Y Tế Việt Mỹ (AMV): Chiến Lược Làm Tốt Và Thành Công ở Phú Thọ, Sẽ ...
Có thể bạn quan tâm
Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh dược và Trang thiết bị y tế Việt Mỹ (AMV) tập trung trước mắt cho Phú Thọ, bởi đây là đơn vị mẫu cho các dự án thí điểm của Bộ Y tế. Bà Đặng Nhị Nương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc AMV cho biết, mục tiêu của AMV là làm tốt và thành công ở bệnh viện Phú Thọ, sau đó sẽ nhân rộng ra 63 tỉnh, thành phố.
Chuyên gia lĩnh vực xét nghiệm người Nhật làm thành viên HĐQT AMV
Đại hội đồng cổ đông AMV diễn ra cuối tuần trước đã thông qua việc thay đổi thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020. Cụ thể, miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT đối với ông Nguyễn Anh Quân và ông Phạm Văn Tuy - theo nguyện vọng cá nhân.
Đồng thời, thông qua số lượng thành viên HĐQT trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ là 3 thành viên, trong đó có 1 thành viên HĐQT độc lập, bao gồm: Bà Đặng Nhị Nương, Chủ tịch HĐQT; ông Lê Quang Chung, thành viên HĐQT độc lập và ông Nakatani Yoshitaka, thành viên HĐQT (ông Nakatani được bổ nhiệm ngày 29/6/2018, thay thế ông Vũ Văn Ngát).
Trả lời thắc mắc của cổ đông về vai trò của thành viên HĐQT người Nhật, bà Đặng Nhị Nương, Chủ tịch HĐQT AMV cho biết, ông Nakatani là chuyên gia trong lĩnh vực xét nghiệm và thiết bị y tế tại Nhật Bản, có quan hệ tốt với các tập đoàn y tế nổi tiếng tại Nhật. Ông Nakatani là cầu nối giúp AMV hoàn thành 3 trung tâm xét nghiệm tại tỉnh Phú Thọ.
Chia sẻ tại đại hội, ông Nakatani cho biết, thị trường xét nghiệm tại Nhật Bản có quy mô khoảng 6,5 tỷ USD. Với quy mô và cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay, trong tương lai, quy mô thị trường xét nghiệm sẽ phát triển mạnh.
Hiện AMV đã đưa vào hoạt động 3 trung tâm xét nghiệm tập trung tại địa bàn tỉnh Phú Thọ, mục tiêu trong năm 2019 sẽ có 8 trung tâm xét nghiệm.
Trong tháng 3/2019, AMV đã thành lập Trung tâm điều trị hiếm muộn IVF tại Phú Thọ. Ông Nakatani đã kết nối để AMV kết hợp với trung tâm lớn nhất của Nhật Bản là Kato, mời các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu của Nhật Bản sang IVF đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm. Kỳ vọng, trung tâm này sẽ đi vào hoàn thiện và hoạt động trong năm nay.
Ngoài ra, ông Nakatani đề ra mục tiêu đưa thêm phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) tại Việt Nam - một trong những vi khuẩn gây ung thư dạ dày.
Cuối tháng 5/2019, ông Nakatani kết nối với trung tâm điều trị ung thư hàng đầu vùng Hokaido, Nhật Bản, mời trực tiếp giám đốc bệnh viện này sang Việt Nam, giới thiệu trước các bác sĩ điều trị ung thư.
Dự kiến, trong năm 2019 - 2020, AMV sẽ thành lập trung tâm điều trị ung thư hàng đầu Việt Nam, hiện Công ty đã nhận được hứa hẹn của các lãnh đạo bệnh viện điều trị ung thư cao cấp ở Hokkaido hỗ trợ.
Năm 2019, mục tiêu lợi nhuận 230 tỷ đồng, có 8 trung tâm xét nghiệm
Trong năm 2018, AMV đã triển khai 3 dự án đầu tư trung tâm xét nghiệm tại địa bàn tỉnh Phú Thọ, bao gồm Trung tâm xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Trung tâm xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ và Trung tâm xét nghiệm tại Trung tâm y tế huyện Thanh Sơn - Phú Thọ.
