Yêu Cầu đối Với Cơ Quan Kiểm định Tuân Thủ Trong Quy Trình đánh Giá ...

12:41 (GMT+7) Chủ Nhật, ngày 24/11/2024 Tìm kiếm ISSN 2815 - 6056 Logo Tạp chí Ngân hàng Logo Tạp chí Ngân hàng Menu Tìm kiếm Trang chủ Công nghệ và Ngân hàng số Yêu cầu đối với Cơ quan kiểm định tuân thủ trong quy trình đánh giá nhà cung cấp dịch vụ tin cậy 05/01/2022 09:01 2.153 lượt xem Cỡ chữ Theo quy định về định danh điện tử và dịch vụ tin cậy (eIDAS) của châu Âu, chỉ có các cơ quan kiểm định tuân thủ được chỉ định bởi Cơ quan Cấp phép châu Âu (EA) có thẩm quyền đánh giá các nhà cung cấp dịch vụ muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo (QTSP). 1. Quy định eIDAS và khái niệm QTSP Quy định số 910/2014 của Liên minh châu Âu (EU) về định danh điện tử và dịch vụ tin cậy (hay còn gọi là quy định eIDAS1) mang tới một khung pháp lý hoàn chỉnh cho quy trình xác thực điện tử của mọi cá nhân, tổ chức tham gia vào giao dịch điện tử thông qua các dịch vụ tin cậy như ký số, ký điện tử, ký số cấp dấu thời gian hay xác thực trang điện tử. Theo quy định eIDAS, các tòa án hay cơ quan hành pháp của EU không thể chối bỏ các bằng chứng điện tử đã xác thực thông qua dịch vụ tin cậy chỉ vì chúng ở dạng điện tử. Nói cách khác, quy định eIDAS là bước tiến quan trọng mở đường cho sự công nhận hợp pháp của các chứng từ điện tử thay thế hoàn toàn chứng từ giấy; cho phép các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau đạt được sự đồng thuận chung về lòng tin trên môi trường điện tử. Để làm rõ các cấp độ tin cậy, quy định eIDAS định nghĩa cấp độ an toàn đảm bảo đối với các dịch vụ tin cậy cũng như nhà cung cấp dịch vụ tin cậy thông qua hàng loạt những yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật - chính sách nâng cao nhằm khẳng định cấp độ an toàn bậc nhất cho người sử dụng. Lấy ví dụ như với dịch vụ ký số, ký điện tử đảm bảo (QES), người dùng có thể tự tin ký kết các hợp đồng thương mại, chứng từ điện tử, giao dịch điện tử với các cá nhân, tổ chức trên khắp lãnh thổ châu Âu mà không lo ngại nguy cơ bị chối bỏ, giải trình, hay cung cấp các hồ sơ pháp lý không cần thiết. Tuy nhiên, mức độ an toàn, tin cậy của các dịch vụ đảm bảo phải được tuân thủ nghiêm ngặt với cơ chế kiểm định chặt chẽ. Đối với dịch vụ tin cậy đảm bảo (QTS) cung cấp bởi QTSP, các cơ chế này yêu cầu theo dõi trước và sau khi cấp chứng nhận tính tuân thủ của nhà cung cấp dịch vụ. Đối với QTSP, cơ chế kiểm định phải được thực thi trong toàn bộ vòng đời cung cấp dịch vụ, từ khi chính thức đi vào hoạt động cho đến khi ngừng kinh doanh. Trên thực tế, để đạt được danh hiệu QTSP, nhà cung cấp dịch vụ phải trải qua bài kiểm định đối với các yêu cầu về an toàn, tin cậy theo quy định eIDAS. Các bài kiểm định chỉ có thể được thực hiện bởi các cơ quan kiểm định tuân thủ được cấp phép trên danh sách tin cậy của EU. Các cơ quan kiểm định tuân thủ tiếp tục đánh giá nhà cung cấp dịch vụ sau khi cấp phép tối thiểu 2 năm/lần với báo cáo kiểm định (Conformity Assessment Report - CAR) gửi lên cơ quan giám sát của nước sở tại (Supervisory Body - SB) và Cơ quan Cấp phép châu Âu (EA). Hiện nay, quy định eIDAS đề ra 9 danh mục dịch vụ tin cậy đảm bảo, bao gồm: Dịch vụ ký số; ký điện tử đảm bảo; dịch vụ đóng dấu điện tử đảm bảo; dịch vụ xác thực trang điện tử đảm bảo; dịch vụ lưu trữ điện tử đảm bảo với chữ ký số; dịch vụ lưu trữ điện tử đảm bảo với con dấu điện tử; dịch vụ xác thực chữ ký điện tử đảm bảo; dịch vụ xác thực con dấu điện tử đảm bảo; dịch vụ dấu thời gian điện tử đảm bảo và dịch vụ vận chuyển dữ liệu điện tử đảm bảo. 2. Vai trò của kiểm định theo quy định eIDAS