" Yến Thanh Với Bài Thơ Cúc ơi" - Đôi Dòng Cảm Nhận Của Nguyễn ...
Có thể bạn quan tâm
Tin tức Văn học - Nghệ thuật TS
Xem tất cả Liệt Sỹ Trường Sơn Tìm Liệt sỹ
Trang chủ " Yến Thanh với bài thơ Cúc ơi" - Đôi dòng cảm nhận của Nguyễn Viết Lợi, Hội viên Hội VHNT Trường Sơn Việt Nam
Ngày đăng: 05:35 27/12/2019 Lượt xem: 4.663 Cỡ chữ YẾN THANH VỚI BÀI THƠ “CÚC ƠI” CÚC ƠI! Tiểu đội đã về xếp một hàng ngang Cúc ơi! Em ở đâu không về tập họp Chín bạn đã quây quần đủ mặt: Nhỏ - Xuân- Hà, Hường - Hợi - Rạng - Xuân -Xanh A truởng Võ Thị Tần điểm danh Chỉ thiếu mình em ( Chín bỏ làm mười răng được) Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng Cúc ơi em ở đâu Đất nâu lạnh lắm Áo em thì mỏng Cúc ơi em ở đâu Về với bọn anh tắm nước trong Ngàn Phố Ăn quít đỏ Sơn Bằng Chăn trâu cắt cỏ Bài toán lớp 5 em còn chưa nhớ Gối còn thêu dở Cơm chiều chưa ăn Em ở đâu hỡi Cúc Đồng đội tìm em: đũa găm, cơm úp Gọi em Gào em Khản cổ cả rồi Cúc ơi…ời…ơi! Ngã ba Đồng Lộc 25-07-1968 Yến Thanh Tác giả Yến Thanh trong một lần thăm viếng khu di tích Ngã ba Đồng Lộc LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN VIẾT LỢI Tôi chưa một lần gặp Yến Thanh, nhưng cứ tưởng tượng chân dung một Chiến sỹ Thanh niên xung phong thời chống Mỹ: “Lão” người tầm thước, dáng thư sinh và quân phục chỉnh chu, lúc nào áo cũng “đóng thùng” bên hông là chiếc xanh-tuya-rông (thắt lưng) to bản, đeo kệ nệ cái Bi đông nước, cuộn băng cá nhân, con dao găm Liên Xô và khẩu súng ngắn K54 của chỉ huy. Được sống, chiến đấu với đơn vị Thanh niên xung phong toàn là Nữ thì tay ấy số đào hoa lắm. … Thủa ấy Bộ đội và Thanh niên xung phong thường là những đơn vị độc lập. Thanh niên xung phong toàn Nữ, được biệt phái vài ba Sĩ quan Quân đội sang để chỉ huy phục vụ chiến đấu. Yến Thanh ở vị trí ấy nên đời sống Chiến sỹ ông rất sâu, sát. Với bài thơ “Cúc ơi”, người đọc không chỉ thấy sự tỏa sáng tình đồng đội mà còn hình dung thế giới nội tâm phong phú của những cô gái trẻ trong cuộc chiến đấu chống Mỹ. Hành trang vào chiến trường là cả tuổi xuân với bao ước mơ, khát vọng. Với nỗi nhớ người thân đang ở tuyến đầu chống giặc. Nhớ người mẹ hiền bên cầu ao lọ mọ, nhớ quê hương xóm làng trong những ngày sơ tán ngủ hầm… Ngay cái tít của bài thơ, tác giả đã làm người đọc thổn thức, nao nao khi nghe tiếng gọi tìm đồng đội. Những hình tượng sáng ngời vẻ đẹp của chủ nghĩa Anh hùng cách mạng, nhưng lại rất bình dị, thường nhật được người viết khắc họa: “…Về với bọn anh tắm nước trong Ngàn Phố Ăn quýt đỏ Sơn Bằng Chăn trâu cắt cỏ …” Bóng hình Thanh niên xung phong ta vẫn thường bắt gặp trong thơ ca chống Mỹ, những em gái Trường Sơn tếu táo với nhà thơ Trường Sơn Phạm Tiến Duật rằng: Họ là dân Thạch Nhọn (Thạch Kim). Ở Ngã ba Đồng Lộc, họ là những tập