Z SCORE / HỆ SỐ NGUY CƠ PHÁ SẢN - Chỉ Báo Đầu Tư
ĐỊNH NGHĨA
Các nhà đầu tư thường xem xét hệ số đòn bẩy tài chính (Financial leverage) để đánh giá tình hình nợ nần của doanh nghiệp từ đó quyết định mức độ rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp đó. Tuy nhiên có một chỉ số có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá tốt rủi ro tốt hơn, thậm chí có thể dự đoán được nguy cơ phá sản của doanh nghiệp trong tương lai gần. Đó chính là hệ số nguy cơ phá sản, hay còn gọi là Z score do nhà kinh tế học Hoa Kỳ Edward I. Altman, giảng viên trường đại học New York thiết lập. Hệ số này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp chứ không áp dụng cho các định chế tài chính như ngân hàng hay là các công ty đầu tư tài chính. Ở Hoa Kỳ, chỉ số Z score đã dự đoán tương đối chính xác tình hình phá sản của các doanh nghiệp trong tương lai gần. Có khoảng 95% doanh nghiệp phá sản được dự báo nhờ Z score trước ngày sập tiệm một năm, nhưng tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 74% cho những dự báo trong vòng 2 năm.Công thức tính hệ số nguy cơ phá sản:
Z score = 1,2*A1+1,4*A2+3,3*A3+0,6*A4+1,0*A5
Trong đó: A1 = Vốn luân chuyển ( = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản A2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản A3 = EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế)/Tổng tài sản A4 = (Giá thị trường của cổ phiếu*Số lượng cổ phiếu lưu hành)/Tổng nợ A5 = Hiệu quả sử dụng tài sản =Doanh thu/Tổng tài sản
Sau khi đã tính toán được hệ số Z rồi, các nhà đầu tư sẽ đối chiếu với bảng giá trị sau:
2.99<Z | Doanh nghiệp có tài chính lành mạnh |
1.81<Z<2.99 | Doanh nghiệp không có vấn đề trong ngắn hạn, tuy nhiên cần phải xem xét điều kiện tài chính một cách thận trọng |
Z<=1.81 | Doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về tài chính. |
Đối với phương pháp phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính, nghiên cứu tập trung vào phân tích các nhóm chỉ tiêu gồm: Nhóm đánh giá khả năng thanh toán (hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán hiện thời, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tình hình nợ xấu/khoản phải thu…); nhóm đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (ROA, ROE, ROS, mức tăng trưởng doanh thu, quy mô lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế…); nhóm mức độ rủi ro tài chính (hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, nợ/tổng tài sản, khả năng thanh toán lãi vay…).
Đối với phương pháp phân tích đa biệt thức trong ứng dụng mô hình Z”-score (Altman, Hartzell & Peck (1995), nghiên cứu sử dụng phương trình Z” (đã được điều chỉnh để áp dụng phân tích các ngành, lĩnh vực) với 4 biến như nghiên cứu của Altman, bao gồm: X1: Vốn lưu động/Tổng tài sản; X2: Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản; X3: EBIT/Tổng tài sản; X4: Vốn hóa cổ phần thường/Giá trị sổ sách tổng nợ.
Z’’ = 6,56 X1 + 3,26 X2 + 6,72 X3 + 1,05 X4
Nếu Z” > 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1,1 < Z” < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z” < 1,1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.
Mô hình điều chỉnh (Z” điều chỉnh) được sử dụng khi xem xét sự tương đồng giữa kết quả của mô hình Z”-score và xếp hạng của S&P.
Z” điều chỉnh = Z’’ + 3,25 = 6,56 X1 + 3,26 X2 + 6,72 X3 + 1,05 X4 + 3,25
Các hạng Mức của Hệ Số Tín Nhiệm đối với công cụ nợ dài hạn
Sưu tầm từ nhiều nguồn
Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn sử dụng Công Cụ Phân Tích
- Hướng dẫn sử dụng Amibroker
- Bài viết về Phân tích cơ bản
Từ khóa » Hệ Số Z Score
-
Z Score / Hệ Số Nguy Cơ Phá Sản
-
Hệ Số Nguy Cơ Phá Sản (Z Score) Là Gì? Hạn Chế Của Z ... - VietnamBiz
-
Hệ Số Nguy Cơ Phá Sản Là Gì? Công Thức Tính Và Điều Cần Biết
-
Mô Hình định Lượng Z-Score - Lý Thuyết Và Thực Tế | Vietstock
-
Z Score – Hệ Số Dự đoán Nguy Cơ Phá Sản Của Doanh Nghiệp - VnBiz
-
Z-Score Là Gì? Công Thức Tính Z-Score Như Thế Nào? - Finnews24
-
Hệ Số Nguy Cơ Phá Sản Z Score Là Gì? - Investo
-
Đánh Giá Dinh Dưỡng Qua Chỉ Số Z-score Suy Dinh Dưỡng
-
Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Chỉ Số Z-Score Trong Việc Nhận Diện Khả ...
-
Mô Hình định Lượng Z-Score (đánh Giá Khả Năng Phá Sản Của Công Ty)
-
Z-score Là Gì
-
Hệ Số Nguy Cơ Phá Sản (Z-SCORE) - FiinTrade
-
[DOC] Ý Nghĩa Của Altman Z-Score