Lãnh đạo AMV cho biết, năm 2019, Công ty sẽ đầu tư một số trung tâm xét nghiệm tại một số tỉnh, thành phố khác. Hiện AMV đã có văn bản chấp thuận ở cấp UBND một số tỉnh như Khánh Hoà, Cần Thơ, Vũng Tàu, Nghệ An, Quảng Ninh.
Kỳ vọng, mỗi tỉnh sẽ phát triển trung bình 3 trung tâm xét nghiệm. Tuy nhiên, với tiềm lực hiện tại, AMV sẽ triển khai trong năm nay tổng cộng khoảng 8 trung tâm xét nghiệm.
Kế hoạch và kết quả thực hiện doanh thu giai đoạn 2016 - 2018 và kế hoạch 2019 của AMV.
Về kế hoạch kinh doanh, năm 2019, AMV dự kiến đạt 850 tỷ đồng doanh thu, tăng 89%; lợi nhuận trước thuế gần 250 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 230 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2018.
Kế hoạch doanh thu tăng vọt, theo AMV, chủ yếu đến từ mảng xét nghiệm. Ước tính, một trung tâm xét nghiệm nhỏ mỗi năm có thể đóng góp 150 - 200 tỷ đồng, còn trung tâm xét nghiệm lớn đóng góp khoảng 300 tỷ đồng.
Con số này ở mức thấp so với các phòng xét nghiệm tại các bệnh viện, trung bình đạt 700 - 800 tỷ đồng/năm và có thể hơn 1.000 tỷ đồng/năm ở các bệnh viện trung ương lớn. AMV đặt kế hoạch thận trọng một phần vì Công ty chưa triển khai ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, một phần vì đang đẩy mạnh đầu tư.
Kế hoạch và kết quả thực hiện lợi nhuận giai đoạn 2016 - 2018 và kế hoạch 2019 của AMV.
Lãnh đạo AMV chia sẻ, về cơ bản, kế hoạch kinh doanh năm 2019 đã được đảm bảo bằng các hợp đồng ký kết sẵn, Công ty đang nỗ lực để thực hiện vượt kế hoạch, tạo nền tảng cho năm 2020.
Cung cấp trang thiết bị y tế, bám sát định hướng mới của ngành y tế
Lĩnh vực y tế được các chuyên gia nhận định có nhiều tiềm năng, quy mô thị trường lớn, với khoảng gần 500 trang thiết bị y tế khác nhau, mỗi bệnh viện lại có khoảng 40 khoa, phòng. AMV cho biết, Công ty tập trung vào 6 nhóm, tiên phong triển khai và bám sát với định hướng mới của ngành y tế Việt Nam, bao gồm: trung tâm xét nghiệm tập trung; công nghệ thông tin - phần mềm y tế; đầu tư trang thiết bị trọn gói cho bệnh viện/trung tâm sản nhi; tổng thầu dự án/kinh doanh bán lẻ thiết bị y tế; lĩnh vực mới là trung tâm điều trị hiếm muộn IVF; trung tâm điều trị ung thư.
Trong đó, đối với trung tâm xét nghiệm tập trung, ưu điểm là giảm vật tư tiêu hao, hóa chất, giảm các chi phí về điện, nước, nhân sự và có đầy đủ máy móc thiết bị xét nghiệm so với phòng xét nghiệm tại mỗi bệnh viện, điều này góp phần giảm giá thành cho bệnh nhân và cả chi phí đầu tư cho bệnh viện.
Theo đó, các mẫu xét nghiệm của các bệnh viện, trong vòng bán kính khoảng 50 km so với trung tâm xét nghiệm có thể tập trung mẫu về đây và trả kết quả online nhanh chóng. Hiện nay, đa phần các bệnh viện đều có phòng xét nghiệm, nhưng chỉ tập trung ở 4 loại máy móc chính là sinh hóa, miễn dịch, huyết học, nước tiểu.
Với mảng công nghệ thông tin - phần mềm y tế, trước đây, chụp X-quang hay cộng hưởng từ, chụp cắt lớp đều có phim rửa trong buồng tối rồi phơi khô, đến thế hệ thứ hai là kỹ thuật số - tức chụp và in phim (gọi là phim laze hay phim khô).
Đối với lĩnh vực này, Bộ Y tế có định hướng trong tương lai gần, toàn bộ bệnh viện không in phim. Theo đó, AMV sẽ tập trung cho xu hướng chuyển đổi phim laze in tại chỗ sang không cần phải in phim, mà sử dụng hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh y tế - PACS.
