Yêu Cầu Thi Công Và Nghiệm Thu Lớp đệm Cát Thoát Nước
Có thể bạn quan tâm
Các bạn đã biết về yêu cầu thi công và nghiệm thu lớp đệm cát thoát nước chưa?
Hãy đọc những dòng dưới đây nhé.
Mục lục
- 1. MÔ TẢ
- 2. VẬT LIỆU
- 3. THI CÔNG
- 4. KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU
- 4.1. Trước khi thi công
- 4.2. Trong quá trình thi công
- 4.3. Kiểm tra nghiệm thu
- 5. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG VÀ THANH TOÁN
- 5.1. Xác định khối lượng
- 5.2. Cơ sở thanh toán
1. MÔ TẢ
Hạng mục này bao gồm công việc cung cấp vật liệu, nhân công và máy móc để rải và đầm lèn lớp đệm cát thoát nước trong khu vực xử lý nền đất yếu hoặc các vị trí chỉ ra trong bản vẽ thiết kế. Các quy định của mục 03100 – Đào thông thường, 03200 – Đào hố móng, 03400 – Xây dựng nền đắp, đào bỏ vật liệu không thích hợp được tham chiếu và coi như một phần Chỉ dẫn kỹ thuật của mục này.
2. VẬT LIỆU
Vật liệu dùng để thi công lớp đệm cát thoát nước có thể là cát hạt trung đến hạt thô, không lẫn sét, hữu cơ và các thành phần không thích hợp. Vật liệu ở trạng thái tự nhiên hoặc hỗn hợp sản xuất phải phù hợp với các yêu cầu sau:
– Cát phải là cát cỡ hạt trung trở lên
– Hàm lượng hạt > 0,25mm chiếm trên 50%;
– Hàm lượng hạt < 0,075mm chiếm ít hơn 5%;
– Hàm lượng hữu cơ < 5%;
– Hệ số thấm ≥ 10-4 m/s;
– Và phải thoả mãn một trong hai điều kiện sau:
+ Điều kiện 1:
+ Điều kiện 2:
Với D60, D30, D10 là kích cỡ hạt mà lượng chứa các cỡ hạt nhỏ hơn nó chiếm 60%, 30%, 10%.
Trường hợp cát dự kiến dùng cho lớp đệm cát thoát nước không thoả mãn yêu cầu trên, nếu được Chủ đầu tư chấp thuận, có thể sử dụng cấp phối cát như đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt trong Dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương (Quyết định số 2647/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2005) như sau:
– Hàm lượng hạt > 0,25mm chiếm trên 50%;
– Hàm lượng hữu cơ < 5%;
– Kích cỡ các hạt mà lượng chứa các hạt nhỏ hơn nó chiếm 85% (D85) nằm trong khoảng 1,0mm – 5,0mm;
– Kích cỡ các hạt mà lượng chứa các hạt nhỏ hơn nó chiếm 15% (D15) nằm trong khoảng 0,1mm – 0,75mm;
– Lượng lọt sàng 0,075mm < 3%;
– Hệ số thấm ≥ 0,1mm/giây.
Trước khi sử dụng cấp phối nêu trên phải tham khảo quy trình công nghệ thi công, kiểm soát và giám sát chất lượng thi công, nghiệm thu đã thực hiện tại Dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương nhằm có những giải pháp điều chỉnh kỹ thuật, công nghệ cho phù hợp. Tuy nhiên vật liệu cát dùng cho lớp đệm cát thoát nước cần phải đảm bảo khả năng thoát nước ≥ vật liệu cát dùng cho giếng cát để đảm bảo khả năng thoát nước dễ dàng từ giếng cát lên lớp đệm cát thoát nước.
3. THI CÔNG
Trước khi tiến hành thi công các hạng mục được mô tả ở mục này, Nhà thầu phải đảm bảo các hạng mục cần thiết phải thi công trước đã hoàn thiện và trước khi tiến hành thi công lớp đệm cát thoát nước, bề mặt đáy đào hoặc lớp dưới phải được chuẩn bị để tránh hiện tượng trộn lẫn giữa các vật liệu với nhau.
– Lớp đệm cát thoát nước được thi công thành 2 đợt. Đợt 1 thi công trước khi cắm bấc thấm/ giếng cát với chiều dày đảm bảo cho thiết bị thi công cắm bấc thấm/ giếng cát có thể làm việc nhưng không lớn hơn tổng chiều dày lớp đệm cát thoát nước và phải đảm bảo phần còn lại thi công đợt 2 phải có chiều dày ≥20cm.
– Sau khi thi công xong giếng cát/ bấc thấm, bề mặt lớp đệm cát phải được dọn dẹp đảm bảo chất lượng cát đệm theo đúng qui định trước khi thi công nốt phần còn lại của đệm cát thoát nước.
– Tầng lọc ngược ở phần thấm ra mái taluy của lớp đệm cát thoát nước (nếu có) phải được thi công sau khi thi công cắm giếng cát/ bấc thấm và trước khi đắp gia tải (tức là trước khi cho nước từ giếng cát thoát qua lớp đệm cát thoát nước ra ngoài).
– Lớp phủ bảo vệ lớp đệm cát thoát nước phía ta luy nền đường (nếu có) được thi công sau khi dỡ tải.
