Zona Thần Kinh ở Mắt Và Những điều Liên Quan - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Zona thần kinh ở mắt (zona mắt) là một bệnh lý có chung nguồn gốc với những zona thần kinh khác. Các triệu chứng xảy ra ở mắt cần được điều trị tích cực từ sớm để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Vậy zona thần kinh ở mắt là gì, nó nguy hiểm như thế nào và làm sao để phát hiện bệnh sớm? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.
Tìm hiểu chung
Bệnh zona thần kinh ở mắt là gì?
Zona thần kinh là bệnh lý gây ra do virus Varicella-Zoster (VZV) tái hoạt động. Khi một người mới mắc Varicella-Zoster, virus sẽ gây ra bệnh thủy đậu. Sau khi lành bệnh thủy đậu, virus sẽ trú ẩn ở hạch thần kinh gần tủy sống. Sau một thời gian, virus tái hoạt động gây ra bệnh zona thần kinh.
Có tới 20% người bị zona thần kinh xuất hiện các mụn nước ở vùng đầu.Tổn thương zona ở mắt có thể bao gồm: mí mắt, bề mặt giác mạc và kết mạc, hoặc các tổn thương sâu hơn vào bên trong nhãn cầu như dịch kính, võng mạc, màng bồ đào. Bệnh zona thần kinh mắt có thể gây ra sẹo trên giác mạc, võng mạc, gây giảm hoặc mất thị lực và các vấn đề lâu dài khác nếu không được điều trị sớm và tích cực.
Triệu chứng thường gặp
Dấu hiệu nhận biết bệnh zona thần kinh ở mắt
Triệu chứng bệnh zona thần kinh ở mắt dễ nhận biết nhất là sự xuất hiện của các nốt ban đỏ mọng nước, rất đau, mọc thành cụm ở một bên mặt. Chúng không bao giờ mọc lấn qua nửa mặt bên kia (lấy đường sống mũi làm ranh giới), trừ các trường hợp bị suy giảm miễn dịch như bệnh nhân bị HIV hay ung thư. Các nốt mụn này thường chỉ có ở mí mắt trên, trán, má, đỉnh mũi hoặc cánh mũi gây cảm giác đau rát cho bệnh nhân.
Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra các triệu chứng khác như:
- Ngứa và kích ứng mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng,
- Mụn nước mọc ở da tay, cổ
- Đau mức độ trung bình đến nặng, cảm giác bỏng rát hoặc đau nhói ở mắt, ngứa quanh mắt, đỏ mắt hoặc xung quanh mắt, chảy nước mắt
- Da cực kỳ nhạy cảm khi chạm vào
- Đau nhức mắt, đỏ mắt, nhìn mờ
Nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ bị zona ở mắt, hãy đến bác sĩ chuyên khoa da liễu hay chuyên khoa mắt để được thăm khám ngay. Không những thế, bạn còn phải gặp bác sĩ ngay khi thấy bất cứ khó chịu nào ở mắt như cảm giác bỏng rát, châm chích, nhạy cảm hơn khi sờ chạm vào vùng mắt từ trước khi xuất hiện mụn nước.
Biến chứng của bệnh zona ở mắt
Ở những bệnh nhân được điều trị tích cực khi phát hiện sớm bệnh, biến chứng ở mắt rất hiếm khi xảy ra.
Biến chứng phổ biến nhất của bệnh zona là đau thần kinh. Cơn đau có thể kéo dài vài tháng sau lần phát ban đầu tiên.
Dựa vào vị trí, zona thần kinh ở mắt được chia thành 2 loại và biến chứng khi không điều trị cũng sẽ khác nhau:
- Bệnh zona ở phía ngoài nhãn cầu: ảnh hưởng đến giác mạc, kết mạc kèm các mụn nước ngoài da trên mặt. Dạng bệnh này có thể gây viêm giác mạc, phát triển sau khi bị zona một vài tháng. Hậu quả là mất cảm giác giác mạc, sẹo, nhiễm trùng và cuối cùng có thể gây mù lòa.
- Bệnh zona ở sau nhãn cầu: ảnh hưởng đến võng mạc hoặc dây thần kinh thị giác, gọi là viêm võng mạc do virus, ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm lại cao hơn. Nó có thể làm tổn thương, tạo sẹo trên võng mạc, gây suy giảm hoặc mất thị lực. Dạng này gặp nhiều hơn ở lứa tuổi trung niên.
Ngoài ra, zona thần kinh mắt còn có thể dẫn đến viêm màng bồ đào, teo mống mắt, viêm thượng củng mạc, tăng nhãn áp… Các biến chứng này có khả năng gây mù lòa cho bệnh nhân.