hợp của những nông dân, học sinh các làng quê trên đất Hà Tĩnh, sống và chiến đấu ở một cao điểm giữa vùng trọng điểm trên tuyến lửa khu Tư. Cái sống và cái chết tính bằng giây, bằng sự gan dạ, may rủi. Sau đợt bom thù, các cô lại từ hầm trú ẩn lao ra tuyến đường để đo khối lượng đất đá bị bom đào. Tìm bom chưa nổ để cắm cờ báo động, đặt thuốc nổ kích hoạt cho bom nổ. Công việc sinh tử nhưng họ vẫn vui cười, hồn nhiên. Tập xe đạp trên miệng hố bom, rủ nhau cưỡi trâu ngã chỏng gọng vẫn cười như... con gái (Phim truyện Ngã ba Đồng Lộc). “…Bài toán lớp 5 em còn chưa nhớ Gối còn thêu dở…” Nhiều người đã viết về các O, viết về cuộc chiến đấu can trường và sẵn sàng hy sinh. Nhưng bài thơ “Cúc ơi” của Yến Thanh làm rơi nhiều nước mắt của độc giả, người thăm viết Đồng Lộc nhất, bởi họ hy sinh rồi mà tình đồng đội vẫn còn: “… Tiểu đội đã về xếp một hàng ngang Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp… … A trưởng Võ Thị Tần điểm danh Chỉ thiếu mình em Chín bỏ làm mười răng được…” Nghe hướng dẫn viên thuyết trình, có ai mà không nghẹn ngào nơi cổ họng, không cầm được nước mắt bởi “Chín bỏ làm mười răng được”. Cái từ “răng” của xứ Nghệ sao mà nặng nghĩa đằm tình đến rứa ? Họ là mười trong hàng triệu Thanh niên Việt Nam ưu tú trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, mà nét đẹp là sức trẻ, lòng yêu nước, lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. “Cúc ơi”, một bài thơ tả thực với cảm xúc thực, lối cấu trúc ngôn từ giản dị, tức cảnh của người trong cuộc:… “Tự nhiên nỗi xúc động thương xót dâng trào trong tôi. Tôi chạy ra vườn nhà Ban Chỉ huy C552, ngồi cạnh hòm Cúc vừa khóc vừa viết. Tôi nhớ gì viết nấy... Viết như một ký sự tuyến lửa bằng thơ... (Tôi viết bài thơ “Cúc ơi” của Yến Thanh). Nhà thơ đã nêu bật những đóng góp to lớn, những hy sinh anh dũng của lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam bằng việc làm thiết thực, cụ thể. Âu cũng là nén tâm hương tri ân linh hồn đồng đội ở miền tiên cảnh cứ mỗi độ ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 lại về. Nguyễn Viết Lợi Hội viên Hội VHNT Trường Sơn Việt Nam ĐT: 036 8851502 Về trang trước Gửi email In trang tin tức liên quan- Lưu Bá Thịnh – Cảm nhận về bài thơ “Anh ở đâu” của Nhà Giáo, Nhà thơ Lê Hà
- Thơ Lưu Sỹ Mùi, Hội viên Hội VHNT Trường Sơn tại Thái Nguyên
- Một số tác phẩm trong chương trình Giao lưu thơ Nhân Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam của Chi hội VHNT Trường Sơn Đà Nẵng.
- "Từng bước qua cổng trời" - Thơ: Phạm Huy Liệu
- "Cô Tám gan dạ" - Thơ: Hoàng Sĩ Khiêm(120 lượt xem)
Văn học - Nghệ thuật TS
thư viện video Miền xa thẳm24.12.2024|104 lượt xem
- Câu lạc bộ VHNT Trường Sơn TP Hà Nội biểu diễn văn nghệ chào mừng kỉ niệm 80 năm thành lập QĐNDVN.