Lãnh đạo AMV cho hay, Công ty đã triển khai được 70 bệnh viện không in phim. Quy mô thị trường in phim khoảng 150 triệu USD (gần 4.000 tỷ đồng). Kỳ vọng, AMV là một trong 3 - 4 công ty chiếm thị phần lĩnh vực PACS.
Còn mảng truyền thống là cung cấp trang thiết bị bệnh viện/trung tâm sản nhi, AMV định hướng cung cấp trọn gói (khoảng 350 trang thiết bị) có thể tham gia đấu thầu và đảm bảo được chất lượng, giá thành cũng như có đối tác cung cấp uy tín. Năm 2018, AMV là một trong những nhà cung cấp lớn cho một số bệnh viện, nên theo lãnh đạo AMV, Công ty tự tin trong lĩnh vực này.
Đồng thời, AMV hướng đến trở thành tổng thầu dự án thiết bị y tế. Năm 2018, AMV được 3 hãng xét nghiệm lớn nhất thế giới chấp thuận làm tổng thầu phân phối các sản phẩm của họ tại Việt Nam.
Bà Nương cho biết, đây là lĩnh vực mới, kỳ vọng sẽ giúp Công ty bước lên tầm cao mới, đạt được doanh số tốt. Chủ lực của AMV vẫn là lĩnh vực xét nghiệm, trong đó có một số xét nghiệm chưa phát triển tại Việt Nam như xét nghiệm dị ứng cho kết quả chi tiết dị ứng do cái gì… Hiện AMV đã có đối tác trong lĩnh vực này - có thị phần 70% về xét nghiệm dị ứng trên toàn thế giới.
Hai lĩnh vực mới khác của AMV là trung tâm điều trị hiếm muộn và trung tâm điều trị ung thư (đã phối hợp cùng trung tâm nổi tiếng đến từ Nhật Bản và sẽ triển khai sớm ở Việt Nam).
Trong đó, trung tâm điều trị hiếm muộn của AMV có điểm khác biệt so với các trung tâm khác, đó là kết hợp cùng với chuỗi bệnh viện điều trị hiếm muộn nổi tiếng của Nhật Bản là Kato - dẫn đầu trong 560 bệnh viện điều trị hiếm muộn tại xứ Hoa anh đào.
Phương pháp mà AMV hướng đến là gần với tự nhiên nhất, giúp người điều trị giảm thiểu chi phí, ước tính chỉ khoảng 200 USD chi phí tiêm thuốc, thay vì 6.000 - 7.000 USD của phương pháp bình thường, bởi áp dụng điều trị sinh sản tự nhiên nên số lượng thuốc sử dụng ít hơn đáng kể.
Thực tế điều trị hiếm muộn tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ thành công khoảng 40 - 50% ở những bệnh viện hàng đầu, còn bệnh viện tỉnh thì tỷ lệ thành công khoảng 17%, nhưng với AMV, kỳ vọng khả năng thành công ở mức trên 90%.
Từ khóa » Cửa Hàng Thiết Bị Y Tế Việt Mỹ
-
Amvi Biotech.Inc
-
HỘ KINH DOANH CỬA HÀNG THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT MỸ
-
Công Ty CP Thiết Bị Y Tế Và Công Nghệ Việt Mỹ - IMediCare
-
0901.529.688 - Thiết Bị Y Tế Việt Mỹ
-
Trang Chủ - .vn
-
Công Ty Cổ Phần SX-KD Dược Và Thiết Bị Y Tế Việt Mỹ (AMVI ...
-
CTCP Sản Xuất Kinh Doanh Dược Và Trang Thiết Bị Y Tế Việt Mỹ Amvi ...
-
CÔNG TY TNHH TM & DV THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT MỸ - MaSoThue
-
AMV: CTCP Sản Xuất Kinh Doanh Dược Và Trang Thiết Bị Y Tế Việt Mỹ
-
Hồ Sơ Doanh Nghiệp Của Mã AMV | Vietcombank Securities
-
Hồ Sơ đã Công Bố - Trang Thiết Bị Y Tế
-
Hồ Sơ đã Công Bố - Xem Hồ Sơ - Trang Thiết Bị Y Tế
-
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH DƯỢC VÀ TRANG ...