An Giang 190 năm
- Home
- Documents
- Recent
- Test_Survey
- PhanLoai_KhoaGiao
- PhanLoai_QuocPhongAnNinh
- PhanLoai_TheThaoDuLich
- XaHoi_PostCategory
- Tin tức - Phân loại
- Quốc tế - Phân loại
- Bạn đọc - Phân loại
- Diễn đàn - Phân loại
- Tư liệu - Văn kiện - Phân loại
- Lĩnh vực
- Loại văn bản
- Cơ quan ban hành
- thoisu01 - Phân loại
- Van-hoa - Phân loại
- Y tế - Phân loại
- NhanSuMoi - Phân loại
- CapUy - Phân loại
- BanChapHanhDangBoTinh - Phân loại
- TienToiDaiHoiDang - Phân loại
- KinhTe - Phân loại
- BaoVeNenTangCuaDang - Phân loại
- GioiThieu - Phân loại
- giaoducyte - Phân loại
- Site Contents
- Trang Chủ
- Tổng quan tỉnh An Giang
- Thời sự
- Xây dựng Đảng
- Công tác chính trị tư tưởng
- Công tác tổ chức
- Công tác kiểm tra
- Công tác nội chính
- Công tác dân vận
- Mặt trận và các đoàn thể
- Làm theo gương Bác
- Đưa Nghị quyết vào cuộc sống
- Biển và hải đảo
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Cấp ủy
- Tin hoạt động
- Tiến tới Đại hội Đảng
- Kinh tế
- Xã hội
- Nhân sự mới
- Khoa giáo
- Y tế
- Giáo dục
- Văn hóa
- Du lịch
Y tế Dân số và phát triển Tăng tương phản Giảm tương phản Cỡ chữ: Font size: 03/12/2019 (TUAG)- Thời gian qua, Việt Nam đã khống chế thành công tốc độ gia tăng dân số, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (năm 1993) đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay. Tính đến thời điểm ngày 01/4/2019, dân số Việt Nam là hơn 96,2 triệu người, đông dân thứ 3 Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới. Từ năm 2009 đến nay, quy mô dân số tăng thêm 10,4 triệu người (tăng bình quân mỗi năm là 1,14%/năm); mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2; tỷ số giới tính là 99,1 nam/100 nữ. Quy mô dân số Việt Nam tăng với tốc độ chậm hơn so với giai đoạn 10 năm trước. Trình độ dân trí đã được cải thiện, với 92% dân số trong độ tuổi phổ thông được đi học, số người biết đọc, biết viết chiếm 96%. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Công tác tuyên truyền, giáo dục có bước đột phá. Mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội. Dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) được mở rộng, chất lượng ngày càng cao.Tuy nhiên, vấn đề dân số còn nhiều hạn chế như mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể, chỉ số phát triển con người còn thấp, suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn cao. Tuổi thọ bình quân tăng, nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp. Phân bố dân số, quản lý nhập cư, di dân còn nhiều bất cập; hiện vẫn còn 6,9% dân số nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ. Công tác truyền thông, giáo dục về dân số hiệu quả chưa cao; tổ chức bộ máy thiếu ổn định; nguồn lực đầu tư cho DS-KHHGĐ còn thấp so với yêu cầu.Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Nghị quyết nêu 5 quan điểm làm nền tảng cho công tác dân số hiện nay, đặc biệt là chỉ rõ phương hướng: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững”.Từ nay đến năm 2030, để giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số, Việt Nam duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), quy mô dân số 104 triệu người; mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại; giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn. Về tỷ số giới tính khi sinh là dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt 22%; tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên đạt 11%; tỷ số phụ thuộc chung đạt 49% (hay còn gọi là "gánh nặng phụ thuộc", là số người ngoài độ tuổi lao động tương ứng với 100 người trong độ tuổi lao động - theo thống kê năm 2015 là 50,4%); giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống; 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất. Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung.Đến năm 2030, chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm. Bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản; 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư thống nhất trên quy mô toàn quốc. Đưa công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về công tác dân số, nhất là sinh đủ 2 con, chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đình hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội…Truyền thông, giáo dục chuyển mạnh sang chính sách dân số và phát triển, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao, sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế. Khơi dậy phong trào mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe tầm vóc, thể lực người Việt Nam. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ, tạo thuận lợi cho người dân…Cùng với các giải pháp đề ra trong công tác dân số, và kết hợp với kết quả hết sức quan trọng của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, cung cấp các số liệu về nhân khẩu học, nhà ở, dân cư để tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời cung cấp dữ liệu quan trọng cho các tiểu ban chuẩn bị đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII để hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới./._______________________(*) Nhân Ngày Dân số Việt Nam 26/12 NGUYỄN ĐĂNG GIAITrưởng phòng Khoa giáo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lượt người xem: Views: 1635 (0) Bản inPrint Quay lạiBack ×Chia sẻ bài viết qua EmailBài viết: Dân số và phát triển Nhập mail người gửi Nhập họ tên người gửi Nhập mail người nhận Thông điệp gửi kèm Nhập thông điệp gửi kèm Mã xác nhận* ADES Sai mã xác nhận Send Close Tin khác
|
- {{dataItem.Title}}
- {{dataItem.Title}}
Từ khóa » Dân Số An Giang Hiện Nay
-
-
An Giang: Dân Số đứng Thứ 8 Trong Cả Nước Và đứng Nhất Khu Vực ...
-
Dân Số An Giang Năm 2022 Mới Nhất Là Bao Nhiêu?
-
CỤC THỐNG KÊ AN GIANG
-
Giới Thiệu - Tổng Quan Tỉnh An Giang
-
Tin Trong Tỉnh - Tuyên Giáo An Giang
-
Bản đồ Hành Chính Tỉnh An Giang Khổ Lớn Phóng To Năm 2022
-
Dự đoán Kết Quả Xổ Số An Giang
-
Xổ Số An Giang Ba đài
-
TỈNH AN GIANG - Trang Tin điện Tử Của Ủy Ban Dân Tộc
-
Tỉnh An Giang - Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
Kết Quả đầy ý Nghĩa Của Cuộc Tổng điều Tra Dân Số Và Nhà ở
-
An Giang Có Mấy Thành Phố Và Quận Huyện | Đơn Vị Hành Chính Chi Tiết