– Tuỳ theo yêu cầu được thể hiện trên bản vẽ thiết kế, lớp đệm cát thoát nước được san và đầm chặt tới độ chặt k90 theo phương pháp xác định độ chặt nền, móng bằng phễu rót cát.
– Nhà thầu phải có biện pháp thi công, đầm lèn vật liệu để đảm bảo độ chặt yêu cầu, khả năng dẫn và thoát nước của vật liệu. Bề mặt của lớp đệm cát thoát nước phải được hoàn thiện đúng theo kích thước hình học, cao độ cuối cùng như được thể hiện trên bản vẽ hoặc như chỉ dẫn của Kỹ sư Tư vấn giám sát.
– Việc thi công đắp lớp đệm cát thoát nước phải tuân theo các quy định và quy trình đắp nền đường.
4. KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU
4.1. Trước khi thi công
– Trước khi thi công Nhà thầu phải lấy mẫu, thí nghiệm theo các yêu cầu kỹ thuật ở Điểm 2 đối với mỏ dự kiến sử dụng, lập hồ sơ và trình TVGS xem xét chấp thuận. Chỉ sau khi có sự chấp thuận chính thức bằng văn bản của TVGS, thì mới được đưa cát vào công trình để sử dụng.
4.2. Trong quá trình thi công
– Trong quá thi công, chất lượng cát phải được kiểm tra thường xuyên theo các chỉ tiêu vật liệu cát thoát nước nêu ở Điểm 2 với tần xuất kiểm tra trung bình 500m3 cát thí nghiệm 1 mẫu hoặc khi thay đổi nguồn cát. Chỉ khi nào có kết quả thí nghiệm cát đạt yêu cầu như ở Điểm 2 và được sự chấp thuận của TVGS thì mới được đưa cát vào công trình để sử dụng.
4.3. Kiểm tra nghiệm thu
– Trước khi thi công phần còn lại của lớp đệm cát thoát nước (xem Điểm 3), nhà thầu phải lấy mẫu và kiểm tra lại chất lượng cát theo các qui định ở Điểm 2. Mẫu kiểm tra được lấy ngẫu nhiên dọc theo chiều dài tuyến với khoảng cách trung bình 50m/mẫu nhưng không ít hơn 3 mẫu cho một đoạn thi công liên tục. Chỉ khi nào tất cả các mẫu kiểm tra này đều đạt yêu cầu kỹ thuật như qui định ở Điểm 2 nhà thầu mới được phép thi công phần còn lại của lớp cát đệm.
– Việc nghiệm thu bao gồm chiều dày và phạm vi lớp đệm cát thoát nước, cao độ nền sau khi thi công lớp đệm cát thoát nước.
5. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG VÀ THANH TOÁN
5.1. Xác định khối lượng
– Khối lượng lớp đệm cát thoát nước sẽ được đo đạc để thanh toán bằng mét khối đã hoàn thiện theo như bản vẽ thi công đã duyệt và được Tư vấn giám sát chấp thuận. Khối lượng nằm ngoài phạm vi thể hiện trên bản vẽ hoặc nằm ngoài phạm vi do Tư vấn giám sát chỉ định sẽ không được thanh toán.
– Khối lượng không phù hợp với bản vẽ, Qui định và Chỉ dẫn kỹ thuật phải dỡ bỏ và thay thế do lỗi thi công của Nhà thầu sẽ không được đo đạc, thanh toán.
5.2. Cơ sở thanh toán
– Chỉ tiến hành đo đạc, xác định khối lượng để nghiệm thu đối với các hạng mục công việc có trong hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công được duyệt (trừ trường hợp các khối lượng phát sinh được chấp thuận của Chủ đầu tư).
– Thanh toán: Căn cứ trên khối lượng thực tế thi công đã được nghiệm thu. Thanh toán theo đơn giá trúng thầu đã được duyệt và căn cứ vào Hợp đồng giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu thi công.
– Khối lượng phát sinh được xử lý theo các qui định hiện hành.
Hạng mục thanh toán: Lớp đệm cát thoát nước
Đơn vị (m3)
Từ khóa » Tiêu Chuẩn đệm Cát
-
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9355:2012
-
Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu đệm Cát - Quang Silic
-
TCVN 11713:2017 - Gia Cố Nền đất Yếu Bằng Giếng Cát - LuatVietnam
-
Tiêu Chuẩn TCVN 9361:2012 Thi Công, Nghiệm Thu Nền Móng
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9842:2013 Xử Lý Nền đất Yếu Bằng ...
-
Hiệu Quả Của Việc Sử Dụng Lớp đệm Cát đầm Chặt Trong Xây Dựng ...
-
Tiêu Chuẩn Cát Xây Dựng Ở Việt Nam Mới Nhất 2022
-
Xử Lý Nền đất Yếu Bằng Phương Pháp đệm Cát
-
Tính Toán Thiết Kế Móng Nông Trên Nền đệm Cát
-
[PDF] Tiêu Chuẩn Ngành - Qui Trình Thiết Kế Xử Lý đất Yếu Bằng Bấc Thấm ...
-
BÁO Cáo PHƯƠNG PHÁP THAY đất (đệm Cát) - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tiêu Chuẩn Ngành 22 TCN 262:2000 Về Quy Trình Khảo Sát Thiết Kế ...
-
Yêu Cầu Về Chiều Dày Lớp Cát San Lấp