Yên Bái: Cốm Tú Lệ - Xứng Danh “tinh Hoa ẩm Thực”
Có thể bạn quan tâm
- Chính trị +
- Xây dựng Đảng
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Yên Bái - Lào Cai hợp tác cùng phát triển
- Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp
- Nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân
- Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ IV
- Kinh tế +
- Phòng chống thiên tai
- Giảm nghèo bền vững
- Cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi
- Ô tô - xe máy
- Vấn đề hôm nay
- Xã hội +
- Y tế
- Quảng cáo
- Giáo dục
- Pháp luật
- Cải cách hành chính
- Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7
- Giáo dục
- Pháp luật
- Thế giới +
- Chuyện bốn phương
- Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội
- Thể thao +
- Giải Việt dã Báo Yên Bái lần thứ XVII
- Euro 2024
- Đại hội TDTT tỉnh Yên Bái lần thứ IX
- Văn hóa +
- Ảnh
- Làm đẹp
- Du lịch - Lễ hội +
- Ẩm thực
- Tôn vinh “Nghệ thuật xòe Thái”
- Ảnh
- Biển đảo quê hương
- Quảng cáo
- Euro 2024
Ẩm thực - Nhà hàng
Yên Bái: Cốm Tú Lệ - xứng danh “tinh hoa ẩm thực”
- Cập nhật: Thứ ba, 7/9/2021 | 10:35:31 AM
YênBái - Nhắc đến Tú Lệ của Yên Bái là nhắc tới một miền quê với phong cảnh hữu tình được vây quanh bởi ba ngọn núi Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt to tròn, trắng trong gọi là nếp Tú Lệ.
Khi mùa lúa bắt đầu chín, những bông lúa nếp được bà con trong vùng thu hoạch sớm để tạo ra món cốm. Cốm Tú Lệ nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn cả vùng Tây Bắc bởi vị dẻo thơm ngọt ngào đặc trưng không đâu có. Bởi thế mà không ít chuyên gia ẩm thực đã đặt tên cho cốm Tú Lệ là "đệ nhất tinh hoa ẩm thực”. Bây giờ là đầu tháng 9, lúa ở khắp các tràn ruộng bắt đầu ngả vàng ấy cũng là lúc làng trên bản dưới ở Tú Lệ rộn rã thập thình từ các cối giã. Để làm ra những mẻ cốm dẻo, xanh, thơm ngọt, những cô gái Thái áo cỏm lưng thon ra đồng từ sớm tinh mơ lựa chọn những bông lúa to tròn, căng mẩy nhưng thân rơm vẫn còn xanh, gặt chúng về khi còn đẫm sương đêm rồi sau đó tuốt bằng tay một cách kỳ công và cẩn thận. Những bông lúa nếp phải đủ tiêu chuẩn căng sữa, đủ độ chín mới được chọn làm cốm Tuốt bỏ cọng rơm Đồng bào Thái ở Yên Bái vẫn làm cốm theo cách truyền thống. Lúa được gặt vào sáng sớm, sau đó đem về ngâm trong nước lạnh để loại bỏ những hạt lép. Lúa làm cốm phải đang trong thời kỳ uốn câu, đầu hạt vẫn còn chút sữa, vỏ hơi lam vàng và hạt gạo chưa chín hết. Giã cốm cũng là một nghệ thuật bởi nếu không nhanh, đều tay, cốm sẽ nát hoặc không đảm bảo độ mềm, dẻo Hạt lúa non tuốt xong sẽ được đem đi rang ngay để đảm bảo cốm khi ra lò vẫn giữ độ xanh ngon. Bếp rang cũng được chuẩn bị công phu, chảo rang thường làm bằng gang đúc, khi rang để lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều, đợi nguội rồi mới đem đi giã. Có vậy, cốm mới giữ được độ mềm dẻo, thơm ngon mà không bị cháy. Rang cốm là công đoạn quan trọng trong làm cốm Tiếp đến là công đoạn giã cốm được thực hiện đồng thời bởi hai người. Một người nhịp chày, một người dùng đũa cả lớn đảo liên tiếp. Người giã phải nhịp