Nguy cơ mắc phải
Người có nguy cơ cao mắc bệnh zona ở mắt
Bất kỳ ai từng bị bệnh thủy đậu hoặc zona thần kinh đều có nguy cơ mắc zona thần kinh ở mắt. Tuy nhiên, nguy cơ này thường tăng lên theo tuổi tác, dễ gặp phải ở những bệnh nhân trên 50 tuổi. Người ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân vì sao virus thủy đậu được kích hoạt trở lại, tuy nhiên một số nguy cơ có thể khiến bạn dễ bị zona thần kinh mắt:
- Tuổi cao
- Người suy giảm miễn dịch, ví dụ như bệnh nhân HIV, ung thư
- Căng thẳng thần kinh
- Đang dùng các thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch, ví dụ như thuốc điều trị ung thư, xạ trị hoặc hóa trị, thuốc chống thải ghép
Bệnh zona thần kinh ở mắt trở nên đặc biệt nghiêm trọng ở những đối tượng:
- Phụ nữ có thai
- Trẻ sinh non
- Người có hệ miễn dịch yếu
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chẩn đoán zona thần kinh mắt
Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác zona thần kinh ở mắt bằng cách quan sát những mụn nước đặc trưng trên mi mắt, trán, mũi, cánh mũi.
Trong trường hợp phức tạp hơn, bác sĩ có thể lấy dịch ở nốt mụn nước để làm xét nghiệm tìm virus varicella-zoster.
Bác sĩ mắt sẽ khám đầy đủ các bộ phận của mắt như giác mạc, thủy tinh thể, võng mạc… để tìm những tổn thương do virus gây ra.
Cách chữa zona thần kinh ở mắt
Sau khi được chẩn đoán xác định bệnh zona thần kinh ở mắt, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng thuốc uống kháng virus như acyclovir, famciclovir hay valacyclovir. Các loại thuốc này có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của virus, đẩy nhanh quá trình lành các vết phồng rộp, làm mờ vết ban và giảm đau hiệu quả.
Bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng virus đường uống ngay khi xác định bệnh. Nếu được dùng thuốc sớm trong vòng 3 ngày đầu kể từ khi triệu chứng xuất hiện, bạn sẽ giảm thiểu được tối đa nguy cơ hình thành biến chứng.
Trong trường hợp nhiễm zona ở các bộ phận sâu trong mắt, thuốc uống không giúp cải thiện bệnh hoặc tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tiêm. Những người này cũng cần sử dụng thuốc kháng virus tiêm tĩnh mạch cho đến khi tình trạng nhiễm trùng được cải thiện.
Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng thêm một số mẹo chữa zona thần kinh ở mắt tại nhà để giảm nhẹ các triệu chứng bỏng rát và đau do zona thần kinh ở mắt gây ra, bao gồm: đắp gạc lạnh, dùng các loại thuốc giảm đau.
Trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ sẽ cho thêm thuốc kháng sinh. Bạn phải tuyệt đối uống thuốc đầy đủ và tái khám thường xuyên theo lịch của bác sĩ.
Mắt là cơ quan nhạy cảm, vì vậy bạn không nên tự ý áp dụng những mẹo chữa zona ở mắt dân gian, rất có thể gây nhiễm trùng và mất thị lực.
Khi nào zona thần kinh mắt sẽ khỏi?
Những mụn nước do zona thần kinh ở mắt thường biến mất trong khoảng từ 1-3 tuần nhưng để lành lại hoàn toàn có thể cần đến vài tháng.
Ở giai đoạn sớm của bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi bệnh nhân vài ngày một lần. Sau khi đã khỏi các triệu chứng nhiễm trùng, bệnh nhân nên đi khám với tần suất 3-12 tháng/lần để kiểm tra các biến chứng như tăng nhãn áp, sẹo và các vấn đề có thể ảnh hưởng đến thị lực, trầm trọng nhất là mất thị lực.
Phương pháp phòng ngừa
Phòng ngừa bệnh zona thần kinh ở mắt
Tiêm vaccine là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Hãy tiêm vaccine phòng ngừa thủy đậu tiêm cho trẻ em và người lớn chưa mắc thủy đậu.
Bên cạnh đó, khi bị zona ở mắt, nhất là trong thời kỳ có mụn nước, bạn nên tránh tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và những người miễn dịch yếu. Như vậy sẽ không lây lan cho họ. Bản thân người bệnh cũng không nên dụi mắt hay chạm vào vết zona ở bất kỳ đâu trên cơ thể, nếu có thì phải rửa tay với xà phòng ngay sau đó. Bởi vết zona sẽ lan ra những vùng khác.
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc zona thần kinh ở mắt, bạn nên được bác sĩ nhãn khoa có kinh nghiệm thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Từ khóa » điều Trị Zona Vùng Mắt
-
Làm Thế Nào Khi Bị Bệnh Zona ở Mắt? - Vinmec
-
Bệnh Zona Thần Kinh ở Mắt Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Zona Thần Kinh ở Mắt: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Bệnh Hiệu Quả
-
Bệnh Zona Thần Kinh ở Gần Mắt - Những điều Cần Biết
-
Bị Zona ở Mắt Và Cách Xử Lý An Toàn Nhất
-
Viêm Mắt Do Herpes Zoster - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Zona ở Mắt Là Gì?: Nguyên Nhân, Biến Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Bị Zona Thần Kinh ở Mắt: Tình Trạng Nguy Hiểm Cần Lưu ý
-
Những Thông Tin Về Bệnh Zona Thần Kinh ở Mắt
-
Bệnh Zona
-
Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Zona ở Mắt - BookingCare
-
Bệnh Zona Mắt Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Bệnh Zona Thần Kinh ở Mắt Có Nguy Hiểm Không, Cách điều Trị?
-
Bị Zona ở Mắt Dùng Thuốc Gì để Bệnh Nhanh Khỏi, Không Biến Chứng?