Zona Thần Kinh Ở Tai Có Nguy Hiểm? Làm Sao Chữa?
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Zona thần kinh ở tai có nguy hiểm? Làm sao chữa?
Zona thần kinh ở tai có nguy hiểm? Làm sao chữa?
Đặt lịch
Zona thần kinh ở tai thường ít gặp hơn các trường hợp bệnh kích hoạt ở những vị trí khác như lưng, mặt, môi, cổ hay tay chân… Tuy nhiên triệu chứng của bệnh sẽ có phần khó chịu hơn, tổn thương có thể nằm sâu trong tai. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc kiểm soát triệu chứng cũng như đẩy lùi bệnh.
Zona thần kinh ở tai là gì? Dấu hiệu nhận biết
Zona thần kinh là bệnh do varicella zoster virus tái hoạt động gây ra, thường chỉ kích hoạt ở những người có tiền sử mắc bệnh thủy đậu. Bệnh thủy đậu mặc dù được chữa khỏi hoàn toàn thì loại virus này vẫn tồn tại ở các dây thần kinh và bị hệ miễn dịch ức chế hoạt động.
Tuy nhiên, khi được kích thích bởi các điều kiện thuận lợi, varicella zoster virus có thể tái hoạt động và gây bệnh zona.
Bệnh thường kích hoạt và làm phát sinh các tổn thương ở những vị trí tập trung nhiều dây thần kinh như mắt, môi, cổ, sau lưng hay tay chân. Mặc dù không phải là vị trí “ưa thích” nhưng tai cũng là vị trí có thể bùng phát bệnh. Lúc này, bệnh được gọi là zona thần kinh ở tai.
Cũng tương tự như với các vị trí khác, nguyên nhân chính làm bùng phát zona thần kinh ở tai chính là sự tái hoạt động trở lại của varicella zoster virus. Và những yếu tố dưới đây được cho là đã tạo điều kiện thuận lợi:
- Suy giảm hệ thống miễn dịch
- Suy nhược cơ thể, đề kháng yếu
- Căng thẳng, stress kéo dà
- Sang chấn tinh thần
- Mắc tiểu đường hay nhiễm HIV
- Phụ nữ đang trong thai kỳ
- Mắc các bệnh lý ác tính
- Chữa bệnh bằng phương pháp xạ trị
- Da đang bị nhiễm trùng
- Tác dụng phụ của các loại thuốc ức chế miễn dịch
Tham khảo thêm: Bị zona thần kinh ở môi: Cách chữa trị, chăm sóc
Có thể dựa vào các triệu chứng sau để nhận biết bệnh zona thần kinh ở tai:
- Khởi đầu là tình trạng đau nhức tai dữ dội và cảm giác rát như bị bỏng, khó chịu thường chạy dọc theo ống tai ngoài cùng vùng da ở trước và sau tai.
- Hiện tượng đau nhức có thể kích hoạt sâu bên trong tai.
- Triệu chứng đau tai thường sẽ diễn biến theo từng cơn và kéo dài trong khoảng vài ngày.
- Trong nhiều trường hợp cảm giác đau có thể lan tỏa xuống miệng và họng. Kèm theo đó là tình trạng rối loạn cảm giác ở lưỡi họng gây khó chịu khi ăn uống.
- Vùng da tổn thương sẽ xuất hiện mụn nước nhỏ mọc thành từng cụm.
- Mụn nước có chứa dịch màu vàng chanh và mọc rải rác trên các vùng nắp tai, loa tai và cửa ống tai.
- Sau khoảng ba bốn ngày, mụn nước sẽ vỡ ra và bắt đầu hình thành vảy. Vảy bong dần sẽ để lại nhiều vết sẹo trên da.
- Một số trường hợp, virus còn làm tổn thương dây thần kinh số VII gây liệt mặt.
- Nghe kém, trong tai thường xuất hiện tiếng ù, đôi khi còn bị chóng mặt, nhức đầu, sốt nhẹ và đau mình mẩy…
Bệnh zona thần kinh ở tai có nguy hiểm không?
Zona thần kinh ở tai ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như ngoại hình so với các vị trí phát sinh bệnh khác. Chính điều này đã khiến rất nhiều người bệnh chủ quan không nghiêm túc điều trị.
Thông thường, bệnh zona ở tai sẽ diễn tiến trong vòng khoảng 2 tuần là tổn thương có thể lành hẳn. Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì các vấn đề nghiêm trọng hoàn toàn có thể phát sinh.
