04 Cơ Quan Giám Sát Quyền Trẻ Em Hiện Có ở Việt Nam - Quốc Hội
Có thể bạn quan tâm
Toàn cảnh tọa đàm
Giám sát quyền trẻ em của các cơ quan Chính phủ
Theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo giục trẻ em được Quốc hội khóa XI thông qua năm 2004, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em là một cơ quan ngang bộ, đóng vai trò như một đầu mối, có vai trò trong việc điều phối các vấn đề về quyền trẻ em. Đến năm 2008, Ủy ban này giải thể, lĩnh vực về quyền trẻ em được chuyển sang Cục Trẻ em của Bộ Lao đông, Thương binh và Xã hội. Năm 2016, Luật Trẻ em được thông qua, trong đó quy định trách nhiệm chính trong việc thực hiện quản lý nhà nước về trẻ em, điều phối thực hiện quyền trẻ em vẫn là Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội.
Ngày 15/6/2017, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 856/QĐ-TTg về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về trẻ em. Chủ tịch Ủy ban là Phó Thủ tướng Chính phủ, có 03 Phó Chủ tịch Ủy ban và các Ủy viên là cơ quan thành viên của Chính phủ, đại diện lãnh đạo các đoàn thể ở trung ương. Tuy nhiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vẫn là cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về trẻ em.
Chính phủ có chức năng giám sát việc tuân thủ các luật và quy định thuộc phạm vi tổ chức theo ngành dọc. Đây là mô hình đã vận hành được nhiều năm và gắn chặt vào cơ cấu hành chính của các bộ. Cơ chế thanh tra Bộ có hiệu lực ràng buộc cao, việc thanh tra bao gồm tham vấn và tương tác trực tiếp với trẻ em.
Trao đổi ý kiến tại tọa đàm, các đại biểu đánh giá, hệ thống giám sát này có một số hạn chế khi áp dụng với việc giám sát quyền trẻ em. Trước hết, đây là giám sát mang tính chất hành chính về việc tuân thủ các quy định; chủ thể giám sát thường là các chủ cơ sở cung cấp dịch vụ, chưa lấy trẻ em là trung tâm giám sát; cơ chế này cũng chưa bao gồm cách thức phối kếp hợp với các ngành khác để giải quyết những vấn đề ngoài phạm vi của ngành mình quản lý.
Hệ thống thanh tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ lực trong việc giám sát thực hiện quyền trẻ em của Chính phủ. Tuy nhiên, vấn đề trẻ em chỉ là một nhánh nằm trong cơ cấu thanh tra chuyên ngành về trẻ em, bình đẳng giới và bảo trợ xã hội, trong khi khối lượng công việc của thanh tra ngành lao động thường rất lớn, do đó vấn đề trẻ em khó được kiểm tra một cách đúng mức.
Giám sát quyền trẻ của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội
Trong hệ thống cơ quan dân cử, Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo thẩm quyền để thực hiện quyền trẻ em; giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; phân bổ ngân sách hằng năm để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội để xem xét, đánh giá những vấn đề liên quan đến trẻ em trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện quyền trẻ em khi thẩm tra quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em.
Theo các đại biểu, ưu điểm của cơ chế giám sát này là Quốc hội có chức năng hiến định, là cơ quan giám sát tối cao đối với các hoạt động của Chính phủ về quyền trẻ em. Quốc hội có quyền rà soát các luật trước khi ban hành để đánh giá những tác động có thể có với quyền trẻ em. Bên cạnh đó, Quốc hội còn có thể thực hiện giám sát thông qua việc kết nối trực tiếp với các cơ quan dân cử tại địa phương: Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Đại biểu phát biểu tại tọa đàm
Điểm hạn chế trong việc thực hiện chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đó là: hầu hết các đại biểu Quốc hội là đại biểu kiêm nhiệm, thường có vai trò trong các cơ quan của Chính phủ nên tính trung lập thường hạn chế khi thực hiện vai trò giám sát các cơ quan của Chính phủ. Ở một góc độ khác, do vấn đề quyền trẻ em được đặt dưới một Ủy ban có phạm vi trách nhiệm trải rộng trên nhiều lĩnh vực, do đó, vấn đề trẻ em có vị trí hoạt động khiêm tốn trong công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng. Quốc hội Việt Nam cũng còn thiếu các cơ chế bắt buộc các cơ quan của Chính phủ phải thực hiện các đề xuất, kiến nghị của các đoàn giám sát, khảo sát của Quốc hội. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giám sát việc thực hiện quyền trẻ em giữa Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban còn rất hạn chế, chủ yếu dừng lại ở việc tham gia các đoàn giám sát hoặc tham gia dự án.
