Một Số Quy định Mới Về Cơ Cấu Tổ Chức Của Các Bộ, Cơ Quan Ngang ...
Có thể bạn quan tâm
Nghị định số 101/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
Theo đó, bổ sung quy định số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, cục, thanh tra, văn phòng thuộc tổng cục thuộc bộ như sau: - Vụ thuộc tổng cục có từ 15 đến 20 biên chế công chức được bố trí không quá 02 cấp phó; có trên 20 biên chế công chức được bố trí không quá 03 cấp phó; - Cục (trừ các cục đặt tại địa phương), thanh tra, văn phòng thuộc tổng cục có dưới 04 tổ chức được bố trí không quá 02 cấp phó; có từ 04 tổ chức trở lên được bố trí không quá 03 cấp phó; - Tổng cục được tổ chức theo hệ thống ngành dọc có cục trực thuộc đặt ở địa phương thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu cục bảo đảm bình quân mỗi cục có 03 cấp phó. Trong quá trình thực hiện sắp xếp lại tổ chức, số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị do sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định tại Nghị định 101/2020, nhưng khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác thì không được bổ sung và phải có giải pháp điều chỉnh, sắp xếp lại số cấp phó vượt quy định để bảo đảm trong thời hạn 3 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị phải thực hiện theo đúng quy định. Nghị định cũng bổ sung tiêu chí thành lập phòng và tổ chức tương đương phòng, số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng. Cụ thể, phòng thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí: Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cục hoặc được giao tham mưu về công tác quản trị nội bộ của cục. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 7 biên chế công chức trở lên. Phòng thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí: Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi cục hoặc được giao tham mưu về công tác quản trị nội bộ của chi cục. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 5 biên chế công chức trở lên. Về số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng, phòng thuộc cục thuộc bộ có từ 7-9 biên chế công chức được bố trí 1 cấp phó; có từ 10-15 biên chế công chức được bố trí không quá 2 cấp phó; có từ 16 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 3 cấp phó. Phòng thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ có từ 5 đến 7 biên chế công chức được bố trí 1 cấp phó; có từ 8 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 2 cấp phó. Nghị định số 107/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, Nghị định có quy định một số điểm mới về cơ quan chuyên môn cấp tỉnh như sau: Về cơ cấu tổ chức của Sở Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định phòng cứng gồm Văn phòng, Thanh tra và phòng chuyên môn, nghiệp vụ, còn Nghị định 107/2020/NĐ-CP chỉ quy định phòng cứng là Phòng chuyên môn, nghiệp vụ; còn đối với Thanh tra, Văn phòng, Chi cục và đơn vị sự nghiệp thì quy định “nếu có”. Nghị định 107/2020/NĐ-CP đã bổ sung quy định về tiêu chí thành lập phòng chuyên môn, Văn phòng, chi cục, đơn vị sự nghiệp như sau: - Tiêu chí thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở: + Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở; + Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III. - Tiêu chí thành lập Văn phòng thuộc sở khi: Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III. Trường hợp không thành lập Văn phòng thuộc sở thì giao một phòng chuyên môn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng. - Tiêu chí thành lập chi cục và các tổ chức tương đương thuộc sở: + Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở theo quy định của pháp luật chuyên ngành; + Được phân cấp, ủy quyền để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực; + Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 12 biên chế công chức. - Tiêu chí thành lập phòng và tương đương thuộc chi cục thuộc sở + Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi cục hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của chi cục; + Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 05 biên chế công chức. Về người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu sở - Nghị định 107/2020/NĐ-CP bổ sung quy định Người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bầu. - Bổ sung quy định Cấp phó của người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Phó Giám đốc sở) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc sở, giúp Giám đốc sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc sở vắng mặt, một Phó Giám đốc sở được Giám đốc sở ủy nhiệm thay Giám đốc sở điều hành các hoạt động của sở. Phó Giám đốc sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Bổ sung quy định số lượng phó giám đốc, cụ thể: Bình quân mỗi sở có 03 Phó Giám đốc. Căn cứ số lượng sở được thành lập và tổng số lượng Phó Giám đốc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng Phó Giám đốc của từng sở cho phù hợp. Riêng thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài tổng số lượng Phó Giám đốc theo quy định tính bình quân chung thì mỗi thành phố được tăng thêm không quá 10 Phó Giám đốc. Như vậy, theo Nghị định 107/2020/NĐ-CP thì có Sở có thể bố trí 01 Phó Giám đốc, có Sở có thể bố trí hơn 03 Phó Giám đốc sao cho đảm bảo tổng số lượng cấp phó tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh không vượt theo quy định. - Nghị định 24/2014/NĐ-CP chỉ quy định về việc bổ nhiệm trưởng, phó phòng chuyên môn thuộc Sở, không quy định cụ thể