đối với kiểm định tuân thủ QTSP Theo quy định eIDAS, chỉ có các cơ quan kiểm định tuân thủ được chỉ định bởi EA có thẩm quyền đánh giá các nhà cung cấp dịch vụ muốn trở thành QTSP2. Các yêu cầu đối với cơ quan kiểm định được quy định tại Điều 20, Điều 21 và điểm 4 Điều 17 của quy định eIDAS, nhấn mạnh trách nhiệm và nhiệm vụ của cơ quan này, bao gồm: - Thực hiện đánh giá tuân thủ đối với nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo. - Lập báo cáo đánh giá CAR theo định dạng của EA. - Cấp chứng nhận tuân thủ hoặc thu hồi chứng nhận đối với nhà cung cấp dịch vụ. - Cung cấp báo cáo kiểm định tối thiểu 2 năm/lần cho cơ quan có thẩm quyền của EU. - Báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền ở nước sở tại. Danh sách tin cậy của EU Trust List EA là cơ quan duy nhất theo quy định số 765/2018 của EU có quyền cấp phép hoạt động cho cơ quan kiểm định tuân thủ thông qua tổ chức đại diện quốc gia (NAB), đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức giám sát chéo giữa các CAB thuộc các quốc gia khác nhau3. Nói cách khác, các cơ quan kiểm định tuân thủ thực hiện đánh giá năng lực lẫn nhau thông qua một tiêu chuẩn chung được ban hành bởi Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) có tên là ETSI EN 319 4034. Tiêu chuẩn này đóng vai trò như một khung đánh giá năng lực đối với CAB, bao gồm các hạng mục: - Khả năng xây dựng phương pháp đánh giá theo ISO/IEC 17065 về năng lực quản lý, vận hành, tính minh bạch và các yếu tố đặc thù của dịch vụ tin cậy. - Tạo cơ chế đánh giá phù hợp với một hoặc nhiều dịch vụ tin cậy đảm bảo quy định tại eIDAS dựa trên các tiêu chuẩn của ETSI hoặc CA/B Forum, hoặc các tiêu chuẩn mở rộng phù hợp với luật pháp của nước sở tại. - Đào tạo, chuẩn bị đầy đủ đội ngũ chuyên gia về pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý lưu trữ báo cáo và hậu kiểm. 3. Tiêu chuẩn đối với nhân sự của cơ quan kiểm định tuân thủ tham gia đánh giá, thẩm định hệ thống tin cậy theo quy định eIDAS Trong khi cơ quan kiểm định tuân thủ phải xây dựng, chứng minh năng lực đánh giá theo khung tiêu chuẩn ETSI EN 319 403, các nhân sự trực tiếp thực hiện đánh giá và kiểm định viên (Auditor) cũng phải đạt chứng nhận năng lực, kinh nghiệm, minh bạch trong lĩnh vực chứng thực điện tử. Về tính minh bạch, các cơ quan kiểm định tuân thủ đều trải qua các quy trình kiểm tra chéo thường niên hoặc bất chợt theo yêu cầu EA dựa trên khung ETSI EN 319 403, đảm bảo các kiểm định viên không gặp xung đột về lợi ích khi tiến hành đánh giá hoặc chịu sức ép ngoài phạm vi công việc. Đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật của ETSI và Viện Chuẩn hóa châu Âu (CEN), các kiểm định viên phải đạt các yêu cầu tối thiểu5: Cơ chế quản lý cơ quan kiểm định đánh giá theo eIDAS - Chứng chỉ kiểm định hoặc bằng chính quy về năng lực đánh giá tiêu chuẩn của ETSI/CEN được đào tạo và cấp chứng chỉ bởi cơ quan được công nhận bởi EA. - Tối thiểu 4 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin; ít nhất 2 năm đã thực hiện đánh giá liên quan đến dịch vụ tin cậy, an ninh an toàn hệ thống vật lý/hệ thống mạng cho hạ tầng khóa công khai PKI. Hạng mục đào tạo, chứng chỉ kiểm định chia làm ba cấp độ từ cơ bản, chuyên viên phụ trách đến kiểm định viên chính thức. Thông lệ quốc tế dựa trên ISO/IEC 17065 yêu cầu nhân sự kiểm định phải hoàn thành tất cả ba cấp chứng chỉ: - Cấp cơ bản: Đây là cấp độ cho phép tham gia các khóa đào tạo cấp cao, bao gồm khái niệm về định dạng điện tử, mã hóa bảo mật, ứng dụng chứng thư số - chữ ký số trong xác thực điện tử, các khung pháp lý quốc tế. - Cấp chuyên