Zen Garden Của Đặng Lê Nguyên Vũ Thu Vé Vào Cổng Bằng… Cây

Mới đây, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã công bố mở bán dự án Thành phố Cà phê – dự án đánh dấu bước chân đầu tiên của Trung Nguyên trong lĩnh vực bất động sản. Khác với các dự án đô thị cùng thời, Thành phố Cà phê chú trọng xây dựng tiện ích dành cho cư dân trước tiên, thay vì tập trung vào nhà ở như nhiều dự án khác.

  • Ngôi nhà được trang trí bằng len đẹp ngỡ ngàng tại Sài Gòn
  • Cầm tiền tỷ trong tay cũng khó mua đất tại vùng ven Sài Gòn
  • Lợi nhuẩn suy giảm mạnh là lý do các doanh nghiệp phía Nam “Bắc tiến”

Cùng với Bảo tàng thế giới cà phê, một trong những công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ ngày 23/1/2021 vừa qua, đó chính là Zen Garden. Theo mô tả từ Trung Nguyên, Zen Garden là “cánh cửa giúp cộng đồng, cư dân Thành phố Cà phê có thể trải nghiệm về liệu pháp chữa lành Thân – Tâm – Trí bằng nghệ thuật làm vườn”.

Với quy mô hơn 9000 m2, tất cả các loại cây được lựa chọn trồng trong vườn Zen đều là những loại cây bản địa mang dược tính chữa lành, phổ biến trong đời sống.

Vườn Zen được chia làm hai phân khu với ý nghĩa khác nhau. Vườn nhiệt đới tập trung chủ yếu các loại cây thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm, các loại dược liệu chữa lành như: kim ngân, hương thảo, mã đề, cỏ lan chi… có tác dụng thanh lọc không khí, chống ô nhiễm. Còn khu vườn Thiền với những loại cây tiêu biểu trong văn hóa và tâm thức người Việt Nam như: trúc, đa, đề, tre.. biểu trưng cho khát vọng, các đức tính của dân tộc như: sự chính trực, kiên cường với khí phách của các bậc hiền nhân quân tử…

Dựa trên triết lý kiến trúc chữa lành, địa thế không gian của vườn Zen tại Thành phố Cà phê được tuân thủ, tôn trọng nguyên vẹn địa thế tự nhiên. Các khoảng không gian mở, lối đi hẹp, quanh co, hay cả vườn đá… đều mang ý nghĩa sâu sắc giúp khách thăm quan có thể trải nghiệm về từng giai đoạn của cuộc đời mình: Có lúc rộng mở, có lúc quanh co hẹp lối, có lúc lại gặp nhiều chông gai khúc khuỷu nhưng đến cuối con đường ấy sẽ là sự bình an, hạnh phúc khi tất cả đã đi qua. Đây cũng là ý nghĩa của sự tỉnh thức mà Trung Nguyên Legend muốn gửi gắm tới cộng đồng.

Trong tuần đầu tiên khai trương, vườn Zen đã gây bất ngờ với cộng đồng, khách du lịch bằng cách bán vé bằng… cây. Theo đó, những người thăm quan cần mang theo một cây trồng cao khoảng 80cm, thuộc một số loại đã được chỉ định sẵn như cam, chanh, cà phê, điều, sầu riêng, mắc ca,… và còn nguyên trong bầu để cây tiếp tục sống sau đó.

Cách làm này phần nào chứng tỏ Trung Nguyên Legend chỉ thu vé với mục đích tôn tạo, phát triển thêm Vườn Zen chứ không phải mục đích kinh doanh.

Được biết, với mật độ xây dựng chỉ 27%, diện tích cây xanh, mặt nước chiếm tới hơn 50%, Thành phố Cà phê là đô thị có mật độ xây dựng thấp nhất Việt Nam. Trong tương lai, điểm nhấn của dự án tập trung vào việc tạo dựng nên những công trình biểu tượng, đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm thu hút đầu tư và khách du lịch.

Kiến trúc chữa lành

Kiến trúc chữa lành (healing architecture) là một trường phái kiến trúc rất phổ biến ở các quốc gia phát triển bậc nhất như Nhật Bản, Hoa Kỳ,…

Một trong những tiêu chí quan trọng của kiến trúc chữa lành là: tập trung vào thiết kế các không gian kiến trúc để thúc đẩy quá trình phục hồi, bảo vệ sức khỏe nhằm mục đích loại bỏ sự căng thẳng từ môi trường (tiếng ồn, chất lượng không khí kém…); đem đến sự thăng hoa, sáng tạo, vì sự phát triển khỏe mạnh và giàu có về Thân – Tâm – Trí của con người.

Một trong những tiêu chí quan trọng của kiến trúc chữa lành chính là không gian cần được kết nối, hài hòa với tự nhiên trong việc sử dụng chất liệu để xây dựng nhằm kết nối cảm xúc của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng khi sống, làm việc và hoạt động trong không gian ấy.

Các kiến trúc sư cần chọn những loại cây cỏ mang dược tính chữa lành để trồng; việc chọn chất liệu nào để sử dụng cho thân thiện với môi trường, bền vững với thời gian cần được quan tâm đặc biệt; và cả những yếu tố môi trường như: gió, hơi nước, ánh sáng, sự thay đổi của thời tiết bốn mùa cũng cần được hiểu rõ để không gian ấy thực sự trở thành không gian trị liệu, phục hồi và bảo vệ sức khỏe…

Từ khóa » Dự án đặng Lê Nguyên Vũ