Bệnh zona thần kinh ở tai nặng có thể phát sinh một số biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng tai:
Tổn thương kéo dài không được điều trị đúng cách sẽ dễ kích hoạt nhiễm trùng. Hệ quả là có thể làm suy giảm thính giác hay mất thính giác không phục hồi. Bên cạnh đó còn khiến cơ mặt bị suy yếu và khó giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng.
- Đau dây thần kinh:
Đôi khi cơn đau do zona vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện sau khi các mụn nước đã lành lặn. Tình trạng đau nhức còn có thể duy trì liên tục trong nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm. Đặc biệt, dễ gặp nhất ở đối tượng người cao tuổi.
Tình trạng này phát sinh khi các sợi thần kinh gặp tổn thương, phóng đại các tín hiệu đau đớn từ da lên não. Biến chứng đau dây thần kinh sau herpes thường sẽ tăng theo độ tuổi, có tới 50% trường hợp xảy ra ở đối tượng trên 60 tuổi.
- Viêm màng não:
Một số trường hợp bệnh diễn tiến nặng còn có thể phát sinh biến chứng viêm màng não rất nguy hiểm. Lúc này, người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao 39 – 40 độ, nôn ói, đau nhức đầu, rối loạn tiêu hóa… Xét nghiệm dịch tủy não sẽ giúp chẩn đoán xác định biến chứng nghiêm trọng này.
Tham khảo thêm: Bệnh zona ở tay, chân: Triệu chứng và cách điều trị
Hướng dẫn chăm sóc và điều trị khi bị zona thần kinh ở tai
Tùy thuộc vào biểu hiện nặng nhẹ của triệu chứng mà sẽ có cách điều trị phù hợp với bệnh zona thần kinh ở tai. Để nhanh chóng kiểm soát tốt triệu chứng và đẩy lùi bệnh, cần kết hợp dùng thuốc với chăm sóc tốt tại nhà. Khi bị zona thần kinh ở tai, cần điều trị và chăm sóc theo hướng dẫn sau đây:
1. Thăm khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Khi các triệu chứng của bệnh vừa mới kích hoạt, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Căn cứ vào biểu hiện triệu chứng, thể trạng của người bệnh cùng những yếu tố liên quan khác để đưa ra phác đồ điều trị bằng thuốc tương ứng.
Toa thuốc được kê có thể sẽ bao gồm một số loại sau đây:
- Thuốc kháng virus: Các loại thuốc kháng virus như Valacyclovir, Acyclovir hay Famcilovir sẽ thường được dùng trong vòng 72 giờ ngay sau khi triệu chứng kích hoạt. Nhóm thuốc này có tác dụng kìm hãm virus gây bệnh, đồng thời làm giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.
- Thuốc giảm đau: Tổn thương da do zona có thể gây sưng viêm, đau rát và sốt nhẹ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc giảm đau và giúp làm hạ thân nhiệt như Ibuprofen, Acetaminophen hay Naproxen.
- Thuốc kháng histamine H1: Trong trường hợp tổn thương gây ngứa ngáy khó chịu, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng histamine H1 như Fexofenadin, Cetirizin, Loratadin, Clorpheniramin, Diphenhydramin… Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây buồn ngủ, mất tập trung hay khô miệng trong thời gian sử dụng.
- Kem bôi Capsaicin: Capsaicin là hoạt chất có tác dụng giảm ngứa và đau tại chỗ được tổng hợp từ quả ớt. Kem bôi Capsaicin được dùng sau khi các mụn nước trên da đã vỡ và khô hoàn toàn. Sử dụng thuốc khi mụn nước mới vỡ có thể sẽ gây xót da, đau rát, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Thuốc bôi gây tê: Các loại thuốc bôi gây tê (Lidocain) thường sẽ được chỉ định sau khi tổn thương da đã lành hẳn. Lúc này, thuốc sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng đau và ngứa ngáy nhẹ.
- Thuốc kháng sinh: Với những trường hợp có bội nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
- Các loại thuốc khác: Nếu zona ở tai gây đau nhiều, bác sĩ có thể kê toa thêm một số loại thuốc khác để hỗ trợ thêm. Phải kể đến như thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc chống co giật, thuốc trầm cảm 3 vòng, thuốc chống viêm chứa corticoid…
2. Cách chăm sóc tại nhà để hỗ trợ điều trị
Bên cạnh việc dùng thuốc theo phác đồ điều trị y tế, bạn cần chú ý chăm sóc tốt tại nhà. Điều này sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng zona ở tai và làm tăng tốc độ hồi phục tổn thương.