số lượng cấp phó. Nghị định 107/2020/NĐ-CP đã bổ sung quy định về số lượng Phó Trưởng phòng như sau: + Phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế công chức, phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có dưới 09 biên chế công chức và phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 08 biên chế công chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng; + Phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có từ 09 đến 14 biên chế công chức và phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 08 đến 14 biên chế công chức được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng; + Phòng thuộc sở có từ 15 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 03 Phó Trưởng phòng. - Số lượng Phó Chánh Thanh tra sở được quy định cụ thể như sau: + Thanh tra sở có dưới 08 biên chế công chức được bố trí 01 Phó Chánh Thanh tra; + Thanh tra sở có từ 08 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Chánh Thanh tra. - Số lượng Phó Chánh Văn phòng sở được thực hiện như quy định về phó phòng chuyên môn. - Số lượng Phó Chi cục trưởng thuộc sở: + Chi cục có từ 01 đến 03 phòng và tương đương được bố trí 01 Phó Chi cục trưởng; + Chi cục không có phòng hoặc có từ 04 phòng và tương đương trở lên được bố trí không quá 02 Phó Chi cục trưởng. - Số lượng Phó Trưởng phòng thuộc chi cục thuộc sở: + Phòng có dưới 07 biên chế công chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng; + Phòng có từ 07 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng. Sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của một số Sở Sở Nội vụ, bổ sung nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; tín ngưỡng. Sở Tư pháp, bỏ chức năng kiểm soát thủ tục hành chính (chức năng này đã được chuyển về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) Sở Công thương: - Bỏ quy định về tham mưu UBND tỉnh trong quản lý vật liệu xây dựng, cụ thể: Tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ vật liệu xây dựng). - Bổ sung chức năng tham mưu quản lý nhà nước về: công nghiệp hỗ trợ, tiểu thủ công nghiệp; khuyến công; dịch vụ thương mại; quản lý cạnh tranh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hội nhập kinh tế quốc tế. - Bỏ quy định về quản lý an toàn thực phẩm. Sở Tài nguyên và Môi trường, bổ sung quy định về tham mưu UBND tỉnh quản lý chất thải rắn. Sở Xây dựng, bỏ chức năng tham mưu UBND tỉnh quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. Chức năng này được chuyển cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chức năng tham mưu về quy hoạch xây dựng và kiến trúc do Sở Quy hoạch – Kiến trúc thực hiện. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đổi chức năng “dạy nghề” thành “giáo dục nghề nghiệp” (trừ các trường sư phạm). Đổi chức năng “an toàn lao động” thành “an toàn , vệ sinh lao động”; thay cụm từ “bảo vệ và chăm sóc trẻ em” thành “trẻ em” cho phù hợp với quy định của Luật Trẻ em. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bổ sung quy định: Đối với các địa phương có Sở Du lịch thì chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về du lịch do Sở Du lịch thực hiện.” Thanh tra tỉnh, bổ sung chức năng tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước về tiếp công dân. Trước đây chức năng này thuộc Văn phòng UBND tỉnh. Văn phòng Ủy ban nhân dân, bổ sung quy định chức năng về kiểm soát thủ tục hành chính; bổ sung quy định: Trường hợp không tổ chức riêng Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc thì chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ngoại vụ, dân tộc do Văn phòng Ủy ban nhân dân thực hiện. Bổ sung nhiệm vụ cho UBND cấp tỉnh - Quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng Phó Giám đốc của sở phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và các tiêu chí quy định tại Nghị định này - Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Nội vụ. - Quyết định phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, phân cấp hoặc ủy quyền cho sở và Giám đốc sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật. Điều khoản chuyển tiếp Việc sắp xếp các tổ chức thuộc sở theo tiêu chí quy định tại Nghị định này hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2021. Trong quá trình thực hiện sắp xếp lại tổ chức, số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị do sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định tại Nghị định này, nhưng khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác thì không được bổ sung và phải có giải pháp điều chỉnh, sắp xếp lại số cấp phó vượt quy định để bảo đảm trong thời hạn 03 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị phải thực hiện theo đúng quy định. Nghị định số 108/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có hiệu lực từ ngày 25/11/2020 với một số điểm mới sau đây: Nhiệm vụ quyền hạn của Phòng chuyên môn - Bổ sung quy định phòng chuyên môn có nhiệm vụ trình UBND cấp huyện dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Bổ sung quy định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công. Bổ sung quy định trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu - Nghị định 37/2014/Nđ-CP chỉ quy định người đứng đầu chịu trách nhiệm trước UBND, chủ tịch UBND và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách. - Nghị định 108 bên cạnh quy định nhiệm vụ quyền hạn của Trưởng phòng như Nghị định 37 đã bổ sung quy định: Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Quy định này đã làm nổi