viên: Cấp độ chuyên viên cho phép nhân sự hỗ trợ các kiểm định viên trong quy trình kiểm định. Cấp độ này yêu cầu toàn bộ các hạng mục của cấp cơ bản, cùng năng lực thông thạo tiêu chuẩn an ninh nâng cao: + ETSI EN 319 401 về đánh giá rủi ro, chính sách, quy chế chứng thực, vận hành, nhân sự, phòng trừ rủi ro với nhà cung cấp dịch vụ tin cậy. + ETSI EN 319 412 về quy chuẩn Profile chứng thư số tương thích PSD2/Open Banking, áp dụng hệ mã OID trong khai báo và cấu trúc chứng thư số. + ETSI EN 319 411-1/2 về quy chế chứng thực QCP-n, QCP-l, QCP-n-qscd, QCP-l-qscd, QCP-w theo cấp độ an toàn của dịch vụ áp dụng thiết bị mã hóa bảo mật HSM. + CEN EN 419 221-5, FIPS PUB 140-2, CWA 14167-1, CWA 14167-2, CWA 14169, CWA 14170 về chứng chỉ phần cứng của thiết bị mã hóa bảo mật thực hiện lưu khóa và tạo chữ ký số từ xa. Chuyên viên có năng lực hỗ trợ quy trình đánh giá thông qua phòng kiểm thử Trusted Lab trên thế giới. + ETSI TS 119 612 đối với quy trình kiểm tra chứng chỉ, chứng nhận và cập nhật hệ thống EU Trusted List. Và các tiêu chuẩn khác theo đặc thù dịch vụ như CAB Forum Baseline & EV Guidelines (QWAC), ETSI EN 319 422 (Timestamp). - Cấp kiểm định viên: Cần hoàn thành toàn bộ các yêu cầu của cấp chuyên viên cùng năng lực xây dựng, phân tích, lập kế hoạch đánh giá theo Quy định eIDAS về dịch vụ tin cậy. Đây là cấp độ duy nhất cho phép lập báo cáo đánh giá cho các cơ quan quản lý và cấp chứng nhận tuân thủ từ CAB, bao gồm kỹ năng như: - Quy trình quản lý, lập báo cáo, và thông báo với cơ quan cấp phép (Accreditation Bodies). - Quy trình theo dõi, hậu kiểm theo ETSI EN 319 403 và hướng dẫn nhà cung cấp dịch vụ tin cậy sửa đổi các điểm chưa tuân thủ. Đối với các kiểm định viên mới hoàn thành 03 cấp chứng chỉ của cơ quan được công nhận bởi EA, tiêu chuẩn ETSI EN 319 403 quy định các kiểm định viên phải hoàn thành thêm 04 bài kiểm định dưới sự giám sát của một kiểm định viên cao cấp, với thời gian tối thiểu 20 ngày làm việc từ khâu đánh giá tư liệu, kiểm định Onsite và hoạch định báo cáo. Trên thực tế, các kiểm định viên có khả năng yêu cầu sự trợ giúp của các chuyên viên công nghệ trong quá trình phân tích và kiểm thử hệ thống phần cứng - phần mềm. Các chuyên viên công nghệ được chỉ định bởi kiểm định viên trưởng, đảm bảo khả năng tư vấn chuyên môn về danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật của nước sở tại, kiến thức sâu sắc về hạ tầng khóa công khai, các kỹ thuật tấn công - chống tấn công (Pentest), cũng như thông thạo về kiểm định sản phẩm (theo chuẩn Quốc tế ISO/IEC hoặc chuẩn châu Âu như CEN 419 221) thông qua phòng kiểm thử Trusted Lab trên thế giới. 4. Tính tuân thủ của quy trình kiểm định và các tiêu chuẩn tham chiếu quốc tế Đối với các tiêu chuẩn an ninh, an toàn hệ thống cần đáp ứng không chỉ yêu cầu của eIDAS về dịch vụ tin cậy đảm bảo mà cả các tiêu chuẩn, khung pháp lý nước sở tại, cơ quan kiểm định tuân thủ thường sử dụng các khung đánh giá thuộc tập hợp ISO/IEC 27000 (VD: ISO/IEC 27001; ISO/IEC 27002). Đặc biệt, tiêu chuẩn ISO/IEC không chỉ nhắm đến yêu cầu kỹ thuật mà còn quy định quy trình triển khai thực tế, do đó, ISO/IEC cung cấp cho các cơ quan kiểm định tuân thủ phương thức diễn giải các yêu cầu của eIDAS khi áp dụng ở một quốc gia hoặc khu vực pháp lý cụ thể. Tuy nhiên, việc đáp ứng ISO/IEC 27001 hay tập hợp ISO/IEC 27000 không thể thay thế hoàn toàn các quy định về dịch vụ tin cậy, đặc biệt là dịch vụ tin cậy đảm bảo của eIDAS. Thực tế cho thấy, các yêu cầu của hệ thống dịch vụ tin cậy trên nền tảng khóa công khai PKI (như định dạng chứng thư số, quy trình xác thực hồ sơ, thu hồi chứng thư số) không được đề cập trong ISO/IEC. Vì vậy, việc ứng dụng ISO/IEC cần được định nghĩa rõ ràng trong kế hoạch giải trình kiểm định về các thành phần của quy chế chứng thực (CP/CPS) thực hiện tham chiếu với yêu cầu của TSP/QTSP như khung tiêu chuẩn được Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu quy định tại ETSI EN 319 411-1 về chính sách vận hành (LCP, NCP, NCP+, EVCP, OVCP hoặc DVCP) và ETSI EN 319 411-2 về quy chế chứng thực (QCP-1, QCP-n, QCP-1-qscd, QCD-n-qscd hoặc QCD-w). Ngoài các đặc tính kỹ thuật, đây là hai bộ tiêu chuẩn quan trọng đảm bảo khả năng liên thông, công nhận lẫn nhau trên môi trường điện tử giữa các nhà cung cấp dịch vụ tin cậy - xác thực điện tử. 1 European Parliament and of the Council, Regulation 910/2014, September 2014. 2 European Commission, Accreditation of Conformity Assessment Bodies, Summer 2014. 3 EUR-Lex, Document 32008R0765, July 2008. 4 European Accreditation, ETSI Standard EN 319 403 published to provide Requirements for Conformity Assessment Bodies assessing Trust Service Providers (TSPs), Oct 2015. 5 ETSI, EN 319 403-1 V.2.3.1, Requirements for conformity assessment bodies assessing Trust Service Providers, June 2020. Đỗ Quang Huy (Hà Nội) Chia sẻ In trang Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu Bình luận Đóng lại ok Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập Các tin tức khác Xem tất cả Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến 21/11/2024 13:30 262 lượt xem Theo NHNN, sau khoảng 3 tháng triển khai xác thực sinh trắc học theo Quyết định số 2345, số lượng vụ việc lừa đảo mất tiền của khách hàng cá nhân và số lượng tài khoản khách hàng cá nhân có phát sinh nhận tiền lừa đảo đã giảm đáng kể. Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng 15/11/2024 08:11 569 lượt xem Ngành Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đang trải qua sự chuyển mình đáng kể nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI - GenAI). Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng 13/11/2024 08:22 590 lượt xem Ngân hàng mở thể hiện sự thay đổi trong ngành tài chính, ngân hàng, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng. Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số 09/11/2024 18:30 1.035 lượt xem Ngày 20/6/2012, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó đã quy định rõ: “Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Tác động của chuyển đổi số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 07/11/2024 08:10 1.095 lượt xem Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông, các nền kinh tế trên thế giới đang bước vào giai đoạn mới, nơi mà các hoạt động kinh tế, từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng đều được số hóa một cách toàn diện. Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật Zero Trust - Công cụ hiệu quả cho các giải pháp an ninh, bảo mật 05/11/2024 08:30 761 lượt xem Mô hình Zero Trust (tạm dịch “Không tin bất kỳ ai”) là phương pháp bảo mật mạng và hệ thống thông tin mà mọi yêu cầu truy cập vào tài nguyên nội bộ được xem xét và xác minh một cách cẩn thận, thay vì tin tưởng vào các nguồn truy cập nội bộ. Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng Đánh giá các công nghệ Big Data cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng 01/11/2024 09:15 1.203 lượt xem Thông qua việc phân tích các trường hợp ứng dụng thực tế, bài viết cung cấp một đánh giá về các công cụ hỗ trợ trong việc lưu trữ, xử lý, phân tích Big Data góp phần thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững trong ngành tài chính, ngân hàng. Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam Quản trị rủi ro trong Fintech: Kinh nghiệm quốc tế và một số bài học cho Việt Nam 22/10/2024 08:24 1.460 lượt xem Với tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các sản phẩm công nghệ mới đang trở thành nền tảng để công nghệ tài chính (Fintech) phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở 15/10/2024 09:09 1.435 lượt xem Ngân hàng mở đang trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành tài chính, mang đến nhiều cơ hội phát triển và cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua sự kết nối giữa ngân hàng và bên thứ ba. Tác động của sự phát triển Fintech đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Tác động của sự phát triển Fintech đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam 14/10/2024 14:51 3.207 lượt xem Trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu, bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ, Fintech bùng nổ đã làm thay đổi toàn bộ ngành dịch vụ tài chính. Hoàn thiện pháp lý và chuẩn hóa hạ tầng kỹ thuật: Tạo nền tảng thúc đẩy số hóa ngân hàng Hoàn thiện pháp lý và chuẩn hóa hạ tầng kỹ thuật: Tạo nền tảng thúc đẩy số hóa ngân hàng 10/10/2024 16:58 1.317 lượt xem Với những giải pháp và nỗ lực của cả hệ thống, chuyển đổi số ngân hàng đã gặt hái nhiều “trái ngọt”. Tuy nhiên, còn nhiều thách thức cản trở quá trình số hóa ngân hàng. Tăng tốc và nâng tầm chuyển đổi số ngành Ngân hàng với trí tuệ nhân tạo Tăng tốc và nâng tầm chuyển đổi số ngành Ngân hàng với trí tuệ nhân tạo 10/10/2024 16:09 1.364 lượt xem Ngành Ngân hàng đang trải qua công cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ. Ứng dụng điện toán đám mây trong hoạt động ngân hàng  - Thách thức và một số giải pháp nâng cao hiệu quả Ứng dụng điện toán đám mây trong hoạt động ngân hàng - Thách thức và một số giải pháp nâng cao hiệu quả 04/10/2024 16:27 2.115 lượt xem Điện toán đám mây đang trở thành yếu tố then chốt trong quá trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng, mang lại nhiều lợi ích vượt trội về hiệu suất, bảo mật và đặc biệt là tăng lợi thế cạnh tranh. Một số khuyến nghị trong việc tăng cường các quy định pháp luật về tội phạm công nghệ cao Một số khuyến nghị trong việc tăng cường các quy định pháp luật về tội phạm công nghệ cao 20/09/2024 13:52 2.770 lượt xem Việc bùng nổ của công nghệ số và sự phát triển nhanh chóng của không gian mạng đã tạo ra những cơ hội mới nhưng cũng đồng thời đặt ra những thách thức to lớn về an ninh mạng. Ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động ngân hàng - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả Ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động ngân hàng - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả 17/09/2024 11:29 9.073 lượt xem Blockchain là hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin được liên kết với nhau nhờ mã hóa. Ngành Ngân hàng với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là bước phát triển tất yếu, bứt phá và tăng tốc Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là bước phát triển tất yếu, bứt phá và tăng tốc 15/11/2024 21:13 Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 12/11/2024 14:09 Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng 12/11/2024 14:15 Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 11/11/2024 15:54 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 05/11/2024 16:17 Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả' 06/11/2024 16:31 Xem tất cả Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

