YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TỐC ĐỘ NHANH CHẬM MÁY TÍNH Laptopnew

YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TỐC ĐỘ NHANH CHẬM MÁY TÍNH

Bộ xử lý trung tâm (CPU)

Bộ xử lý trung tâm (CPU) là bộ não của hệ thống, đóng vai trò quan trọng trong việc chạy chương trình phức tạp cũng như đa nhiệm một cách hiệu quả. Tốc độ CPU chính là xung nhịp của CPU cho biết số vòng chu kì tuần hoàn của các phép tính logic mà CPU có thể thực hiện trong 1 giây. Những thông số về tốc độ xử lý (GHz/giây) của nhà sản xuất thực tế chỉ để tham khảo khi nói đến sự hoạt động hiệu quả của CPU.

Bộ xử lý trung tâm (CPU)

Một bộ xử lý 2,7 GHz hoàn toàn có thể đạt được hiệu năng sử dụng trong mỗi chu kỳ so với bộ xử lý 3,1 GHz nếu có nhiều lõi hơn hoặc có thêm những tính năng bổ sung khác giúp tăng tốc độ. Một bộ xử lý Intel i3 cùng tốc độ 2,9 GHz như bộ vi xử lý Intel i5 nhưng chậm hơn vì trong mỗi chu kỳ xoay thì hiệu suất hoạt động kém hơn.

Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM)

RAM là bộ nhớ ngắn hạn, những thông tin được ghi trên RAM sẽ mất hết sau khi khởi động lại máy.

Nhiều người thường có suy nghĩ RAM có dung lượng càng lớn thì máy càng mạnh. Điều có đó thể đúng nhưng cũng có thế sai. Thanh RAM có tốc độ xử lý cao hơn cùng với độ trễ thấp hơn sẽ xử lý nhanh hơn nhiều lần thanh RAM có dung lượng lớn hơn. Vì vậy mà các thế hệ sau của RAM đều tốt hơn về khoản hiệu năng so với đời cũ, ví dụ như DDR4 và DDR3.

Một cách giúp tăng tốc độ máy tính khác là nâng cấp RAM, hay nói cách khác là lắp thêm RAM. Tuy nhiên, sự tương thích giữa CPU và RAM mới ảnh hưởng nhiều đến tốc độ máy tính.

Ổ đĩa cứng HDD và ổ SSD

HDD và SSD là nói để chứa các dữ liệu, phần mềm. Nên tốc độ đọc và ghi của nó ảnh hưởng khá lớn đến tốc độ chung của máy tính, Laptop. Tốc độ của HDD phụ thuộc vào số vòng xoay, số vòng càng lớn thì càng nhanh. Tốc độ của SSD phụ thuộc vào cấu trúc và chất lượng của Chip nhớ bên trong SSD

Ổ SSD cho hiệu năng tốt hơn và tốc độ xử lý nhanh hơn so với HDD, máy chạy cũng êm ái hơn, tiết kiệm năng lượng và mát hơn. Tuy nhiên, giá của SSD thì cao hơn nhiều giá ổ cứng HDD.

Ổ đĩa cứng HDD và ổ SSD

Hiện nay trên thị trường có các loại SSD chính như: Single Layer Cell (SLC), Triple Layer Cell (TLC), Multiple Layer Cell (MLC).

Bộ xử lý đồ họa (GPU)

Thực chất yếu tố này không ảnh hưởng nhiều nếu nhu cầu làm việc của bạn chỉ mang tính chất cơ bản như văn phòng hay chỉ xem phim lướt web. Nhưng nếu đối với một nhân viên thiết kế, dựng phim, game thủ thì chắc chắn không thể thiếu một Card đồ họa mạnh mẽ. Một Card đồ họa lúc này cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ chung của máy tính, Laptop.

Bộ xử lý đồ họa (GPU)

GPU được thiết kế riêng giúp xử lý tác vụ đồ họa. GDDR5 tốt hơn nhiều GDDR4 và GDDR4 thì tốt hơn DDR4. Ở phân khúc cao cấp thì nên chú ý đến thông số của lõi CUDA, các loại quạt tản nhiệt, shaders cũng như thiết kế của bộ tản nhiệt (TDP).

Phần mềm

Nếu bạn đã chắc chắn phần cứng đã ổn, mọi thông số cho ra đều tốt nhưng máy vẫn chậm. Thì có đến hơn 80% là do hệ điều hành bạn đang sử dụng gặp vấn đề. Hoặc trong quá trình sử dụng, làm việc máy tính bị sinh ra nhiều rác làm giảm tốc độ máy tính, laptop.

Để cải thiện tốc độ máy tính, Laptop với phần mềm tương đối đơn giản. Bạn có thể thử cài đặt lại phần mềm, dọn rác máy tính, hoặc cài lại Windows.

Từ khóa » Tốc độ Xử Lý Của Laptop