Giám sát quyền trẻ em của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội
Phần lớn hoạt động giám sát quyền trẻ em của cá tổ chức này được đặt dưới sự điều phối của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cơ quan này có trách nhiệm phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội, trình báo cáo và các khuyến nghị đối với Quốc hội. Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của trẻ em.
Điểm mạnh của cơ chế giám sát này là có các thiết chế tổ chức vững chắc đến tận cơ sở, nắm rõ hơn về các trải nghiệm trong cuộc sống hằng ngày của trẻ em. Đặc biệt, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam có mối quan hệ tốt với các tổ chức trong mạng lưới làm về trẻ em, có sự tham gia của các cá nhân có uy tín, chuyên môn cao nên có khả năng tư vấn về thực thi chính sách.
Một số ý kiến cho rằng, mặc dù Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể kết nối trực tiếp với các tổ chức quần chúng, nhưng trên vai trò điều phối hoặc giám sát về quyền trẻ em của Mặt trận Tổ quốc còn chưa rõ nét. Tiếp cận hiện nay của Mặt trận tổ quốc trong giám sát đa số liên quan đến các vấn đề mang tính tình thế hơn là dựa trên một cơ cấu hoạt động ổn định và chuyên biệt theo các vấn đề cụ thể. Ngoài ra, hiện nay Mặt trận tổ quốc không có một cơ cấu tổ chức chuyên biệt về trẻ em. Hoạt động của Hội Bảo vệ Quyền trẻ em còn thiếu sự ổn định, ngân sách hạn chế và hay có sự thay đổi về nhân sự.
Giám sát quyền trẻ em trong hệ thống tư pháp
Có thể nói, tư pháp là giải pháp chính khi một vi phạm về quyền trẻ em xảy ra. Ở Việt Nam, có một hệ thống hỗ trợ pháp lý đang hoạt động mà trẻ em có thể được thụ hưởng, đó là Cục Trợ giúp pháp lý của Bộ Tư pháp. Cục này có chức năng hỗ trợ pháp lý miễn phí cho các đối tượng thụ hưởng được quy định trong Luật Trợ giúp pháp lý 2017, trong đó có trẻ em.
Ở cấp tỉnh, Trung tâm trợ giúp pháp lý được thành lập và có các chi nhánh ở huyện, câu lạc bộ ở cấp xã. Các hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trẻ em cũng như tư vấn giải quyết các vụ việc.
Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, hệ thống trợ giúp pháp lý này còn ít được người dân biết đến, thiếu cán bộ tư vấn pháp lý chuyên sâu về trẻ em. Bên cạnh đó, việc thiếu tòa án chuyên biệt cho trẻ em và người chưa thành niên cũng là một thách thức không nhỏ của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về quyền trẻ em.
Các đại biểu nhận định, hệ thống giám sát quyền trẻ em ở nước ta đã trải qua nhiều thay đổi do quá trình mở cửa nền kinh tế thị trường, cải cách về bộ máy và việc tham gia sâu rộng hơn vào các tổ chức quốc tế, cũng như cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị quốc tế. Các cơ quan giám sát quyền trẻ em ở Việt Nam hiện có nhưng lại chưa có một cơ quan giám sát, bảo vệ trẻ em độc lập nào./.
Từ khóa » Cục Trẻ Em Trực Thuộc Bộ Nào Quản Lý
-
Cục Trẻ Em - Cổng TTĐT Bộ Lao động- Thương Binh Và Xã Hội
-
Cục Trẻ Em (Việt Nam) - Wikipedia
-
Top 15 Cục Trẻ Em Trực Thuộc Bộ Nào Quản Lý
-
Tổng đài điện Thoại Quốc Gia Bảo Vệ Trẻ Em Là Dịch Vụ Công đặc Biệt ...
-
Quyết định 1126/QĐ-LĐTBXH 2017 Chức Năng Nhiệm Vụ Quyền Hạn ...
-
Nghị định 18-CP Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Tổ Chức Bộ ...
-
Cơ Cấu Tổ Chức - Cổng Thông Tin Bộ Y Tế
-
PHÒNG TRẺ EM VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
-
Thanh Tra Bộ Lao động
-
Một Số Quy định Mới Về Cơ Cấu Tổ Chức Của Các Bộ, Cơ Quan Ngang ...
-
Bộ Lao động - Thương Binh Và Xã Hội Có 23 đơn Vị Trực Thuộc
-
Đoàn Cán Bộ Cục Trẻ Em Làm Việc Với Tỉnh Bạc Liêu Về Tình Hình Thực ...
-
Trang Chủ - UBND Thành Phố Hà Nội