bật vai trò Ủy viên UBND cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể UBND theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Số lượng phó Trưởng phòng Nghị định 37 quy định số lượng phó trưởng phòng không quá 03 người. Nghị định 108 quy định bình quân mỗi phòng có 02 Phó Trưởng phòng. Căn cứ số lượng phòng chuyên môn được thành lập và tổng số lượng Phó Trưởng phòng, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cụ thể số lượng Phó Trưởng phòng của từng phòng chuyên môn cho phù hợp. Như vậy, theo Nghị định 108 thì có thể có phòng 01 phó phòng nhưng cũng có thể có phòng hơn 02 phó phòng nhưng không vượt quá tổng số lượng phó phòng so với cơ quan chuyên môn. Sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của một số phòng chuyên môn - Phòng Nội vụ: Bổ sung nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về những người hoạt động không chuyên trách ở ở thôn, tổ dân phố; tín ngưỡng. - Phòng Tư pháp: Bỏ chức năng kiểm soát thủ tục hành chính; không còn nêu chức năng quản lý bồi thường nhà nước mà đưa vào các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật. - Phòng Tài nguyên và Môi trường: Bổ sung chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: đo đạc và bản đồ; biến đổi khí hậu. - Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội: Sửa đổi chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về "dạy nghề" thành "giáo dục nghề nghiệp". - Phòng Văn hóa và Thông tin: Bổ sung chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thông tin điện tử. - Phòng Y tế: Bỏ chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời bổ sung quy định: Trường hợp không tổ chức riêng Phòng Y tế thì chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực y tế do Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thực hiện. - Thanh tra huyện: Bổ sung chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiếp công dân theo quy định của pháp luật. - Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: Bổ sung chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính. - Phòng Kinh tế: Bổ sung chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chống thiên tai. - Phòng Kinh tế và Hạ tầng: Bổ sung quy định: Đối với các huyện có tốc độ đô thị hóa cao thì Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định việc tổ chức 02 phòng chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều này (Gồm Phòng Kinh tế và Phòng quản lý đô thị). - Phòng Dân tộc: Nghị định 108/2020/NĐ-CP quy định cụ thể Phòng Dân tộc được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau: + Có ít nhất 5.000 người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển; + Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại. Trường hợp không tổ chức riêng Phòng Dân tộc thì chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực dân tộc do Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thực hiện. Bổ sung nhiệm vụ của UBND cấp huyện - Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định việc thành lập hoặc không thành lập và kiện toàn tổ chức các phòng cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương, bảo đảm không tăng số lượng phòng. - Quyết định cụ thể số lượng Phó Trưởng phòng của từng phòng. - Quyết định phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã và phân cấp hoặc ủy quyền cho phòng và Trưởng phòng (Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.
Tin tức liên quan
- Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý (23/09/2024 )
- Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ trợ giúp pháp lý được giao tại Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 09/5/2024 của Chính phủ (01/07/2024 )
- Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 10/2023/TT-BTP sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2017/TT-BTP, Thông tư 12/2018/TT-BTP trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý (14/01/2024 )
- Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 (12/01/2024 )
- Quyết định số 110/QĐ-CTGPL ngày 16/11/2023 về việc phân công công tác của Lãnh đạo Cục Trợ giúp pháp lý (11/12/2023 )
- Quy định trợ giúp pháp lý trong trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (08/05/2023 )
Danh mục
- Tin tức hoạt động
- Hoạt động của cục
- Hoạt động của địa phương
- Hoạt động khác
- TGPL ở cơ sở
- Thông tin điều hành
- Hướng dẫn nghiệp vụ
- Nghiên cứu trao đổi
- Nghiên cứu về TGPL
- Vụ việc điển hình
- Kinh nghiệm quốc tế
- Hợp tác quốc tế về TGPL
- Văn bản pháp luật về TGPL
- Báo cáo về công tác TGPL
- Thông tin ấn phẩm
- Nghiệp vụ
- Nghiệp vụ về tổ chức và hoạt động TGPL
- Nghiệp vụ về đánh giá chất lượng vụ việc
- Hoạt động phối hợp liên ngành
Video phóng sự TGPL
Từ khóa » Cục Trẻ Em Trực Thuộc Bộ Nào Quản Lý
-
Cục Trẻ Em - Cổng TTĐT Bộ Lao động- Thương Binh Và Xã Hội
-
Cục Trẻ Em (Việt Nam) - Wikipedia
-
Top 15 Cục Trẻ Em Trực Thuộc Bộ Nào Quản Lý
-
04 Cơ Quan Giám Sát Quyền Trẻ Em Hiện Có ở Việt Nam - Quốc Hội
-
Tổng đài điện Thoại Quốc Gia Bảo Vệ Trẻ Em Là Dịch Vụ Công đặc Biệt ...
-
Quyết định 1126/QĐ-LĐTBXH 2017 Chức Năng Nhiệm Vụ Quyền Hạn ...
-
Nghị định 18-CP Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Tổ Chức Bộ ...
-
Cơ Cấu Tổ Chức - Cổng Thông Tin Bộ Y Tế
-
PHÒNG TRẺ EM VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
-
Thanh Tra Bộ Lao động
-
Bộ Lao động - Thương Binh Và Xã Hội Có 23 đơn Vị Trực Thuộc
-
Đoàn Cán Bộ Cục Trẻ Em Làm Việc Với Tỉnh Bạc Liêu Về Tình Hình Thực ...
-
Trang Chủ - UBND Thành Phố Hà Nội