- Bác đang cùng chúng cháu hành quân
- Thông tin hội viên hội VHNT TS (78 hội viên)
Họ tên | Năm sinh | Địa chỉ |
---|---|---|
Danh sách và địa chỉ hội viên Hội VHNT Trường Sơn | ||
Nguyễn Văn Mão | 1951 | Số 9, ngõ 14, Trần Nhật Duật, p. Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An |
Nguyễn Xuân Dung | 1949 | Khối 5, p. Lê Lợi, TP. Vinh, Nghệ An |
Phạm Quốc Thịnh | 1955 | Số 03/23 Nguyễn Thiếp, P. Ngọc Trạo, TP. Thanh Háa |
Nguyễn Thị Phương Liên | 1953 | Quang Trung I, Gia Lâm, Lâm Hà, Lâm Đồng |
Nguyễn Văn Thống. | 1953 | Khu 4, Thị Trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. |
Nguyễn Thị Kim Thoa | 1959 | Khối Quyết Tiến, P. Hàa Hiếu, TX. Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. |
Lê Đức Lân | 1947 | Số 47, Đặng Thúc Hứa, P. Trường Thi, TP. Vinh, Nghệ An |
Nguyễn Văn Dụ | 1946 | 117/106B Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM |
Đàm Đình Văn | 1947 | Khu An Huy, P. Suối Hoa,TP Bắc Ninh |
- 01. Danh sách mộ liệt sỹ các tỉnh phía Nam
- 02. Danh sách liệt sỹ tỉnh Hà Tây
- 03. Danh sách liệt sỹ anh hùng và cán bộ cao cấp
- 04. Danh sách mộ liệt sỹ Hà Nội
- 05. Danh sách mộ liệt sỹ Quảng Bình
- 06. Danh sách mộ liệt sỹ tỉnh Quảng Trị
- 07. Danh sách liệt sỹ tỉnh Thừa Thiên Huế
- 08. Danh sách mộ liệt sỹ Ninh Bình
- 09. Danh sách mộ liệt sỹ Nam Định
- 10. Danh sách liệt sỹ tỉnh Thái Bình
- 1Chào bạn đọc của Trường Sơn
- 2Ngân hàng Quân đội, Công ty 207 BTTM/BQP, Công ty CPDV Tất Thành, Công ty TBĐL Hồng Hà và Truyền hình QPVN thăm Hội TSVN
- 3Hội nghị Ban Thường vụ Hội TSVN Quý III năm 2017
- 4Hội Trường Sơn
- 5Khai mạc Đại hội đại biểu Hội TS Bắc Ninh Xem tất cả
Đang online:88 Tổng truy cập:102.643.243
- Địa chỉ: Tầng 1, Trụ sở Binh đoàn 12, km 6+500 đường gom, đại lộ Thăng Long, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- ĐT: 0825205530
- Email: bantints2011@gmail.com hoặc hoitruongson@gmail.com Wesite liên kết: Binh Đoàn 12- binhdoan12.vn
Từ khóa » Bài Thơ Cúc ơi Gợi Cho Em Suy Nghĩ Gì
-
Bài Văn Về Cô Gái Ngã Ba Đồng Lộc đạt 9,3 điểm - Zing
-
“Cúc ơi” - Bài Thơ Gọi Tìm Cô Gái Đồng Lộc Bị Chôn Vùi Dưới Hố Bom
-
Tác Giả Yến Thanh Và Hồi ức Về Bài Thơ “Cúc ơi!” - Tiền Phong
-
Làm Trắc Nghiệm
-
Giúp Mình Với Cần Gấp ạ
-
CẢM XÚC VỀ HÌNH ẢNH 10 NỮ TNXP VÀ LIỆT SỸ HỒ THỊ CÚC HY ...
-
Tiểu đội đã Xếp Một Hàng Ngang Cúc ơi Em ở đâu Không Về Tập Hợp ...
-
Bộ đề Đọc Hiểu Ngã Ba đồng Lộc - TopLoigiai
-
Đáp án đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Văn 2019 Nghệ An
-
Cúc ơi Em ở đâu Thơ
-
Có Một Bài Thơ Gọi Hồn Liệt Sỹ - Reatimes
-
Chuyện Tiểu Cúc - Spiderum
-
Đồng Lộc - Nối Dài Niềm "đợi"