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:
- Nên uống nhiều nước, đồng thời bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn uống nhằm tăng cường sức đề kháng. Đồng thời làm giảm triệu chứng, cải thiện miễn dịch và hỗ trợ ức chế virus gây bệnh.
- Dành thời gian nghỉ ngơi trong thời gian điều trị, cần hạn chế căng thẳng và làm việc quá sức. Tránh thức khuya, chú ý đi ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Nên giữ sạch vùng da cần điều trị, có thể dùng bông gạc thấm nước mát vô trùng để chườm đắp giúp làm giảm viêm, ngứa và sưng.
- Tuyệt đối không được dùng tay cào gãi hay chà xát lên vùng da đang bị tổn thương do virus varicella zoster tái hoạt động.
- Trong thời gian điều trị bệnh zona ở tai, nên kiêng cữ các loại thực phẩm giàu chất béo và tuyệt đối tránh sử dụng các loại thức uống có cồn.
- Trường hợp tổn thương kích hoạt sâu trong tai thường rất khó kiểm soát nên cần tránh áp dụng các mẹo điều trị dân gian để tránh làm trầm trọng thêm vấn đề.
Tham khảo thêm: Bệnh zona thần kinh ở lưng làm sao chữa trị?
Biện pháp ngăn ngừa zona thần kinh ở tai
Bệnh zona thần kinh ở tai mặc dù không diễn tiến dai dẳng nhưng có nguy cơ tái phát cao khi gặp điều kiện thuận lợi. Chính vì thế mà bạn cần chú động trong việc ngăn chặn khả năng tái hoạt động của varicella zoster virus.
Để phòng ngừa bệnh zona ở tai, cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:
- Nên chủ động đi tiêm vaccine Shingrix hoặc vaccine Zostavax phòng ngừa bệnh zona thần kinh, nhất là ở những người trên 50 tuổi. Hiện nay, vaccine Shingrix đang được ứng dụng phổ biến hơn do mang lại hiệu quả khả quan trong phòng ngừa bệnh zona.
- Ăn uống, sinh hoạt khoa học, đồng thời luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để có thể nâng cao sức đề kháng cũng như khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Tuyệt đối không tiếp xúc lên vùng da bị bệnh, cùng với đó không dùng chung vật dụng cá nhân với bệnh nhân thủy đậu hay mắc bệnh zona thần kinh.
- Giữ cho tinh thần luôn lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng thần kinh kéo dài.
- Nếu gặp các vấn đề về tâm lý, nên chủ động tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cũng như hướng dẫn điều trị.
Đừng nên chủ quan khi không may mắc bệnh zona thần kinh ở tai. Tốt nhất nên chủ động thăm khám và nghiêm túc điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.
Có thể bạn quan tâm
- Tiêm vacxin phòng bệnh zona thần kinh như thế nào đúng?
- Mẹo chữa zona thần kinh bằng phương pháp dân gian bạn nên biết
Từ khóa » điều Trị Zona Tai
-
Zona Tai - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Zona ở Tai Có Thể Gây Viêm Màng Não? - Vinmec
-
Bệnh Zona Tai: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Bệnh Zona Tai: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách ... - BookingCare
-
Bệnh Zona ở Tai | Sở Y Tế Nam Định
-
Bệnh Zona
-
Điều Trị, đề Phòng Bệnh Zona Thần Kinh Tái Phát
-
Zona ở Tai: Cách Phát Hiện Và Chữa Trị
-
Zona Tai Có Thể Gây Viêm Màng Não - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Phương Pháp Chữa Zona Thần Kinh Hiệu Quả Và Cách Ngăn Ngừa Bệnh
-
Zona Tai Có Thể Gây Liệt Mặt, Giảm Sức Nghe
-
6 Cách điều Trị Bệnh Zona Thần Kinh Tại Nhà, Bạn đã Thử Chưa?
-
Điều Trị Zona Như Thế Nào Cho đúng Cách
-
Điều Trị Chứng đau Sau Mắc Bệnh Zona Thần Kinh Bằng Các Phương ...