Vàng SJC 5c

83,700

86,220

Vàng nhẫn 9999

83,700

85,600

Vàng nữ trang 9999

83,600

85,200

Ngoại tệXem chi tiết Tỷ giá - Xem theo ngày
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,150 25,502 26,092 27,523 31,263 32,592 158.81 168.04
BIDV 25,190 25,502 26,295 27,448 31,648 32,522 160.63 167.55
VietinBank 25,198 25,502 26,307 27,507 31,676 32,686 160.27 168.02
Agribank 25,200 25,502 26,225 27,408 31,448 32,511 160.54 168.04
Eximbank 25,160 25,502 26,287 27,168 31,543 32,559 161.12 166.54
ACB 25,170 25,502 26,309 27,212 31,642 32,598 160.68 167.03
Sacombank 25,180 25,502 26,294 27,267 31,555 32,708 160.81 167.32
Techcombank 25,184 25,502 26,134 27,486 31,274 32,605 157.32 169.76
LPBank 25,190 25,502 26,591 27,484 31,928 32,590 162.28 169.38
DongA Bank 25,230 25,500 26,300 27,150 31,600 32,550 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày) Lãi SuấtXem chi tiết (Cập nhật trong ngày) Ngân hàng KKH 1 tuần 2 tuần 3 tuần 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 24 tháng Vietcombank 0,10 0,20 0,20 - 1,60 1,60 1,90 2,90 2,90 4,60 4,70 BIDV 0,10 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,70 VietinBank 0,10 0,20 0,20 0,20 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 ACB 0,01 0,50 0,50 0,50 2,30 2,50 2,70 3,50 3,70 4,40 4,50 Sacombank - 0,50 0,50 0,50 2,80 2,90 3,20 4,20 4,30 4,90 5,00 Techcombank 0,05 - - - 3,10 3,10 3,30 4,40 4,40 4,80 4,80 LPBank 0.20 0,20 0,20 0,20 3,00 3,00 3,20 4,20 4,20 5,30 5,60 DongA Bank 0,50 0,50 0,50 0,50 3,90 3,90 4,10 5,55 5,70 5,80 6,10 Agribank 0,20 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 Eximbank 0,10 0,50 0,50 0,50 3,10 3,30 3,40 4,70 4,30 5,00 5,80 Liên kết website -- Chọn liên kết -- Ngân hàng Nhà nước Việt NamGiáo dục Tài chínhThời báo Ngân hàngChính phủThị trường tài chính tiền tệ Bình chọn trực tuyến Nội dung website có hữu ích với bạn không? Rất hay và hữu ích Khá hữu ích Bình thường Bình chọn Xem kết quả Kết quả Nội dung website có hữu ích với bạn không? Tổng cộng: phiếu Địa chỉ: Số 64 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 024.38354807 - 024.39392184 - 024.39392187 Email: tapchidientu_tcnh@sbv.gov.vn Website: www.tapchinganhang.gov.vn - www.tapchinganhang.com.vn Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí Ngân hàng TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ NGÂN HÀNG Giấy phép hoạt động Tạp chí in và Tạp chí điện tử số 484/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28/07/2021 Phó Tổng Biên tập phụ trách: Nguyễn Thị Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thanh Nghị Liên hệ Phát hành - Quảng cáo Copyright © 2022 Tapchinganhang.gov.vn. Bảo lưu mọi quyền Giới thiệu tòa soạn Tổng truy cập: 34.967.284 Mạng xã hội Facebook Youtube

Từ khóa » Eu Không Tuân Thủ