đều chân, không được dùng lực quá mạnh hoặc quá nhẹ, người đảo phải phối hợp nhịp nhàng để cốm được giã đều. Khi trấu đã nứt vỏ khỏi lúa, cốm sẽ được múc ra khỏi cối để sảy vỏ. Công đoạn này được lặp đi lặp lại cho đến khi hạt cốm dẹt đều, tròn và không còn vỏ trấu. Sau khi giã xong, cốm được mang sàng sẩy để tránh bị vón và hạt cốm rời ra, trở nên đẹp mắt hơn Cốm Tú Lệ có màu xanh ngắt đặc trưng của lúa. Cốm ngon nhất lúc vừa làm xong. Hạt cốm dẻo quyện thơm và hậu vị có một chút đắng sau đó chuyển sang vị thanh và hơi ngọt. Du khách khó mà cưỡng lại mùi hương cốm xanh dẻo thơm, ngọt ngào như vẻ quyến rũ của người con gái Thái nước da trắng ngần, áo cỏm lưng thon nơi đây.. Cốm được đánh giá đạt chuẩn khi hạt cốm có màu xanh đặc trưng, thơm mát hương nếp non, vị ngọt thanh và độ dẻo quánh Gói cốm trong những chiếc lá dong xanh để đảm bảo độ dẻo, thơm của cốm Giá cốm dao động từ 100 - 120 nghìn đồng/kg. Mỗi độ thu về, đến thung lũng Tú Lệ, quý khách lại có dịp được thưởng thức món cốm nếp Tan mang hương vị tinh túy của núi rừngTây Bắc, gói ghém cẩn thận rồi mang làm quà khắp mọi miền gần xa, kết hợp nghỉ ngơi tại khu nghỉ dưỡng 4 sao có đẳng cấp hàng đầu Le Champ Tú Lệ Resort Hot Spring & Spa tọa lạc trên vùng đất Tú Lệ - Yên Bái. Đó ắt hẳn sẽ là lựa chọn hàng đầu khi bạn muốn tìm một địa điểm vừa thưởng thức tinh hoa ẩm thực vừa thư giãn, gần gũi với núi rừng thiên nhiên. Thanh Miền - Thanh Thủy
Tags Yên Bái cốm Tú Lệ nếp tan xứng danh tinh hoa ẩm thực
Các tin khác
Đặc sản bánh chưng đen Mường Lò
Mường Lò - mảnh đất “gạo trắng, nước trong” - nơi có những cô gái Thái duyên dáng trong chiếc áo cỏm, khăn piêu không chỉ mang trong mình những nét văn hóa truyền thống độc đáo riêng có mà nét sinh hoạt ẩm thực của đồng bào cũng vô cùng tinh tế, đậm đà hương sắc núi rừng. Một trong những món ăn nổi tiếng của người Thái Mường Lò là bánh chưng đen.
Dẻo thơm nếp nương quyện vị bùi bùi, ngọt ngọt của trám đen
Trong tiết trời se se, hanh hao của mùa thu, ra vườn nhặt những quả trám đen chín căng mọng mới rụng xuống để về đồ xôi thì quả là tuyệt vời ở nơi đồng quê. Mỗi loại trám có một dư vị riêng và để lại ấn tượng đặc biệt sau khi ăn.
Măng sặt - đặc sản núi rừng Yên Bái
Trước đây, măng sặt chủ yếu mọc tự nhiên trong rừng, hiện nay được người dân Yên Bái quy hoạch trồng thành vùng, tập trung chủ yếu ở các huyện, thị: Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Trạm Tấu. Măng sặt được nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi có thể chế biến thành nhiều món ăn như: luộc, om, xào, nướng… mà còn bởi đây là loại "rau rừng” giàu dinh dưỡng...
Những món ăn ngày xuân của người Thái Mường Lò
Món gà nướng: gà mổ sạch, ướp gừng, sả, lá thơm, hạt sẻn (mắc khén) rồi nướng than; khi nướng vừa xoay đều tay vừa quạt nhẹ, thỉnh thoảng dùng lông gà phết mỡ lên thân gà, có thế, gà mới chín đều, vàng và thơm ngậy. Món thịt trâu khô nướng đủ độ chín, khi ăn xé ra thành từng sợi nhỏ, cọng dài, ta cảm nhận được vị ngọt của thịt, mùi khói ngai ngái của núi rừng, sự đậm đà tổng hợp các gia vị tẩm như sả, ớt, tỏi, tiêu...